Những nhận định văn học hay sâu sắc

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngọc Minh Khuê, 27 Tháng mười 2021.

  1. Ngọc Minh Khuê

    Bài viết:
    16
    Một bài văn hay sâu sắc, được thầy cô chú ý không phải là một bài ăn trơn tru, mượt mà, mà là một bài văn thật sự có nhiều ý tưởng nhiều nhận định hay táo bạo, sau đây tổng hợp tất cả những nhận định hay về văn học mà bản thân mình đã sưu tầm. Các bạn cùng xem nhé.

    MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VĂN HỌC HAY.

    1. Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ. (Dostoevski)

    2. Điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi. (Albert Schweitzer)

    3. Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. (Pauxtopxki)

    4. Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người. (Nadimetlicmet)

    5. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó. (Bêlinxki)

    6. Văn học là nhân học (M. Gorki)

    7. Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn. (Thạch Lam)

    8. Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. (Pautopxki)

    9. Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương. (Bạch Cư Dị)

    10. Văn chương gây ra cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. (Hoài Thanh)

    11. Nói đến nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả. (Nguyễn Đình Thi)

    12. Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng nột cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng.. Nó làm cho người gần người hơn. (Đời Thừa – Nam Cao)

    13. Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. (Pautopxki)

    14. Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả. (Nguyễn Đình Thi)

    15. Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. (Nguyễn Văn Siêu)

    16. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay.. Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.. (Nguyễn Tuân)

    17. "Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn." (Thạch Lam)

    18. Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung. (Lêonit Lêonop)

    19. Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình. (Ivan Tuốc Ghê Nhiép)

    20. Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả.. Nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ (Sê – Khôp)

    21. Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn. (M. L. Kalinine)

    22. "Thơ là thể loại văn học có độ hàm súc cao, là sự dồn nén cảm xúc đến mức" cô đúc "để rồi phát nổ bằng một hình thức ngôn từ" tổng hợp kết tinh "có vần hoặc có điệu. Thơ phản ánh hiện thực cuộc sống mà hiện thực ấy" đã được ủ thành men và bốc lên đắm say "đến mức si mê trong tâm hồn thi sĩ". (Chế Lan Viên)

    23. "Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy" (Tố Hữu)

    24. "Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ" (Maiacopxki)

    8. "Một câu thơ hay là một câu thơ giàu sức gợi" (Lưu Trọng Lư)

    25. "Thơ là tiếng nói của tri âm" (Tố Hữu)

    26. "Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một phát minh về một hình thức, một khám phá mới về nội dung" (Leonit Leonop)

    27. "Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào". (Claudio Magris – N. Văn Ý)

    28. "Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp" (Nguyễn Tuân)

    29. "Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi" (Puskin)

    30. "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại." (Leptonxtoi)

    Cảm ơn các bạn đã xem bài viết của mình, chúc các bạn học tốt.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...