NHỮNG NGƯỜI CÂM LẶNG Thể loại: Hiện đại, đời thường. Tác giả: Moon Giới thiệu: Bấm để xem Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Kia, một cô gái sống và lớn lên tại Mỹ. Những con người đi qua đời, sự trắc trở, bài học hay hạnh phúc nhỏ nhoi mà cô trải nghiệm trong cuộc sống từ bé cho đến lớn.
Chương 1: Về quê nhà. Bấm để xem Atlanta. 2026. Tôi, Kia Swayze, sinh ra tại một thành phố biển vắng lặng trong tiểu bang Ohio, ít người biết đến. Năm lên 4, bố tôi kiếm được một công việc tại bang Washington, cả nhà chúng tôi dọn đến ở. Sau khi cả bố và mẹ bị thất nghiệp một thời gian, đáng buồn thay đứa em trai bé bỏng của tôi đã qua đời vì căn bệnh viêm phổi, khi chỉ mới 1 tháng tuổi. Không chịu đựng nỗi cảnh tang thương của gia đình, bố bỏ mẹ con tôi để đến nơi khác làm ăn, mẹ tôi không hề níu giữ. Khoảng thời gian ấy bà ngoại và các dì của tôi thay phiên nhau đến sống, động viên mẹ tôi dũng cảm vượt lên nỗi bất hạnh mà tiếp tục nuôi nấng tôi. Họ khuyên mẹ nên đem tôi trở về lại quê sống. Khi thời gian cũng bào mòn đi những mất mác không ngơi nghỉ, mẹ tôi quyết tâm ở lại Washington một thời gian. Vào năm 2008, khi nước Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính khiến mẹ tôi bị sa thải khi đang làm thư ký cho một văn phòng bảo lãnh. Thất nghiệp, mẹ quyết định đưa tôi về quê nhà sinh sống, không may ông tôi đã mất được 2 tháng. Lúc ấy tôi được 10 tuổi. Là một đứa con gái khá dị, tôi rời trường học để di chuyển đến nơi khác trong tâm trạng háo hức, tôi không có gì để phải luyến tiếc dù rằng sẽ bị bỏ lỡ một năm học, vốn dĩ tôi ghét trường học và bạn bè đồng trang lứa. Trước khi rời đi một ngày, mẹ tôi tổ chức tiệc linh đình để tiễn biệc tất cả bạn bè, hàng xóm tại Washington, bà có vẻ lưu luyến nơi này hơn tôi. Bà càng nhiều bạn lắm bè bao nhiêu thì tôi càng ít bấy nhiêu. Phải mất một ngày để đóng gói đồ đạc trước khi lên đường và 6 tiếng lái xe về quê. Thành phố vẫn còn rất thưa dân và hoang dã, không biết mẹ tôi sẽ thích nghi với nơi đây như thế nào. Khi còn chưa đến nơi, tôi đã ngửi thấy mùi hơi đất quen thuộc. Chúng tôi phải băng qua hai dãy đất trồng cam của ông bà ngoại trước khi thật sự về đến nhà của họ. Thoang thoảng trong gió là mùi cam của những quả đang chín mọng. Những người làm công trong vườn cam đã vắng hơn xưa, lưa thưa còn lại khoảng chục người, họ nhìn theo khi thấy xe chúng tôi chạy ngang qua, những gương mặt nhập cư từ Mehico và Châu Phi chiếm phần nhiều, ông bà ngoại xây một nông trại nhỏ ở gần đấy cho họ sống, số còn lại sống tại nơi khác. Chúng tôi đến nơi vào khoảng 4 giờ chiều. Quang cảnh quen thuộc chẳng khác xưa, ánh nắng vàng tuyệt diệu còn vắt vỏng dọc bờ tường bị phủ rêu xanh. Bầy chó lùn tịt không biết nơi nào chạy ùa ra khắp sân toang sủa ỏm tỏi, phần nhiều là giống Corgi. Mẹ tôi không xuống mà ngồi trên xe bấm còi inh ỏi. Một lát sau thì bà ngoại bước ra, cười rạng rỡ, trông bà cũng không khác xưa ngoài mái tóc bạc trắng và mập mạp hơn, bà vẫn phúc hậu như bà tiên. Lùa bọn chó sang một bên, bà khiến cho chúng ngoan ngoãn nghe theo lời bà. Bây giờ mẹ tôi mới dám bước ra. Bà ngoại lớn tiếng gọi tên ai đấy, chốc lát sau một người đàn ông Latin to lớn bước ra, người lấm lem bụi bẩn. Ông nói: - Tôi đang dở tay sửa cái ống khói, để tôi đỡ một tay. Rồi ông ấy mang toàn bộ hành lý vào nhà giúp chúng tôi. Bà ngoại dẫn chúng tôi vào trong nhà, bọn chó thì cứ cuốn quýt chạy sát sau chân bà. Vừa bước vào nhà, cái mùi hương quen thuộc ấy lại dấy lên, mùi bánh táo nướng từ thuở bé xen lẫn sáp thơm, cả mùi mức cam, hiện trưng đầy trên bàn. Phòng khách rộng rãi, sạch sẽ song hơi cũ kỹ. Khi hai mẹ con được sắp xếp phòng ốc ở tầng trên thì các chị giúp việc đã chuẩn bị sẵn một bàn ăn trong nhà bếp. Nơi đây vẫn là một thiên đường. Thật tuyệt khi được chiêu đãi các món ăn hấp dẫn sau đoạn đường dài. Bữa ăn thịnh soạn bày biện tươm tất và bắt mắt: Măng tây nướng, vịt hun khói, rau trộn, súp, bánh mì và tất nhiên món tráng miệng vẫn là mức cam. Hai người dì bước từ ngoài vào, chào hỏi chúng tôi thân thiết. Đấy là Tiana và Ray, dì Tiana là chị và Ray là em của mẹ tôi. Sau khi ăn uống no nê, họ chỉ cho chúng tôi đến một căn phòng tại tầng 3, đối diện phòng của dì Ray. Quang cảnh bên ngoài khá đẹp với hàng dây leo bám sát tường, chúng như muốn nhào cả vào trong phòng và nằm trĩu nặng xung quanh cửa sổ, nhưng ai đấy đã ngăn chận sự sang lấn của chúng bằng cách tỉa tót, cắt gọt nhiều để lộ ra quang cảnh bên ngoài. Tuy vậy tôi vẫn muốn kiếm cho mình một không gian riêng. Tôi nói thế thì mẹ bảo: - Muốn thì con tự tìm! Tôi dùng cả buổi chiều để tham quan khắp mọi ngóc ngách trong căn nhà, cuối cùng đã tìm cho mình một chỗ lý tưởng ngay dưới chân cầu thang, gần nhà bếp. Đấy là một chiếc giường xếp nhỏ với bộ nệm sọc bỏ trống, vì trước đây bọn chó hay leo lên nằm ngủ cho nên tôi phải nhờ người giúp việc giặt giũ và phơi khô. Ở đây tôi có thể thỏa thích nhìn ngắm các chú chó đùa giỡn hay ngủ êm trong mùi bánh nướng. Khi tôi đang ăn tối với bà ngoại và các dì thì mẹ tôi vẫn còn đang ngủ, chắc bà ấy mệt lắm vì phải lái xe liên tục trong hàng giờ. Sau bữa ăn, tôi được thưởng thức một ly cacao nóng hổi. Trời dần tối, ai đấy bật sáng hai cột đèn ở ngoài sân và dưới hiên nhà, màu vàng óng xen lẫn với màu xanh đậm của bầu trời trông thật tuyệt. Nơi tôi ngủ có một cái cửa sổ nhỏ treo khung ren màu kem, lúc nào cũng đóng chặt, tôi phải nhắt một ghế leo lên thì mới có thể nhìn ra bên ngoài nhưng tôi chưa muốn xem vội. Tôi dắt một chú Corgi rảo bước khắp nơi, từ trong nhà ra đến ngoài sân. Trời đang rất lạnh, tôi với lấy chiếc áo da của ai đang treo trên móc mặc vào, rồi ra ngoài. Ánh trăng sáng bẳng cả một khoảng sân, tôi đến nơi một chiếc ghế gỗ và ngồi xuống, thích thú ngắm nhìn những bông hồng được trồng thẳng tắp đang run rẩy trong bóng đêm sau mỗi một ngọn gió heo hút thổi qua. Trong 2 tiếng đồng hồ, tôi ngồi rét run để thật sự trãi nghiệm tần tượng hết mọi vẻ đẹp ở nơi này, chỗ nào cũng được chăm chút kỹ lưỡng và sạch sẽ. Tôi dùng đá khắc lên cây gỗ sồi tên của mẹ và tôi, cùng ngày tháng năm bên dưới. Giờ cũng đã khuya, cơn buồn ngủ bắt đầu lang mang khắp cơ thể khiến tôi mệt rã. Tôi trở về chốn của riêng mình, ai đấy đã thay bộ chăn nệm gối bằng vải caro cam, mùi thơm nhè nhẹ còn ủ lại trên vải, ba cái bông dại tôi hái hồi chiều thì họ cũng bỏ vào một lọ gốm với những hoa tiết li ti được khắc ở thân, đặt ngay ngắn trên chiếc bàn cạnh giường. Tôi nở một nụ cười đầy cảm kích và tự nhủ: - Thật chu đáo quá! Đặt lưng xuống giường, tôi nhanh chóng chìm ngay vào giấc ngủ mê man, không còn nhận thức thêm được gì nữa. Trong giấc ngủ, tôi mơ màng thấy một luồng ánh sáng dịu nhẹ hắt qua ô cửa đang đóng kính. Rồi tiếng đồng hồ cúc cu ngay giữa phòng khách chợt kêu vang, khiến tôi tỉnh giấc. Lồm cồm ngồi dậy nhìn ra ngoài, trời vẫn còn tối om như mực. Tôi mò mẫm vào nhà bếp, mở tủ lạnh lấy một chai nước cam ra uống. Bỗng nhiên mớ lông mềm mềm nào đấy chạm vào chân, khiến tôi giật mình nhìn xuống, ồ!.. thì ra bé mèo mun lông dài đây mà. Ban ngày tôi thấy nó cứ chợt ẩn chợt hiện, nhưng xem ra cũng thân thiện lắm. Khi tỉnh táo rồi, tôi ra giữa phòng khách, nhìn lên chiếc đông hồ cũ kỹ, thứ đã đánh thức tôi. - Chỉ mới có 3 giờ 15 thôi! Tôi tự nhủ. Nhưng khi không thể dỗ mình trở lại giấc ngủ nữa, thì tôi lại kiếm một chiếc ghế, đặt dưới khung cửa sổ nọ, trèo lên và ngó ra ngoài. Tôi thấy vài đốm sáng lấp lánh, nơi bên ngoài cửa sổ ở phía xa cách chỗ chúng tôi tầm 10 mét. Một căn nhà nhỏ hình hộp, trông không giống ngôi nhà cho lắm vì tôi không thể đoán ra khi mọi thứ đang chìm trong bóng tối. Và ai đấy đang ở ngay phía trước, hình như là một người phụ nữ. Tôi đoán bà ta khoác trên người một tấm chăn dầy và ngồi trên chiếc ghế bành, anh sáng thì cứ nhỏ dần như được thắp lên bằng vài ngọn nến. Tôi không biết đấy là ai và bà ấy đang làm gì vào giờ này, tôi chỉ đoán đấy là người đang sống bên trong căn nhà. Thật là hơi điên khi ra khỏi nhà vào giờ này, vì bên ngoài bây giờ chỉ khoảng 4, 5 độ mà thôi. Tôi có thể nhìn thấy từng cuộn khói trong hơi thở của bà ta, bốc lên, rồi tan trong bóng đêm. Đúng! Hơi điên, nhưng cũng thật thú vị. Và rồi cơn buồn ngủ lại dìu tôi trở về chiếc giường nhỏ ấm áp, chẳng mấy chốc thôi, tôi chìm ngay vào giấc ngủ say. Trẻ con luôn là những chú thỏ tò mò, trong giấc mơ tôi đã thấy mình tiến bước về hướng ngôi nhà ấy..
Chương 2: Rerm Bấm để xem Trời vừa tờ mờ sáng, một hồi chuông vang dội từ đâu đấy kéo dài 15 phút hơn. Hóa ra hôm nay đã là Chúa Nhật, tôi bậc ngồi dậy, bấy giờ khoảng 6 giờ. Màu đèn vàng trưng rọi lại từ hướng nhà bếp, cả nhà lại loay hoay chuẩn bị cho bữa sáng, tiếng người cười nói vui vẻ như ngọn lửa ấm áp được dấy lên trong bầu không khí lạnh lẽo. Bữa sáng hôm nay giản đơn với bánh mì nướng, trứng và phomat, kèm theo ly cam vắt trong trẻo. Khi dùng bữa xong, tôi khoác vội áo ấm và chạy sang bên kia, nơi người đàn bà bí ẩn đang sống. Mẹ tôi bất chợt gọi lại: - Kia ơi! Hôm nay là Chúa Nhật, chúng ta có tiệc thánh đấy, con lên phòng chuẩn bị ngay nhé! Tôi quên bén mất thói quen này, lật đật lên phòng sửa soạn. Được rửa tội khi vừa tròn 1 tuổi, cho nên dù ở bất cứ nơi nào, tôi cũng phải cùng gia đình tham gia tích cực mọi hoạt động trong hội thánh. Mẹ lái xe đưa cả gia đình đến một nhà thờ cách khoảng vài dặm đường. Buổi lễ bắt đầu vào lúc 8 giờ. Nhà thờ khá giản dị, nhưng cũng hay hay, tôi thích các loại đá hạt pha lê trang trí trên tường, cây cối trồng chung quanh, ít trưng bày hình hay tượng Chúa ngoài một biểu tượng thánh giá bằng gỗ ngay giữa hội thánh. Nhà thờ có vẻ cũ vì thường xuân bám đầy trên khắp bức tường đá, trên tượng các thiên sứ nhưng không ai