Những tác dụng và tác hại của cây nha đam

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Kim liên, 23 Tháng ba 2019.

  1. Kim liên

    Bài viết:
    1
    [​IMG]

    Trong dân gian, nha đam (hay lô hội) là phương làm lành da tự nhiên rất hữu hiệu. Khi thoa một lớp gel lên da, các vết thương do bị bỏng, phồng rộp, côn trùng cắn và mẩn ngứa sẽ nhanh chóng được hồi phục. Hơn nữa, chất nhầy trong gel (phần thịt) của lô hội có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da, giúp da dễ đàn hồi và giảm các nếp nhăn.

    Gel của chúng còn có tác dụng kích thích sự tổng hợp các collagen và sợi elastin, giúp ngăn chặn sự hủy hoại của da khi bị lão hóa. Trong quá trình chăm sóc da, tác dụng của nha đam với da mặt nhờ chất gel giúp se khít lỗ chân lông, giảm mụn một cách hiệu quả.

    – Làm dịu mát da: Đầu tiên, không thể không kể đến tính chất dịu mát và thanh nhiệt của cây nha đam. Chính nhờ đặc tính này, mà nhiều quý ông đã dùng nó như một loại gel và kem để làm giảm cảm giác đau rát sau mỗi lần cạo râu.

    – Tái tạo da: Thay bằng việc sử dụng những loại mỹ phẩm đắt tiền, muốn "sở hữu" một làn da mềm mịn và trắng hồng tự nhiên, bạn hãy dùng nha đam như một loại thần dược dành cho phái đẹp.

    Bôi nha đam lên mặt và rửa sạch sau vài phút, làm đều đặn mỗi ngày và cảm nhận sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc uống nước ép nha đam cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Và cũng xin nói thêm rằng, nha đam là loại "mỹ phẩm thảo dược" không gây kích ứng da.

    – Tạm biệt nếp nhăn: Nha đam chính là phương đặc trị nếp nhăn. Lấy nha đam bôi lên mặt, nhựa nha đam sẽ nhanh chóng thẩm thấu và thấm sâu vào tận các "ngõ ngách" trong da. Làm tăng độ ẩm, tạo độ căng cho da, mang đi những tế bào chết và tái tạo tế bào mới.

    – Đối với đôi môi nứt nẻ: Mùa hanh khô đang đến gần, đôi môi gợi cảm của bạn đang phải "đương đầu" với những mối nguy do tiết trời hanh khô gây ra. Bạn đừng quá lo lắng và bối rối, hãy dùng nhựa nha đam bôi lên môi để "tìm lại" bờ môi mọng đỏ như trái dâu tây.

    – điều trị mụn: Nha đam có khả năng tiêu diệt mụn và các tế bào chết, thu hẹp các lỗ chân lông và cho bạn một làn da săn chắc. Hãy dùng nha đam bôi ngay vào nốt mụn khi phát hiện ra nó, để ức chế quá trình phát triển.

    – Đối với ánh nắng mặt trời: Các minh chứng khoa học đã cho thấy rằng, nha đam có khả năng "bảo vệ" bạn, đặc biệt làn da nhạy cảm của bạn dưới tác động của các tia cực tím dưới ánh nắng mặt trời UVA và UVB (UVA và UVB là các tia cực tím cực kỳ độc hại, tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư da).

    – Khắc phục chứng khô mắt: Có Công dụng của nha đam giúp ngăn ngừa chứng khô mắt, do tiếp xúc nhiều giờ với ánh nắng mặt trời và tiếp xúc với máy tính cường độ lớn. Đơn giản, hãy lấy phần cùi của cây nha đam đắp lên mắt trong vòng vài phút.

    – Phục hồi mái tóc hư tổn: Do việc sử dụng nhiều loại hóa chất sẽ khiến mái tóc bạn trở nên xơ cứng, thô ráp và xuất hiện nhiều gàu, để tìm lại "sức sống" cho mái tóc, bạn hãy làm theo cách sau đây: Trộn nha đam với sữa tươi và bôi lên tóc khoảng nửa giờ trước khi đi tắm. Hãy kiên trì thực hiện và cảm nhận hiệu quả bất ngờ.

    * Những tác dụng phụ của nước ép Nha đam

    1. Dị ứng da

    Sử dụng gel Nha đam trong thời gian dài có thể gây dị ứng da như viêm, mày đay và đỏ mi mắt. Các tác dụng phụ khác trên da bao gồm khô, cứng, phát triển các nốt tím và nứt nẻ. Hơn nữa, bôi gel và ra nắng có thể gây phát ban và kích ứng hoặc đỏ và bỏng da.

    2. Hạ đường huyết

    Nha đam có liên quan đến hạ đường huyết và do đó bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng hơn khi dùng Nha đam.

    3. Các biến chứng khi mang thai và cho con bú

    Cả gel hoặc nhựa Nha đam đều có thể không an toàn cho bà mẹ mang thai và cho con bú khi ăn phải. Lý do là Nha đam có thể kích thích các cơn co thắt tử cung và gây ra các biến chứng như sẩy thai, và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Trong trường hợp đang cho con bú, việc uống nước ép Nha đam có thể ảnh hưởng đến em bé.

    4. Độc với gan

    Liều cao của Nha đam có thể dẫn đến viêm gan. Sự hiện diện của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycosides, anthraquinon, anthone, lectins, polymannans và acetylated mannans trong Nha đam có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan và dẫn đến tổn thương gan.

    5. Suy thận

    Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc (Digoxin, thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu) và có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài. Nhựa Nha đam cũng có liên quan đến suy thận. Vì vậy, người có vấn đề về thận nên tránh uống Nha đam.

    6. Mất cân bằng điện giải

    Tiêu thụ một lượng lớn nước ép Nha đam có thể gây ra yếu vận động, tiêu chảy và đau bụng dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.

    7. Khó chịu dạ dày

    Một trong những tác dụng phụ của việc uống nước ép Nha đam là cảm giác khó chịu ở dạ dày. Nhựa Nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Tránh uống nước ép Nha đam, đặc biệt là nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về dạ dày.

    8. Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng

    Nếu bạn có bất kỳ bệnh đường ruột nào, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, tránh uống nước ép Nha đam vì nhựa Nha đam gây kích ứng ruột.

    9. Bệnh trĩ

    Nếu bị trĩ, tránh uống nước ép Nha đam vì nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.

    Lưu ý: Nha đam có thể ảnh hưởng đến người phải phẫu thuật. Trong và sau phẫu thuật, Nha đam có thể ảnh hưởng đến đường huyết và cản trở kiểm soát đường huyết. Nếu sắp phải phẫu thuật, hãy ngừng sử dụng Nha đam hai tuần trước phẫu thuật.

    Vì vậy mọi người hãy chú ý khi sử dụng nha đam một cách phù hợp nha vì không có gì là tốt hết đâu ạ
     
    LieuDuongkimnana thích bài này.
    Last edited by a moderator: 23 Tháng ba 2019
Trả lời qua Facebook
Đang tải...