Những quy tắc nên dạy con gái để phòng vệ cho bản thân

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Lạc Tiêu Di, 27 Tháng mười một 2022.

  1. Lạc Tiêu Di

    Bài viết:
    19
    Trong xã hội ngày nay, mọi vấn đề có thể xảy ra bất cứ lúc nào, con cái luôn được bố mẹ lo lắng và quan tâm sát sao. Việc con mình bị bắt nạt, ăn hiếp hoặc thậm chí là tấn công về thể xác xảy ra thường xuyên. Cuộc sống hàng ngày luôn đe dọa con trẻ bất cứ lúc nào. Vậy làm cha mẹ cần trang bị cho con cái mình nhưng kỹ năng gì để con có thể tránh được những mối nguy hiểm luôn rình rập. Wedo – Wegood chia sẻ dưới đây là những quy tắc bố mẹ dạy con gái bảo vệ cơ thể mình

    1. Nguyên tắc vệ sinh cá nhân

    Ngay từ nhỏ bố me hãy dạy con tự đi vệ sinh được, đưa ra nguyên tắc "KHÔNG NHÌN, NGÓ" con trong lúc đang đi vệ sinh và trong lúc tắm để con biết rằng đó là một việc riêng tư cần được tôn trọng. Hãy cho con biết được những việc nên và không nên ngay con nhỏ. N ếu bố mẹ đi công tác phải để con ở nhà ông bà thì dặn con sẽ chỉ được ngủ cùng bà, không ngủ cùng ông hoặc thành viên nam khác (như chú, cậu) dù là người thân thuộc. Và hôm sau đón con, bố mẹ nên hỏi "Tối qua con ngủ như thế nào?"

    Hình thành cho trẻ thói quen ngay còn nhỏ là việc mà cha mẹ phải nên làm, từ tầm 3 tuổi trở đi, việc tắm rửa con có thể tự làm được. Con thường không tự kì được phần lưng phía sau thì bố mẹ có thể mua loại bông kỳ lưng dạng dài rất mềm có bán ở các siêu thị để con tự làm dần. Khi tắm xong, bố mẹ dạy con về "chỗ kín đáo" để thay quần áo, không thay quần áo ở chỗ đông người, lộ thiên (như phòng khách, dù là người nhà đi chăng nữa)

    2. Tự bảo vệ bản thân khi không có người thân bên cạnh

    Hãy để con luôn biết được nguy hiểm luôn rình rập cuộc sống của con và con phải cách bảo vệ bản thân khi không có người thân bên cạnh. Cha mẹ có thể nhắc nhở con gái không bao giờ ngồi trong lòng ai đó, kể cả chú/bác của mình, trong bất kỳ tình huống nào, đặc biệt khi con 3 – 4 tuổi trở lên

    3. Giáo dục con qua sách báo

    Cha mẹ nên mua nhiều sách, truyện, tài liệu tham khảo về cơ thể người, giáo dục giới tính và cách bảo vệ bản thân

    Không chỉ bố mẹ đọc mà còn định hướng, hướng dẫn cho con. Với lứa tuổi của mình các con phải hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính là như thế nào.

    Trẻ con luôn thích chơi trò đóng vai và với cách xưng hô kiểu người lớn, như vợ chồng thì không được và đôi khi lại tiềm ẩn những rủi ro

    4. Cho con tham gia các hoạt động tập thể

    Luôn cho con tham gia các câu lạc bộ, các chương trình dã ngoại.. khi con tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, hoặc tập thể thao, dạy con tránh mặc trang phục hở hang và làm lộ cơ thể

    5. Làm bạn với con

    Cha mẹ hãy luôn dành thời gian trò chuyện với con mỗi ngày sau khi đi học về. Nếu con có sự khác biệt (ít nói hơn, rụt rè) hãy cố gắng thấu hiểu để tìm ra nguyên nhân. Làm bạn với con là điều mà các bậc làm cha mẹ nên duy trì trong suốt quá trình con trưởng thành

    6. Dạy con nói không

    Đặt ra các tình huống và chơi trò chơi giả định, xem con sẽ phản ứng/trả lời như nào.

    Ví dụ:

    Đặt tình huống hôm nay con đi công viên, các bạn đang xếp hàng vào xem thì bạn nam phía sau giật váy, con sẽ làm như thế nào?

    Hôm nay cả nhà đi siêu thị, có một chú đứng gần con và đặt tay lên vai con, con sẽ làm gì nhỉ?

    Với những tình huống như vậy sẽ cho con biết cách giải quyết vấn đề như thế nào?

    7. Dạy con là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình

    Việc chăm sóc cho gia đình, con cái là nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong gia đình, mọi người hãy luôn bắt tay vào công cuộc nuôi dạy và giáo dục con. Cùng nhau chia sẻ các kiến thức, bài báo, cuốn sách về giáo dục, nuôi dạy con, không chỉ giữa vợ chồng mà với cả ông bà

    8. Nhận diện cảm xúc của con

    Ngay từ nhỏ cha mẹ cần dạy con gọi đúng tên những cảm xúc như sợ, buồn, lo lắng.. Điều này khá quan trọng vì khi trẻ biết diễn tả cảm xúc bằng tên gọi cụ thể sẽ giúp bố mẹ "phát hiện" ra nhiều điều sau đó

    9. Nhận diện dấu hiệu không an toàn từ sớm

    Cơ thể con sẽ phát ra các tín hiệu để con biết khi nào đang trong tình trạng hoặc cảm xúc "không an toàn" để tránh xa hoặc lại gần người quen như: Con thấy run, con thấy vã mồ hôi, tim đập nhanh.. Đưa ra list các các "đụng chạm tốt – đụng chạm xấu" và trao đổi với con thường xuyên.

    10. Khuyến khích con chia sẽ bí mật với bố mẹ

    Để làm được điều đó, bố mẹ phải là người thường xuyên tương tác, trò chuyện, kiên nhẫn và thấu hiểu con. Cha mẹ hãy luôn chú ý đến dấu hiệu sinh lý của con, ngoài các dấu hiệu bất thường về cảm xúc, bố mẹ nên để ý các hành động lạ của con

    Và cuối cùng cha mẹ hãy luôn lặp lại việc giáo dục và nhắc con. Sẽ có lúc con lỡ quên nên thi thoảng bố mẹ nói chuyện lại với con, nhắc lại con những điều lưu ý trên để "thuộc bài" thật kỹ thật sâu. Cha mẹ luôn cập nhật thông tin theo từng mốc độ tuổi phát triển của con để có những định hướng phù hợp
     
    LieuDuong, Ngọc Thiền SầuTiên Nhi thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...