phá bỏ, chính điều ấy đã mang lại cái vẻ vừa mộc mạc lại thanh lịch cho nơi này. Đã vào giữa buổi lễ, thật xấu hổ vì Chúa biết tôi ngủ gật mấy lần mỗi khi giọng mục sư vừa cất lên: Cứ đều đều và thẳng tắp khiến mắt tôi lim dim, rồi chợt vang to lên làm tôi choàng tỉnh. Cảm giác thật khó chịu khi phải gắng gượng ngồi trong nghiêm chỉnh, tôi chỉ ước bây giờ mình được nằm trên một chiếc giường êm ái trong căn phòng tăm tối. Rồi điều kéo tôi trở về thực tại là bài hát thánh ca gần cuối buổi. Ca khúc: "Sắc màu nhiệm kỳ" được trình bày bởi người phụ nữ da màu, không kèn trống, nhạc nền duy nhất là tiếng đệm của chiếc chiếc dương cầm ngay góc thánh đường. Chính bài hát buồn trong trẻo này mới là điều làm cho chúng ta nhận thức được sự tồn tại của Chúa hiển vinh, nỗi mất mác của sự hy sinh cao cả và tình yêu thương đầy rẫy của Ngài đã giành cho chúng ta. Giá như biết trước được thì tôi đã thu âm bài hát này để lưu giữ lại. Sau buổi lễ sáng, mẹ tôi không lái xe về nhà ngay mà ghé vào vườn cam, hôm nay người làm vườn được nghỉ. Bà ngoại dẫn hai mẹ con tham quan xung quanh vườn, bà chỉ cho tôi cách hái những trái ngon đã chín, còn treo trên cành, chỉ cho mẹ xem những khu đất dự định sẽ quy hoạch trong nay mai. Đỗi sau thì dì Tiana cùng chồng con đến, họ mang theo một thùng bia. Chồng dì là cậu Thomas và con gái là nhóc Nikki, thua tôi một tuổi. Chúng tôi đốn một ngọn lửa nhỏ bên cạnh gốc cây lớn, ngồi xung quanh, khui bia uống và trò chuyện, mẹ tôi không dùng bia vì bà còn phải lái xe. Xong chúng tôi dập tắt ngọn lửa, gói ghém đồ đạc trở lại vào xe, tận 1 giờ trưa mới về đến nhà. Vừa về đến, tôi leo thẳng lên giường đánh một giấc. Khoảng không gian im ắng bao trùm cả phòng khách, tôi chợt tỉnh. Thật là một giấc ngủ no và sâu, buổi trưa nơi đấy thật thanh tịnh. "Mọi người ở đâu hết cả rồi". - Tôi tự nhủ. Rồi chạy vòng ra sau nhà thấy bác Otis đang tưới cây. Tôi đến hỏi: - Bác ơi, cả nhà cháu ở đâu vậy? - Họ ngồi uống trà trên sân thượng đấy. - Bác trả lời. Tôi cũng muốn lên một chút nhưng nghĩ lại, tôi chỉ muốn sang bên nhà người hàng xóm kia thôi. Tôi hỏi bác: - Cháu muốn sang cái nhà bên kia một chút, vậy có được không? - Ta không biết, cháu sang đấy làm gì? - Cháu muốn tham quan chút xíu! Đấy là đất của ai thế bác? - Cũng là đất của bà Rose (bà ngoại tôi), nhưng có người làm trong vườn đang sống. - Bên đấy có chó dữ không bác? - Không! Nhưng cháu nên nói với gia đình một tiếng, ta không muốn rắc rối đâu đấy! - Ô, chắc không sao đâu ạ! Bác báo với gia đình khi họ xuống giúp cháu nhé! Cháu sẽ về ngay thôi! - Ôi trời! Nói rồi tôi chạy vụt ra cổng, mặc cho bác Otis cứ đứng đấy bối rối gãi đầu. Khu đất hoang tàn được bảo bọc đơn sơ bằng một dãy hàng rào sắc, chúng dựng ngả nghiêng và chỉ thấp tầm vai tôi, ở giữa là một cánh cổng màu xanh lá cây bé tí, xập xệ. Tôi đẩy cổng ra và bước vào trong. Bước vào sâu bên trong chừng chục mét thì ngôi nhà đấy hiện ra, nằm ẩn sau hai thân cây bách hợp, cành và lá cây phủ khắp trên đầu. Đấy không phải là một ngôi nhà là một cái xe, một loại nhà xe. Chắc không còn chạy được nữa vì xung quanh bị xâm lấn bởi các loại cây dại, rêu lá lâu năm, bánh xe lộ đai sắt, cắm sâu vào lòng đất, cỏ phủ bao đầy. Tôi nhớ khi còn bé đã từng nhiều lần được mẹ đưa sang đây chơi nhưng chẳng hề thấy chiếc xe này. Tôi tiến từng bước chậm rãi vòng ra sau căn nhà xe. Ở xung quanh được ngăn ra bằng các hàng rào sắt yếu ớt tương tự, hình chữ o, thân thì cũng bị che phủ bởi đủ loại cây lá: Dây leo, phi lao, dương liễu và một số hoa hòe chằng chịt. Dưới chân hàng rào, những ngọn hướng dương óng ánh mọc lên, chạy dọc vào bên trong. Đây là sự sắp xếp của tạo hóa, tôi từng thấy những cảnh na ná trước đấy, tại nơi này. Mỗi khi một ngọn gió lạ thổi lên thì tất cả muôn vật đều rung rinh dưới ánh nắng, tạo ra tiếng động xào xạt. Quang cảnh này gợi cho tôi một cảm giác rất quen thuộc, kể cả mùi vị trong gió, vị mặn chát của biển, thời gian không thể bào mòn được chúng, chẳng ai quy hoạch, xây cất và tất cả đều nguyên vẹn hệt như trong hồi ức của tôi. Tôi thường mang theo một chiếc máy ảnh, ba tặng cho tôi vào sinh nhật năm lên bốn tuổi, loại chụp rồi cho ra hình ngay. Tôi thích chộp lấy mọi khoảng khắc, những nơi chốn mà mình thường ghé qua, sau đấy cho tất cả vào chiếc hộp gỗ, tạo nên một bộ sưu tập ảnh. Phía sau ngôi nhà xe. Cửa ngoài mở toang và bên trong là một cửa lưới. Người phụ nữ tôi thấy hôm đấy bất chợt xuất hiện, khiến tôi sững người, ban đầu tôi cảm thấy hơi sợ vì không gian quá im ắng, tôi nghĩ rằng không ai ở nhà. Bà cũng lại ngồi trên chiếc ghế mây ấy, hướng về phía bức tường lớn đối diện. Trên tay bà là một tách nóng giống như cacao hay cà phê. Bức tường ấy cũng đầy những dây leo, hoa dại phủ quanh và đang đứng ngập trong ánh nắng buổi ban chiều. Nhìn vóc dáng thì tôi đoán người phụ nữ tầm 50, vì bà ta sở hữu mái tóc phun sương và lưng hơi khòm. Bà mặc trên người chiếc váy đỏ dài phủ gối, khoác trên vai áo choàng màu nâu nhạt. Kích cỡ của bà ấy cũng khá thấp bé, ngang tầm với bà ngoại, nhưng gầy hơn một chút. Tôi dạn dĩ bước đến gần và cất tiếng: - Xin chào quý bà! Bà ấy quay lại nhìn tôi, giờ đây thì trông bà non trẻ hơn nhiều so với khi nãy. Đỗi sau bà mỉm cười, hỏi: - Chào! Cháu đến tìm ai chăng? - Không ạ! - Tôi trả lời. - Cháu từ cái nhà phía bên kia sang. Tôi chỉ tay về phía nhà bà ngoại. Bà ấy thốt lên: - Ô! Nhà bà Rose, vậy cháu là cháu gái bà Rose à? - Đúng như vậy ạ! Bà ấy quay vào trong góc sân, lấy ra chiếc ghế gỗ nhỏ hơn, vỗ vỗ trên mặt ghế, với lên cành cây gần đấy lấy xuống một tấm chăn màu đà đang vắt trải ra ghế, mời tôi ngồi. Bà ngồi xuống cạnh và quay sang nhìn tôi, tự giới thiệu: - Ta là Rerm, người làm thuê của bà Rose. - Cháu tên là Kia. Tôi đáp. Tôi đoán chắc bà Rerm cũng dạng người nhập cư, nhưng là Âu lai Á. Bà sở hữu nước da trắng khỏe mạnh, màu hồng phấn, người đầy đặn, nhưng những đường gân chạy dọc trên trán thì lại khiến bà trông thật khắc khổ, tóc bà màu nâu hạt dẻ, lấm tấm vài sợi bạc. Bà hỏi tôi: - Cháu muốn uống gì không? Tôi nghe mùi thơm bốc lên từ trong cốc của Rerm thì hỏi: - Thế cô đang uống gì vậy? - Cafe. - Vậy cháu cũng dùng cafe. - Cháu uống cafe được không? - Cháu nghĩ là được. Bà vào trong nhà khoảng 15 phút, mọi cử động đều hơi khập khiểng và chậm chạp, chính vì thế đôi khi tôi lại thấy Rerm giống một bà già. Tôi ngồi đấy và ngắm nghía xung quanh, khung cảnh rất tuyệt. Bức tường phía trước mặt, nắng đã dịu hơn một chút, chúng rọi xuyên qua các kẽ lá trên ngọn cây gần đấy, vẽ lên mặt tường một bức tranh đầy những chiếc lá phong nằm len lõi. Thảo nảo bà Rerm cứ mãi nhìn chăm chú vào nơi ấy. Rồi bà bước ra đưa cho tôi một cốc cafe nóng hổi. Tôi cầm lấy, cũng cái mùi cafe thơm lừng ấy bốc lên trong bầu không khí trong trẻo. Nhìn trên cốc, hình thù các con thú được vẽ cách điệu đủ kiểu khiến tôi cười khan, từ mèo gấu chuột, sâu bọ lẫn sam sam đều đáng yêu cả. Bà Rerm cũng thật khéo chọn cốc dành cho trẻ con. Tôi nhấp một ngụm, cafe rất ngon, rồi nhấp thêm ngụm nữa, hương vị cafe lan tỏa khắp lưỡi tôi, chút đăng đắng mà lại béo ngọt, tôi nốc hết sạch và đặt cốc lên mặt bàn, dựa lưng ra ghế ngồi thư giãn, tôi tán gẫu cùng bà. - Cháu thấy ngon không? - Bà Rerm hỏi tôi. - Quá ngon cô ạ! Cháu cám ơn cô nhé! Cô Rerm này, cháu được biết những người làm công thì sống tại nông trại, nhưng cô lại sống ở đây cũng hay nhỉ? - À! - Bà trả lời. - Vì ta không hợp với ai nên bà Rose tạo điều kiện để ta sống ở đây. Nhưng không phải mọi người làm trong vườn đều sống ở nông trại, họ sống rãi rác khắp xung quanh. - Cháu thích nơi này lắm! Tôi xin phép Rerm vào tham quan bên trong căn nhà xe của bà. Bên trong khá nhỏ hẹp, đầu tiên là gian bếp rồi đến một căn phòng với cánh cửa đóng kín, chắc đấy là phòng ngủ. Không gian ở với ánh sáng khá êm dịu. Một cái bàn bếp với khăn trải caro màu xanh lá cây, một lọ hoa hồng tỉ muội nằm trên bàn. Cửa sổ treo rèm ren trắng bên ngoài, bên trong là rèm ren màu nâu tối. Đĩa bát và các dụng cụ làm bếp khô ráo, được úp trên bệ đựng. Tường được gián bằng lớp giấy hoa. Mọi thứ ngăn nắp, sạch sẽ cùng trang trí nhiều hoa và nến, tuy nhiên còn nhiều chỗ cũ kỹ và hư hỏng, như góc nhà bị vỡ, gió cứ luồng vào lạnh cả chân, cánh cửa chính bên ngoài hơi bị lệch. Tôi trở ra, Rerm vẫn đang ngồi đấy mắt nhìn xa xăm vào một khoảng không. Trong ánh sáng, tôi mới nhận ra tròng măt bà màu xám bạc. Tôi ngồi lại trên ghế. Chút gì đó sảng khoái và dễ chịu đang lan tỏa trong khắp cơ thể khiến tôi cảm thấy cái gì cũng thú vị cả. Mảng nắng đối diện chúng tôi cứ óng ánh lên không ngừng tạo ra luồng hơi ấm áp sưởi ấm cho chúng tôi. Hương vị cafe đầu đời đã đem đến cho tôi những điều thật ấn tượng. Bây giờ tôi cũng suy tư như Rerm, không cần nói với nhau nhiều, nhưng chúng tôi vẫn có thể chia sẻ được từng khoảng khắc sống ở hiện tại và thấu hiểu nhau như hai tâm hồn đồng điệu. Lần đầu gặp gỡ, tôi cảm kích sự chu đáo, tận tình mà Rerm đã mang đến cho một đứa trẻ như tôi. Tuy rằng chúng chỉ là ít ỏi. Tôi từ giã bà khi trời vừa chập tối và kịp trở vào trong nhà trước khi không khí lạnh tràn vào làm nhoè những tấm kiếng trên cửa sổ. Tôi vẫn không khỏi lo lắng một vài điều về căn nhà của Rerm, không có máy điều hòa vậy liệu bà có đủ ấm trong đêm nay? Nhưng vì bà ấy đã quen sống trong môi trường như vậy trước khi tôi đến, vậy nên tôi yên tâm rằng Rerm biết cách chăm sóc cho bản thân. Tối nay tôi ăn ít và ngủ sớm. Tôi bắt ghế trèo lên, nhìn sang phía nhà Rerm, tôi không ngừng nghĩ đến bà. Từ thưở bé, tôi luôn bị thu hút bởi bất cứ điều gì câm lặng hay những vấn đề ít được ai quan tâm. Chẳng hạn như: Câu chuyện cổ tích về các chú lùn vá giày rách cho bọn trẻ vào lúc nửa đêm, con thỏ luôn vội vã trong alice và sứ xở thần tiên, vũ công ballet múa trên một chiếc hộp nhạc, những con búp bê nga hay bất kể ai luôn im lặng và trầm tính đều khiến tôi nghĩ về chúng. Người chợt đến chợt đi mà chẳng ai hay, không làm náo động đến thế sự cũng như không gây rắc rối, phiền toái đến ai, như chiếc bóng lặng lẽ, rời xa trong đêm tối dịu dàng, chỉ khi một ngày chúng ta nhận ra sự vắng mặt của họ thì khẽ nhún vai: Ồ họ biến mất rồi. Đôi khi tôi thắc mắc và cứ ngóng đợi tin tức của những điều tương tự thế, và dõi theo cho đến khi chúng biến mất mới thôi, nhưng hầu như chẳng bao giờ có thể tìm lại, chúng sẽ không quay trở về một lần nữa. Tôi đã rất buồn, nhưng biết làm sao được, tôi không thể níu giữ. Phải chi tôi được hòa mình vào với cái thế giới ấy, để có thể thấu hiểu và lắng nghe. Tôi còn nhớ hồi còn học lớp ba ở Washington, tôi hay chú ý đến một đứa con gái trông nhỏ thó, xanh xao, răng vẩu và ăn mặc quê mùa nhưng nhìn rất hiền lành, chân chất. Tôi còn nhớ tên bạn ấy là Chiles. Chiles luôn học giỏi nhất nhì lớp, cực kỳ ít nói, chỉ trừ khi ai hỏi thì mới trả lời, chất giọng Anh lơ lớ của bạn nghe rất quê. Bạn ấy như một cái máy, chỉ biết học và chẳng giao thiệp với ai. Chẳng ai thèm để ý đến sự hiện diện của Chiles ngoài tôi ra. Chiles luôn đến và đi như một cái bóng. Tôi còn nhớ cái điệu bộ của Chiles lúc nào cũng ngây ngô, tưng tửng, không vui không buồn, bất kể cô ấy có làm gì thì cũng giữ một kiểu như vậy. Tâm trạng Chiles lucs nào cũng thư thái như chẳng có chuyện gì quan trọng cả. Tôi tò mò về Chiles đến mức một buổi trưa nắng nóng sau khi tan trường, tôi theo sau bạn ấy. Chiles biết tôi theo sau vì vài lần ngoáy đầu nhìn, nhưng cũng không phản ứng. Trời nóng như than, bạn ấy cứ dẫn tôi đi mãi đi mãi mà chẳng thấy nhà ở đâu. Khi không còn chịu đựng được nữa tôi bỏ cuộc, đến ngõ cua gần nhà, tôi quẹo về. Tôi không hiểu vì sao như mọi ngày Chiles lại cuốc bộ đi học xa xôi như vậy, không trễ giờ, vẫn cần cù và chăm chỉ. Tôi đã ngừng theo dõi Chiles kể từ khi ấy. Bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn khâm phục cô học trò ấy. Có khi tôi lại nằm mơ thấy mình đi theo Chiles để nhìn thấy nhà của bạn ấy nhưng cứ đi mãi đi mãi. Không biết bây giờ Chiles đang làm gì và ở đâu, tôi chỉ mong cho Chiles gặp được những điều tốt lành. Chiles vẫn là một viên ngọc sáng bậc nếu có ở giữa những cô gái đẹp. Sáng hôm sau, tôi ghé qua nhà Rerm nhưng không thấy bà ở nhà. Đoán bà còn đang làm việc trong vườn, tôi đành trở về nhà chơi bời linh tinh: Bày trò với mấy chiếc bánh quy ở trên bàn, xếp chúng thành hình trên những quả cam, sau đấy ném vào các chú chó. Mẹ tôi bước đến hỏi: - Con đã chán vui chơi chưa? - Lại chuyện gì nữa vậy mẹ. - Tôi làu bàu. - Không có chi, con cứ thoải mái vì còn cả tháng hè trước khi bắt đầu năm học, mai mẹ sẽ đi xin trường cho con cả mua thêm sách vở nữa. Ôi chán nản vô cùng khi nghe mẹ nhắc đến trường học. Khi còn ở Washington tôi chẳng chơi được với ai lâu dài, kể cả thầy cô tôi cũng chẳng ưa, chỉ hy vọng rằng trường học tại Ab mọi thứ sẽ khá hơn. - Và còn một điều nữa. - Mẹ tôi nói tiếp. Tối Chúa Nhật này các bạn của mẹ đến thăm, nhà ta sẽ tổ chức tiệc, mẹ muốn con phải phụ giúp trong ngày ấy, nhớ nhé! Ôi bạn của mẹ, tôi không biết ai sẽ đến, vì hầu như toàn là những loại người sẽ náo động cả cái khu phố yên tĩnh này. Trở về chiếc giường xinh xắn của mình, tôi nằm đọc truyện. Đến tận 2 giờ trưa, bà Rerm bắt đầu trở về. Bà uể oải nặng nề lê từng bước chân dưới cái nắng nóng. Khi bà vừa mở cổng, tôi chạy sang ngay. Thật lạ thay, bà Rerm trông rối ren với mớ tóc bù xù, áo quần nhăn nhúm cùng cặp mắt đỏ hoe. Vừa bước vào nhà bà nói giọng run run: - Chào cháu! Bà không nhìn tôi, chỉ gắng cười nhưng không được đón tiếp cho lắm, rồi vào trong nhà, bỏ dỡ chiếc giỏ xách to tướng lên sàn, ngồi phịch trên ghế. Thấy thế tôi ngại nên không dám vào. Đỗi sau thì bà gọi: - Cháu vào trong nhà này! Đứng đấy làm chi thế! Tôi lúng túng bước vào, lúc ấy bà đang ăn vội miếng bánh táo nướng cũ kỹ, ăn xong bà lôi mớ thuốc dưới hộc bàn ra uống. Sau cùng bà mới quay sang nói với tôi: - Cháu cứ ở chơi nhé, khi nào muốn về thì về! Ta nghỉ ngơi một lát, chút xíu dậy ta sẽ làm café! Tôi hỏi với theo: - Mọi chuyện ổn cả chứ, thưa cô! Bà vẫy vẫy tay: - Không có chi cháu ạ! Sau đấy vào phòng ngủ nhẹ nhàng khép cửa lại. Tôi ngồi ngay góc nhà, ngẫm nghĩ lung tung, tự hỏi liệu đã có chuyện gì xảy ra với bà Rerm. Lát sau, tôi đành trở về. Tôi đã ngủ quên trên chiếc ghế bành ở phòng khách và thấy hơi mệt ở tim vì bị bóng đè. Mắt cứ khép hờ nhìn lên trên trần nhà, tôi không tài nào tỉnh dậy được dù cố gắng hết sức, tôi vẫy vùng trong giấc mơ, thấy mình đã tỉnh giấc rồi nhưng vẫn còn kẹt lại trong ấy, giấc mơ được lặp lại đến mấy lần cho đến khi các vị cứu tin đến giúp, đấy là hai chú chó