I. TÂY TIẾN 1. "Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng.." (Vũ Thu Hương – Vẻ đẹp văn học cách mạng) 2. ".. Tây Tiến – tượng đài bất tử về người lính vô danh" (Vũ Thu Hương) 3. "Tây Tiến là bài thơ nổi tiếng nhất của Quang Dũng. Nó như cánh cửa dẫn dắt anh bước vào làng thơ cách mạng. Như mối duyên ràng buộc, bài thơ gắn bó với người làm ra nó đến mức nói đến Quang Dũng là người ta nhắc đến bài thơ Tây Tiến và ngược lại" (Trần Lê Văn) 4. "Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn" (Đinh Minh Hằng) 5. "Đọc Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng" (Xuân Diệu) 6. Nhà thơ Quang Dũng độc đáo một cách hồn nhiên, ông cứ sống tự nhiên như chim trên trời, cá dưới nước mà thành độc đáo. Bài thơ "Tây Tiến" hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn của người tiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân lý lớn nhưng cũng đồng thời đón nhận một gian nan lớn. (Nhà thơ Vân Long) II. VIỆT BẮC 1. "Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình - chính trị.. Bài thơ là khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ." (Trần Đình Sử) 2. "Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần" (Chế Lan Viên) 3. ".. Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình rất đỗi trữ tình.." (Xuân Diệu) 4. "Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề Thơ Tố Hữu chín rộ, không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người, Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa chí tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc.." (Xuân Diệu) 5. "Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi." (Tố Hữu – "Nhà văn nói về tác phẩm") 6. "Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên." (Xuân Diệu – "Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu") 7. "Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ" (Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959, Đặng Thai Mai) 8. "Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những con người mới của thời đại." (Bình luận văn học, 1964, Như Phong) 9. ".. Việt Bắc là kiệt tác của Tố Hữu mà cũng là kiệt tác của thơ cách mạng, thơ ca kháng chiến.." (Nguyễn Đức Quyền) III. ĐẤT NƯỚC 1. "Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự đồng hiện những gì gần gũi nhất, thân thương nhất của mỗi con người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai; trong thời gian và không gian, trong lịch sử và truyền thống văn hóa.." (Vũ Quần Phương) 2. "Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam.. Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa nên một Đất Nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống, một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam. 3." Nếu như trong thơ Nguyễn Đình Thi, hình ảnh đất nước hào hoa, kiêu hãnh, lãng mạn và tràn đầy sức sống thì trong thơ Nguyễn Khoa Điềm hình ảnh đất nước lại giàu có về văn hóa, là sức mạnh của chân lý. "(Huy Văn) 4.".. Một Đất Nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài, cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê, để dần dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất Nước trong chính tâm hồn họ.. ". (Trần Đình Sử- Đọc văn học văn) 5." Thơ Nguyễn Khoa Điềm chứng tỏ anh có một vốn sống già dặn, một vốn tri thức khá phong phú và một cảm quan nhạy bén. Thơ anh có những liên tưởng độc đáo, những bất ngờ thú vị trong sự dẫn dắt và diễn đạt. "(Vũ Tuấn Anh) 6." Nguyễn Khoa Điềm viết những câu thơ này bằng tất cả kinh nghiệm của một người lăn lộn trong phong trào đấu tranh của thanh niên thành thị miền Nam. Nhà thơ đã thay mặt thế hệ của mình nói lên những suy nghĩ của mình với tinh thần công dân, với nhiệt huyết tuổi trẻ. Nó cũng là câu trả lời cho câu hỏi chính trị về sự trường tồn của đất nước. Đất nước trường tồn là nhờ tinh thần của những con người sẵn sàng cống hiến xương máu của tuổi trẻ, biết sống có trách nhiệm với thời đại và đầy khát vọng vì tương lai lâu dài của Đất nước. "(Lê Văn Huấn) 7." Nguyễn Khoa Điềm không bắt đầu thơ mình từ sách vở, từ phòng văn mà từ hiện thực cuộc sống chiến đấu của nhân dân, đất nước. "(Mai Quốc Liên) IV. SÓNG 1.".. Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng trăm dáng vẻ của thơ tình yêu. Thơ tỏ tình, thơ mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì thất tình.. Sóng là bài thơ giãi bày và chiêm nghiệm.. "(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn). 2." Xuân Quỳnh viết bài này "bợm" thật! "(Nhà thơ Vũ Cao, Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội) 3." Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời.. " 4." Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở "(GS TS Trần Đăng Suyền) 5.".. Sóng là một bài thơ xinh xắn, trong sáng.. "(Nguyễn Đăng Mạnh) 6." Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh"