Những phương trình hóa học cần nhớ để ăn trọn điểm 10 trong năm học khối 8

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Trâm NTT, 10 Tháng năm 2022.

  1. Trâm NTT

    Bài viết:
    27
    Tình trạng của học sinh lớp 8:

    Mình nhớ ngày xưa mình thường bảo: "Mong lên lớp 8 để học môn hóa ghê". Thế nhưng, liệu đời có như là mơ khi thực tế đang có rất nhiều bạn bước chân vào khối 8 gặp tình trạng là TẸT môn hóa chỉ vì không biết cân bằng phương trình hóa học không? Nếu mới chỉ học lớp 8 thui mà bạn đã mất gốc hóa rùi thì làm sao mà sống sót qua ngày khi lên lớp 9 được. Thế nên, nếu bạn đang là học sinh khối 8 gặp vấn đề về việc giải phương trình hóa học thì bài viết sau đây mình sẽ tổng hợp lại những kiến thức trọng tâm về PTHH của lớp 8 để bạn tham khảo nhé!

    Bài viết sau bao gồm các phần

    + A. Hướng dẫn sơ lược các bước giải phương trình

    + B. Các công thức giải phương trình thường gặp lớp 8



    A. Hướng dẫn sơ lược các bước giải phương trình:

    Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học

    Ví dụ: Cho Phophorus cháy trong bình chứa Oxygen. Tìm chất sản phẩm

    - Chuyển chữ thành công thức hóa học :P + O2 ->

    Bước 2: Tìm sản phẩm (phía dưới mình sẽ nói chi tiết hơn)

    - Tuy nhiên bất kể công thức nào cũng phải nhớ rằng để tạo ra một chất từ những nguyên tố hóa học thì mình cần tìm hóa trị của những nguyên tố hóa học đó

    - Trong một công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tử này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia

    A
    x B y (Với hóa trị của A là a, hóa trị của B là b

    Theo quy tắc hóa trị ta có: A. X = b. Y

    Bước 3: Cân bằng phương trình

    - Làm cho hệ số của các nguyên tử ở vế phải bằng với vế trái

    B. Các công thức giải phương trình thường gặp lớp 8:


    1, Oxygen (O 2 ) tác dụng với kim loại và phi kim


    - Oxygen + kim loại/ phi kim --> basic oxide/acidic oxide

    Ví dụ: 4 P + 5O2 --> 2P 2 O 5

    C + O2 --> CO 2

    3Fe + 2O2 --> Fe 3 O 4

    2, Điều chế Hydrogen (H 2 )

    - Kim loại + H2 SO4 / HCl --> kim loại SO4 / kim loại CL + H2

    Ví dụ: Fe + H2 SO4 --> Fe SO4 + H 2

    2Al + 6HCl--> 2AlCl 3 + 3H 2 Zn + H2 SO4 --> ZnSO 4 + H 2
    Mg + 2HCl--> MgCl 2 + H 2

    3. Hydrogen (H 2 ) tác dụng với Basic oxide

    - H2 + oxit kim loại --> kim loại + H2 O

    Ví dụ: CuO + H2 --> Cu + H2 O

    Fe2 O3 + 3H2 --> 2Fe + 3H2 O

    ZnO + H 2 --> Zn + H2 O



    4, Điều chế Oxygen (O 2 ) và phản ứng phân hủy


    - Này thì mình phải học thuộc nghen, có mấy cái à cố lên ^^!

    Ví dụ: 2KMnO4 --> K2 MnO4 + MnO 2 + O 2

    2KClO3 --> 2KCl + 3O 2

    5, Nước (H 2 O) tác dụng với các chất

    a. Nước (H 2 O) tác dụng với kim loại


    - Kim loại + H2 O --> dung dịch base + H2

    Ví dụ: 2Na + 2H2 O --> 2NaOH + H2

    2K + 2H2 O --> 2KOH + H2


    Ba + 2H2 O --> Ba (OH) 2 + H
    2

    Ca + 2H2 O --> Ca (OH) 2 + H2

    b. Nước (H 2 O) tác dụng với basic oxide


    - Basic Oxide + H2 O --> dung dịch base

    Ví dụ: Na2 O + H2 O --> 2NaOH

    K2 O + H2 O --> 2KOH

    BaO + H2 O --> Ba (OH) 2

    CaO + H2 O --> Ca (OH) 2


    c. Nước (H 2 O) tác dụng với acidic oxide


    - Acidic Oxide + H2 O --> acid


    Ví dụ: CO2 + H 2 O --> H 2 CO 3

    SO2 + H 2 O --> H 2 SO 3

    P2 O5 + 3H 2 O --> 2H
    3 PO 4

    N2 O5 + H 2 O --> 2HNO 3




     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...