rượt đuổi nhau từ trong bếp ra đến phòng khách, đụng mạnh vào chiếc ghế bành nơi tôi nằm khiến tôi ngồi bậc dậy và thở dốc, cảm thấy mình như vừa mới thoát xác vậy. « Chẳng nhẽ khi chết rồi thì cũng giống như vậy à », tôi nghĩ vớ vẩn. Và hầu như nhớ ra mình sắp đánh mất một điều gì đấy, tôi nhìn vào đồng hồ đã là 4 giờ chiều. Tôi hoảng hốt và chạy như bay sang nhà bà Rerm để kịp uống cafe với bà. Bên ngoài nắng đã bắt đầu lan rộng khắp hàng rào và len lõi qua cây lá dọc hai bên đường. Khi đến nơi tôi thấy Rerm đã ngồi đấy tựa khi nào. Khung cảnh thật tuyệt: Người phụ nữ ngồi trên chiếc ghế mây, đối diện bờ tường ấm đang nhuộm ánh nắng màu vàng rượm, rồi nắng chợt dịu lại, trong trẻo như được thanh lọc bởi một tấm lưới vô hình. Bóng những chiếc lá phong vẫn được vẽ trên bức tường ấy một cách ngoằn nghèo, xen dọc nhưng lần này thì lại giống bức tranh của một tay họa sĩ khác. Gương mặt bà Rerm ánh lên niềm hạnh phúc vô bờ, bao nhiêu ánh sáng của nắng như đang hút phía bà, khiến bà trở nên lóng lánh và thánh thiện như một thiên thần. Lúc bấy giờ Rerm không phải là con người, bà trông như một vật thể vô cùng hòa hợp với thiên nhiên, một bông hoa dại có màu hồng nhạt đang tan chảy vào nắng rực rỡ và bất tử. Tôi vẫy tay chào bà, thấy thế bà quay sang tôi và nói: - Ồ, cháu đợi ta một chút! Bà vào trong nhà một lúc rồi bước ra với ly café nóng hổi trên tay, đưa cho tôi, tôi đón lấy rồi cảm ơn bà. Có một chiếc ghế mây nhỏ đã đặt sẵn bên cạnh ghế của bà, trải chăn sẵn để dành cho tôi, tôi bước đến ngồi và uống cafe. Ở bà Rerm có một điểm thu hút tôi đấy chính là nụ cười, trông vừa lạ lẫm lại vừa quen thuộc, khi cười bà trông rất hiền lành, lành như một con chiên của Chúa vậy, nhưng cũng giống nhân vật trong truyện cổ tích, tôi đã nhìn thấy nụ cười này từ rất lâu nhưng không thể nhớ ra ở đâu, thường thấy trên gương mặt của những ông bà già hay bọn trẻ thơ sống nơi xứ lạnh. Hai gò má của bà luôn ửng hồng, cặp mắt thì to, ánh nhìn đầy bí ẩn, sóng mũi cao, đôi môi đầy đặn, kể cả bàn tay bà trông cũng đẹp và mủm mỉm. Rerm không giống như những người phụ nữ đẹp khác vì vẻ đẹp của bà bị che mờ bởi sự luộm thuộm và khắc khổ qua hình dáng bên ngoài. Sáng nay trông bà buồn bã bao nhiêu thì bây giờ trông lại rạng rỡ bấy nhiêu, không biết điều gì đã làm bà thay đổi như thế, như bà có thể tự chữa lành bằng những niềm vui đối với thiên nhiên hay thưởng thức các món ăn uống và niềm vui do bản thân tự tạo ra, và đấy là điều mà tôi học được nơi bà Rerm, kể cả mẹ tôi, tất cả mọi người đều để cảm xúc phụ thuộc vào nơi con người mà không biết rằng cảnh vật trên thế gian có thể cảm hóa được chúng ta chứ khôngdễ đổi thay như loài người. Chúng tôi thường ngồi cạnh nhau trong im lặng, bà Rerm tuy ít nói nhưng chất giọng rất đỗi nhẹ nhàng ấm áp. Một lần nữa, tôi được thưởng thức cafe và thư giãn vào một buổi xế chiều trong khu vườn này, khúc giao mùa giữa sáng và tối. Một màu hồng ửng lan khắp bờ tường rồi dần chuyển sang xanh tím. Vài ngọn đèn vàng mọc lên dọc các con phố dầu chỉ mới 5 giờ chiều. Gió bỗng lay động không ngừng, có lúc trở nên dữ dội. Chính sự tuyệt diệu nơi thời tiết khiến chúng tôi ngồi nán lại chút nữa và cùng nhau trò chuyện. Bà hỏi thăm tình hình học tập của tôi: - Cháu sắp đi học lại chưa? - Vẫn chưa ạ, còn khoảng 1 tháng nữa mới bắt đầu năm học mới. - Cháu đã kết bạn với ai ở đây chưa? - Rồi ạ, cô đấy! Rerm bật cười: - Không, bạn đồng trang lứa ấy! - Vẫn chưa ạ, bọn trẻ con ở xóm này không hay ra ngoài. Thế còn cô, cô có nhiều bạn bè chứ. - Ta không có nhiều bạn bè. Tôi đắn đo môt chút rồi tiếp tục hỏi: - Sáng nay đã có chuyện xảy ra với cô phải không? Rerm ngó quanh hồi lâu, nhẹ nhún vai: - Không, không có chuyện gì xảy ra cả! - Vậy mà cháu thấy trông cô mệt mỏi và hoảng sợ lắm, giống như đã xích mích với ai vậy. Lắc lắc cái đầu, bà nhăn mũi đáp: - Ừ, cháu đoán cũng đúng, ta không mấy hòa hợp với người làm trong vườn lắm, dù đã cố gắng. - Vậy họ gây gỗ với cô à? - Cũng xích mích chút chút, chuyện này cứ xảy ra hoài, chắc do ta không thể hòa nhập được với tập thể nên vậy. - Cháu thấy cô cũng thân thiện mà! - Cháu khác với họ, họ có vẻ lãnh cảm lắm. Đối với họ chắc ta cũng vậy, từ bé ta không bao giờ hòa hợp được với ai cả. - Từ bé? Thế lúc ấy cô sống với ai, gia đình cô hiện đang ở đâu? Rồi cô đã kết hôn và có con chưa? - Không, ta vẫn còn độc thân. - Thế à! Vậy còn cha mẹ! Rerm lắc đầu: - Không còn nữa, thế nên ta cũng không muốn nhắc. Tôi không dám hỏi thêm điều gì về Rerm mặc dù vẫn còn nhiều gúc mắc. Bà lại nói tiếp: - Có một điều rằng, hồi còn bé ta đã được xem rất nhiều phim ảnh. Những đoạn phim hay ta ghi dấu lại để cuối tuần mở ra xem. Gia đình luôn khuyên bảo hãy ra ngoài và giao tiếp với bạn bè nhưng ta không tìm thấy sự đồng cảm nơi ai cả, chỉ thích sống trong phim ảnh, vui với họ và buồn với họ, những