Tại sao bị nhiệt miệng? Nhiệng miệng là 1 trong những nỗi sợ của mỗi người khi gặp phải. Chúng khiến chúng ta khó khăn hơn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng, giao tiếp.. Vậy nhiệt miệng là gì? Tại sao bị nhiệt miệng? 1. Nhiệt miệng là gì? Nhiệt miệng là hiện tượng xuất hiện những vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm cạnh má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu. Vết loét này có thể tự lành và không để lại sẹo, thường tồn tại từ 7- 10 ngày, nhưng làm cho ta thấy khó chịu, đau rát. 2. Tại sao bị nhiệt miệng? Theo quan điểm dân gian, nhiệt miệng thường là triệu chứng xuatas hiện khi cơ thể bị nóng trong hoặc sử dụng đồ nóng quá nhiều. Nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng chưa được tìm hiều chính xác. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố được cho là có liên quan đến vết loét, gồm: - Hệ miễn dịch suy yếu - Stress - Dị ứng với đồ ăn: Socola, phô mai, các loại hạt, trái cây có múi - Sự xâm nhập của virus và vi khuẩn - Thay đổi nội tiết tố (chu kì kinh nguyệt) - Tổn thương miệng - Dinh dưỡng chưa hợp lí 3. Nhiệt miệng biểu hiện như thế nào? Trong miệng xuất hiện một hoặc vài đốm trắng to 1-2 mm, đốm tắng này to dần ra, hơi mọng nưới. Khoảng 3-5 ngày sau đó, đốm trắng này vỡ ra, tạo nên những vết loét. Vết loét này to dần, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng, giao tiếp hàng ngày của chúng ta Vết loét này đỏ sưng, đau, khó chịu đặc biệt là khi ăn uống, hoặc khi chải răng. Khi viêm cấp, vết loét này tấy đỏ, nặng hơn có thể gây sốt cao, nổi hạch, ăn uống khố khăn Khi vết loét chuyển sang màu trắng, là 1 dấu hiệu của bệnh bắt đầu giảm 4. Làm thế nào để chữa nhiệt miệng? - Thông thường, với những vết viêm nhiễm nhẹ, chỉ cần ăn uống hợp lí, bổ sung các sinh tố nhóm B, vitamin C, vitamin A - Có thể sử dụng thêm kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng - Nhưng đôi khi, có những vết nhiễm trùng nặng, vết thượng dưới hàm, kem theo các triệu chứng làm bản thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng, cần đến gặp bác sĩ để có những biện pháp, cách điều trị hợp lí, khoa học Một số biện pháp giảm nhiệt miệng tại nhà - Súc miệng nước muối, tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét, khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại - Súc miệng với nước khế chua, nước ép cà chua sống, nước cốt cùi dừa - Bôi mật ong: Kích thích các mô phát triển, vết loét sẽ nhanh bình phục - Các chất chát: Trà xanh, trad khô, quả sung.. giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi - Uống nước đỗ đen, rau má: Do nguyên nhân nhiệt miệng được cho là nóng trong - Không sử dụng các gia vị, cay nóng, gừng, tiêu.. Hạn chế các loại mắm, thịt chó.. 5. Làm thế nào để ngừa nhiệt miệng? Nhiệt miệng dù gây đến những cảm giác đau rát, khó chịu. Nhưng không phải không có cách phòng ngừa húng. - Để ngừa nguy cơ nhiệt miệng, cần tránh làm tổn thương niêm mạc khi đánh răng, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tránh stress - Vệ sinh răng iệng tốt, súc miệng nước muối mỗi ngày - Trong những ngày nắng nóng, dù mệt mỏi, không muốn ăn, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể - Ăn món luộc, rau, củ, trái cây.. hạn chế đồ xào, cay nóng - Bổ sung vitamin hợp lí bằng các loại rau quả tươi Kết luận: Dù không nguy hiểm, nhưng nhiệt miệng khi xuất hiện vẫn có những ảnh hưởng đến cơ thể. Trong trường hợp vết loét kéo dài hơn khoảng 2 tuần, không khỏi thì nên gặp bác sĩ để có những can thiệp kịp thời, khoa học.