Đạo diễn: Tăng Quốc Cường Phát hành: 25 tháng 10 năm 2019 (Trung Quốc) Diên viên chính: Châu Đông Vũ (Trần Niệm) Dịch Dương Thiên Tỉ (Lưu Bắc Sơn) nguồn ảnh: Internet Trần Niệm là một học sinh có thành tích tốt ở trường, ước mơ thi đậu vào trường có tiếng, mẹ bị người ta lừa bán hàng kém chất lượng rồi lại đi làm xa, người bạn cùng lớp Hồ Tiểu Điệp tự tử Trần Niệm tới đắp áo che cho người bạn - > trở thành đối tượng bi bắt nạt. Được Lưu Bắc Sơn bảo vệ nhưng có lần cậu xảy ra chuyện không thể tới theo sau bảo vệ Trần Niệm -> bị bắt nạt (cắt tóc, xé quần áo, đánh đập, quay clip). Ngụy Lai vì lo sợ Trần Niệm báo cảnh sát vì hành vi của mình nên đã có ý hối lộ tiền để Trần Niệm m lặng nhưng lại không thành Ngụy Lai cứ bám theo sau nói muốn làm bạn nhưng lại nói đến chuyện mong Trần Niệm nhận tiền để trả nợ cho mẹ=> quá tức giận Trần Niệm đẩy Ngụy Lai từ trên bậc thang cao xuống dưới-> Ngụy Lai chết. Lưu Bắc Sơn nhận tội thay Trần Niệm-> bị cảnh sát Trịnh phát hiện nói dối sau khi thi đại học xong -> Trần Niệm đầu thú. ".. Cháu không cần. Ở đây không cần kết bạn" "Sau khi thi đại học ta sẽ thành người lớn nhưng không có tiết học nào dạy chúng ta làm người lớn" "Mẹ em từng nói, làm người lớn có một điểm tốt đó là trí nhớ kém cho nên chuyện gì cũng không để trong lòng, dù sao cũng sẽ quên" Lưu Bắc Sơn: Một tên lưu manh đầu đường xó chợ, bị cha mẹ bỏ rơi. Tiểu Bắc đồng ý bảo vệ Trần Niệm nhưng không may hôm ấy cậu gặp chuyện phải ở lại đồn cảnh sát đến khi cậu về đã quá muộn. Từ ngày Trần Niệm đến cậu như cảm nhận được chút ấm áp. Cậu nhận tội thay Trần Niệm mong Trần Niệm có một cái kết đẹp, cậu thấy mình không còn gì để mất nữa. "Trần Niệm, cậu là người đầu tien hỏi tôi có đau không." "Tôi không là gì cả, không có não, không tiền, cũng không có tương lại, nhưng mình thích một người mình mong người ấy có cái kết đẹp" "Chỉ cần cậu thắng mình mới không coi là thua" Hồ Tiểu Điệp (Trương Nghệ Phàm) bạn học cùng lớp của Trần Niệm, bị bạn bè bắt nặt (ném giấy vào người, quay clip lại) bị ép bức tới mức tự tử. "Họ luôn bắt nạt mình, sao các cậu không làm chút gì đó?" → một lời cầu cứu cũng như một lời trách khứ sự yếu đuối của mình và bạn bè-> cũng cho thấy sự bất lực của Tiểu Điệp và Trần Niệm Lý Tưởng (Trương Diệu) Trong khi cả lớp cười nhạo và coi thường Trần Niệm nhưng trong lớp chỉ có cậu là đứng về phía Trần Niệm nhưng cậu lại koong dám lên tiếng. "Cậu ấy quá yếu đuối không nên bị đám người đó ảnh hưởng" TN: "Người yếu đuối không chỉ có cậu ấy, mà còn có cậu có mình" → Sự lạnh lùng đến bất lực trong từng câu nói, cũng là lời tự an ủi trong đó là sự sợ hãi Ngụy Lai (Châu Dã) sống trong một gia đình khá giả rất sợ bố mẹ, là con ngoan từ nhà ra ngoài ngõ, thành tích học tốt ở lớp. Bị lệch lạc về tư tưởng-> lấy trò bắt nạt bạn làm niềm vui. Dù có nhiều thành tích nhưng Ngụy Lai vẫn trượt đại học và phải thi lại, vì chuyện này bố mẹ đã không nói chuyện với cô 1 năm-> Đặt quá nhiều kỳ vọng đến mức áp đặt con. Luôn giả vờ trước cha mẹ nhưng thậy ra lại làm và nói ra những câu nói, hành động lạnh lùng tới đáng sợ. "Hồ Tiểu Điệp chết cha mẹ cậu ta sẽ nhận được một số tiền bồi thường lớn" -> chê bai gia đình Tiểu Điệp Hai người bạn của Ngụy Lai: Ngày cảnh sát hỏi về việc Hồ Tiểu Điệp chết và Trần Niệm bị bắt nặt họ chối còn nói Tiểu Điệp và Trần Niệm bị vậy là đáng. Bị đuổi học nhưng vẫn được đi thi đại học vì họ còn trẻ nên cho họ một cơ hội → sau cùng Từ Miểu có một công việc (làm nails) còn người kia thì vẫn ngang bướng chắc cuộc sống của cô ta cũng không tốt (cảnh phim chiếu đến cô đỡ một người đàn ông sau mèm). Mình không đồng tình với những việc làm sai trái của các bạn. Phụ huynh Cha mẹ của những bạn theo cùng Ngụy Lai: quỳ gối xin thầy giáo, mắng đánh con ngay ở trường học Cha mẹ của Ngụy Lai: Luôn coi mình là đúng, nói chuyện khinh thường, luôn tin tưởng vào sự dạy dỗ con của mình. Vì chuyện Ngụy Lai thi lại cha mẹ đã không nói chuyện với cô 1 năm. Mẹ của Trần Niệm: Bị người ta lừa bán hàng kém chất lượng không thể mãi ở nhà nên đã chuyển đi cùng những người bán hàng khác để Trần Niệm một mình ở nhà. Bà luôn tin tưởng vào Trần Niệm có thể thi vào trường có tiếng ở Bắc Kinh thì gia đình mới thoát khỏi cảnh nghèo khó. Những lúc Trần Niệm mệt mỏi gọi điện thoại cho mẹ, bà luôn an ủi động viên Trần Niệm bà nói về cuộc sống tương lai tốt đẹp-> vừa an ủi Trần Niệm vừa an ủi mình. Cha mẹ của Lưu Bắc Sơn: Năm Tiểu Bắc 13 tuổi cha cậu bỏ đi, mẹ cậu ở bên một người đàn ông khác nhưng rồi ông ấy cũng bỏ bà ấy vì cậu, cuối cùng bà ấy bỏ lại cậu rồi rời đi → sự vô trách nhiệm Gia đình và cách cha mẹ giáo dục con đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trưởng thành. Hãy thông cảm với hoàn cảnh của người khác, đừng giữ im lặng, đừng trở thành những người vô cảm, đừng làm theo những điều xấu làm người khác tổn thương, làm điều xấu sẽ không có một kết cục tốt đẹp. Thầy giáo: Người luôn bảo vệ (khi ở trường) -> sự hạn chế khi bước ra khỏi trường thầy không thể dõi theo em từng bước để bảo vệ em, an ủi Trần Niệm nhưng cuối cùng thầy cũng bị nhà trường sa thải trước khi đi thầy căn rặn Trần Niệm "Em phải tin rằng mình làm đúng. Trên đường đi sẽ luôn có bóng râm nhưng ngửng đầu lên em sẽ luôn thấy ánh mặt trời ." -> ở cảnh cuối phim trên đường đưa một em học sinh về Trần Niệm đi dưới bóng râm ngước nhìn lên mặt trời mỉm cười. Cảnh sát Trịnh Dịch (Doãn Phưởng) : M ột người luôn theo đuổi lẽ phải. Cảnh sát Trịnh luôn bảo vệ Trần Niệm → vẫn có sự giới hạn khi anh không thể ngày ngày bên cạnh Trần Niệm được nên đã để số điện thoại của mình cho Trần Niệm dặn khi nào găp nguy hiểm phải gọi cho anh. "Sau khi tốt nghiệp trường cảnh sát anh lại thích ngủ em biết vì sao không? Vì có một số việc một số người anh không muốn thấy" → sau khi đưa Trần Niệm đến gặp Lưu Bắc Sơn (Trần Niệm nhận tội) -> anh liền đi ngủ. ".. ánh mắt động vật hoang giã trước khi bị giết chúng vẫn dùng ánh mắt ngây thơ.." -> chỉ Ngụy Lai TN "Tại vì trong lòng chúng sợ mới dùng ánh mắt đó để nhìn thể giới này" "Trưởng thành giống như nhầy cầu, nhắm mắt lại cái gì cũng không suy nghĩ, nhảy xuống sông có cát có đá, có cả vỏ hến, chúng ta đều trưởng thành như thế" Mặc dù cấp trên khuyên nên từ bỏ vụ án này vì Lưu Bắc Sơn đã nhận tội họ cũng không có bằng chứng nhưng Trịnh Dịch không từ bỏ mà theo đến cùng. Sau khi Trần Niệm thi đại học anh đến nhà Trần Niệm chúc mừng cô, anh giúp Trần Niệm giải quyết khúc mắc trong lòng (Trần Niệm thừa nhận việc đẩy ngã Ngụy Lai khiến Ngụy Lai chết) cũng là cứu cuộc đời cô sau này. "Nếu có người thay em ấy ngồi tù oan mấy chục năm thì cuộc đời của em ấy sau này coi như bỏ rồi" Có lẽ Trần Niệm cũng nhận ra trưởng thành không phải là sau khi thi đại học mà nó là sau khi dám nhận lỗi và chấp nhận chịu hậu quả của việc mình gây ra.