nhân vật trong phim. Đến bây giờ tuy không có phim ảnh, nhưng tất cả đều nằm trong tâm trí và ta lại tìm niềm vui nơi cảnh vật, ngay đây và hiện tại. Cháu biết không, đấy mới là điều may mắn! Tôi chợt cảm thấy rung động khi nghe Rerm tâm sự, tôi nghĩ đấy là kho tàng lớn lao và duy nhất của bà, tôi muốn hỏi về cha mẹ của bà nhưng lại chưa dám nên cố suy nghĩ về một vấn đề khác. Trưa nay khi thấy trước khi ăn miếng bánh nướng, Rerm đã nhắm mắt lại và lẩm nhẩm, tôi nghĩ bà cầu nguyện. Và tôi hỏi bà: - Sáng nay cháu để ý thấy cô đã cầu nguyện trước khi ăn, thế cô theo công giáo hả? - Không, ta là người tin lành, thế còn cháu? - Cháu chỉ theo công giáo ạ. - À vậy chúng ta cũng cùng một cha trên trời. - Cháu có biết một nhà thờ ở gần đây, Chúa Nhật này cô muốn đến chứ. - Ta không chắc nữa, lâu rồi ta không đến nhà thờ, nhưng không phải cháu đến cùng gia đình à. - Đúng vậy, thế cô có muốn đi cùng bọn cháu không? Rerm ngẫm nghĩ một lúc, rồi trả lời. - Chắc không cháu ạ! Ta nghĩ gia đình cháu sẽ không thích. Thấy bà nói cũng đúng nên tôi im lặng. Tôi trở về nhà vào khoảng 7 giờ tối. Mẹ tôi đứng ngay phòng khách và hỏi: - Con sang bên đấy làm chi thế? Tôi ấp úng trả lời: - Con chỉ qua nhà hàng xóm chơi thôi. - Con nghĩ mình muốn làm chuyện chi cũng được, phải không? - Không phải vậy ạ! - Mấy ngày nay con hay sang bên đấy, chơi với ai? - Con chơi với bà Rerm người hàng xóm.. à không, người làm công của bà ngoại. - Làm công ư? - Mẹ tôi gắt gỏng. Mẹ sẽ hỏi việc này sau, bây giờ con lên phòng tắm rửa thay đồ rồi xuống ăn tối ngay! Tôi nghe theo. Sau bữa ăn tối, chúng tôi cùng nhau nói chuyện, tôi kể cho mẹ nghe về bà Rerm. Bà ngoại nói với mẹ: - Rerm là người phụ nữ rất đáng thương. Nhưng dì Ray thì lại bảo: - Đáng thương gì chứ, làm việc chậm chạp lại hay gây gỗ. - Con chắc chứ vì mẹ thấy cổ đầm tính lắm, tuy thế mẹ vẫn trả công cho cổ thấp hơn người khác. Mẹ tôi hỏi bà: - Bên đấy là đất của bố, mẹ để cho chị ta ở chi vậy? Nông trại người làm gần đây mà. - Tại Rerm hay bất hòa với người ta nên mẹ cho cổ ở. Hồi đấy ông bạn của bố gởi cái nhà xe ở đấy rồi biến luôn, mẹ tính kêu người mang bỏ nhưng thấy Rerm ở thì giữ lại. Dì tôi bảo. - Mẹ ưu tiên cho chị ấy đấy! - Chẳng ưu tiên ai cả, hoàn cảnh cô ấy khó khăn, cái mảnh đất đấy thì bỏ phí, cho cô ấy vào ở cũng chẳng vấn đề gì. Cô ta tự thân vận động lấy, tìm nguồn nước, xây bếp, chi trả chi phí, chúng ta còn chẳng thiệt thòi. - Không hòa hợp cũng thật là bất lợi nhỉ! Ở nông trại đầy đủ cả. Bà ngoại hỏi mẹ tôi.. - Con còn nhớ ông Dave không? Dave Hawke. Suy nghĩ một hồi lâu, mẹ tôi mới trả lời: - À! Nhớ chứ, ông nhà quý tộc, bạn học của mẹ phải không? - Ừa, Rerm là con gái ông ấy đấy. - Bà tôi bảo. Mẹ tôi thốt lên: - Ôi trời ơi! Thật hả? Vậy làm thế nào mà chị ta lại làm công cho nhà ta được? - Ông ấy đã bỏ rơi Rerm rồi, trong một bệnh viện đấy! - Dì Ray bảo với mẹ tôi. - Bệnh viện nào? Chị ta bị bệnh gì? - Viện Ohio Mhas! - Ohio? - Mẹ tôi lẩm nhẩm rồi quay sang hỏi Ray. - Đấy là bệnh viện tâm thần, không phải chứ? - Chị ta bị điên mà. - Ray đáp. Nghe thấy thế tôi cũng rất ngạc nhiên. - Chị Rerm bị điên ư? - Mẹ tôi lại thốt lên. - Mẹ ơi, chị ta bị điên! Vậy mà bao lâu nay con gái của con sang bên đấy chơi, có phải là quá nguy hiểm không? Bà tôi trấn an: - Không phải là điên thông thường, chỉ là một dạng động kinh nhẹ thôi, cô ta chữa khỏi rồi, cổ vẫn dùng thuốc đều đặn mà! - Mẹ có bênh không đấy, chị ấy thường xuyên gây gỗ mà! - Mẹ bênh làm chi, suy luận thử xem, mọi chuyện đều bị tác động từ hai phía, không ai ở đấy để biết phân biệc đúng sai cả. Cứ tưởng tượng nếu các con không có cha mẹ nuôi dưỡng ngay từ tấm bé thì sẽ như thế nào. Rerm cần sự giúp đỡ, nếu không giúp người ta thì ai sẽ giúp các con khi khó khăn đây! Mẹ tôi bảo: - Mẹ nói Rerm là một người đáng thương vậy kể con nghe về chị ấy xem! Bà tôi bắt đầu kể: - Hồi đấy khi bố mẹ còn làm trong nhà máy giày cho gia đình ông Hawke, thì nhóm người Việt Nam nọ vào làm việc chung, họ sang đây trong chương trình lao động xuất khẩu. Trong nhóm ấy, một người phụ nữ đã gặp gỡ thân thiết với ông Hawke, mẹ không nhớ nổi tên bà ta. Tuy đã có vợ nhưng ông ấy vẫn lén dan díu với bà ấy. Sau đấy bà mang thai và sinh ra Rerm, mà bả cũng chưa biết rằng ông ta đã có vợ con. Bà ấy từng có chút vấn đề về thần kinh nhưng được chữa khỏi trước khi đến Mỹ, tới lúc phát hiện ra sự thật và bị ông Hawke bỏ mặc thì bà ta bắt đầu phát điên trở lại, không chấp nhận nổi sự thật, bà ấy uống thuốc tự tử không lâu sau. Ông ấy hối hận đưa Rerm về nhà nuôi. Ban đầu ông ta cũng thương yêu Rerm lắm, đưa cô ấy đi chơi khắp nơi cùng với gia đình riêng của ông, còn đến viếng vườn cam nhà ta, gặp gỡ bố mẹ. Đến lúc phát hiện ra Rerm cũng lại là một đứa trẻ có vấn đề thần kinh như mẹ của mình, ông ấy ngỡ ngàng. Rerm luôn sống trong câm lặng, đặc biệc không thuận hòa với ai. Rerm không hay nổi điên nhưng lén phá hoại đồ dạc trong nhà, lên cơn co giật. Tổ chức xã hội buộc ông Hawke phải đưa con gái mình vào bệnh viện thần kinh chữa trị. Dần về sau, ông Hawke đã không còn đến thăm con gái nữa mà chỉ gởi trả viện phí cho đến khi Rerm được chữa trị khỏi. Lúc ra viện cũng là lúc cô đến tuổi trưởng thành, Rerm không còn liên lạc được với cha mình cũng không có chốn nương tựa. Ban đầu cô ấy lui tới vườn cam để hỏi thăm tung tích cha, đáng tiếc rằng ông và gia đình đã dọn đến nơi khác. Khi biết được rằng ông ấy đã thật sự muốn rời bỏ mình, Rerm rất hoảng loạn và tuyệt vọng, bố mẹ đã yêu cầu giúp đỡ nhưng vài hôm sau thì cổ bỏ ra khỏi thị trấn, mẹ nghĩ cô ấy tìm cha mình. Cho đến 2 năm trước thì Rerm lại xuất hiện và xin làm trong vườn cam nhà ta. Cô ấy vẫn không tìm được ông ấy. - Tội nghiệp quá! Nhưng mẹ chắc bây giờ cô ta đã thật sự bình thường chưa? - Mẹ tôi bảo. - Chẳng ai thả một người điên ra viện cả, song chưa bao giờ mẹ thấy cô ta nổi điên. Dì Ray nói: - Ai đấy bảo thấy chị ta ngồi dưới gốc cây, mặt bỗng đỏ tía rồi tay chân run rẩy, mỗi khi có chuyện bất mãn chị ta trở nên như vậy. - Nếu có chút vấn đề gây ảnh hưởng đến mọi người thì cô ấy sẽ không làm ở đây nữa, đừng lo! - Bà ngoại đáp. Mẹ tôi bỗng nhiên bực bội lắm, bảo: - Đáng lẽ mẹ nên nói với con ngay từ đầu chứ, ai lại để con cháu mình gặp gỡ một người như vậy. Đợi đến lúc chuyện xảy ra rồi thì nói chi nữa. Tôi cố gắng thuyết phục mẹ: - Bà ấy không điên mẹ ạ! Bà ngoại trở nên im lặng một hồi rồi gắt gỏng với mẹ tôi: - Chuyện con lơ là hay không quan tâm đến con cái đấy là chuyện của con, còn mẹ chỉ kể về Rerm thôi, trách nhiệm cha mẹ vẫn là của con, nếu cứ trách người khác vớ vẩn thì không cần phải ở đây nữa, một mình con thôi, hiểu chứ! Thấy bà nói cũng có lý, mẹ tôi lúng túng: - Con biết, đúng lỗi do con cả. Con thấy mình cũng nên thông cảm với chị ta vì Kia cũng bị cha bỏ rơi từ bé mà, nhưng con cũng lo lo. Rồi mẹ quay sang nhìn tôi: - Từ nay con không được sang ấy chơi nữa, hiểu chưa? Rồi bà đứng dậy rời khỏi bàn. Buổi tối hôm nay hơi căng thẳng, nhưng tôi tin mẹ tôi cũng là một người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu, chỉ có điều bà ít khi thể hiện ra. Sáng thứ bảy, mẹ dẫn tôi sang nhà bà Rerm để rủ bà đi lễ ngày Chúa Nhật. Mặc dù Rerm từ chối nhưng cả hai cũng khá cởi mở và hòa hợp. Sau khi đã tiếp xúc với Rerm, mẹ tôi có chút yên lòng. Những khi tôi xin phép để sang thăm Rerm bà đều đồng ý, nhưng phải về đúng giờ. Rerm cũng rất có khiếu nấu ăn, bà thường làm cho tôi các món bánh táo nướng, mì ý hay các món ăn Viêt Nam, nước uống thì đơn giản là nước chanh, nước cam, trà đào. Mọi thứ bà làm tuy không quá xuất sắc nhưng sạch sẽ và rất bắt mắt. Đôi khi đói bụng, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là những thứ Rerm đã làm cho tôi. Bà cũng có vài cái thú lạ lẫm, quan sát nhiều lần tôi mới để ý. Bà thích ngắm nghía và lắng nghe các cụ già tán gẫu, bà không nhìn chằm chằm vào họ, mà hơi nghiêng đầu sang một bên để nghe nghóng, rồi lại mỉm cười. Khi ấy gương mặt bà sáng lên một màu sắc vui vẻ, thích thú. Cách bà nhìn các cụ giống như đang nhìn trẻ nhỏ vậy. Bà thích dạo vòng quanh đường phố để nhặt thông vào sớm cuối tuần, đôi khi tha vài cành thông về nhà. Rerm có vẻ thích cây thông. Rerm còn chia sẻ, khi còn tha hương ở Texas, bà hay lảng vảng vào các quán rượu xung quanh nhà nghỉ. Tôi từng nghe nói Texas ở phía Tây Nam nước Mỹ, cái xứ sở nóng bừng và chán phèo ấy chẳng ai mê, toàn các thể loại sa mạc đường dài hay những gã cao bồi cục xúc, đàn bà lẳng lơ.. đầy xe tải và nhà nghỉ dọc đường. Cũng có thể một vài người suy nghĩ khá tiêu cực về Texas. Nhưng, quán rượu như lời Rerm nói: Ở một nơi vắng vẻ, các loại nhạc sến ngầu của dân cao bồi, bàn biya và thứ ánh sáng lập lòe ấy, nghe cũng hay hay. Một trong những quán rượu Rerm đã từng ghé qua và miêu tả như vậy, ở đấy chẳng ai thèm để ý đến ai cả, mặc dù xung quanh toàn những gã giang hồ to lớn, râu hùm, xăm trổ đầy mình. Một người phụ nữ hấp dẫn còn khoác trên mình bộ đồ công sở, uốn mình theo giai điệu phát ra từ trong chiếc máy hát trong góc, sau giờ làm.. Nghe như một thế giới khác vậy. Bà Rerm cũng thích nghe nhạc, loại âm nhạc bà thường nghe khá lạ lẫm đối với tôi, thường là những bản nhạc xa xưa từ cái thời tôi còn chưa sinh ra. Chúng phát ra từ trong chiếc máy radio cũ kỹ của bà, nhưng Rerm chỉ nghe một chút vào buổi sáng và một chút vào buổi tối, bà thường mở khe khẽ, khiến tôi nghe như xa xăm chứ không ở gần. Tất cả chúng đều ở trong một chương trình phát thanh nào đấy, người đàn ông dẫn truyện có chất giọng nam tính, đầy gợi cảm, âm thanh thì ò è không được tốt, ấy thế mà chúng lại mang đến cho tôi sự tò mò. Dạo ấy, sáng nào khi sang nhà tôi cũng nghe Rerm mở mãi một bản nhạc, và đến bây giờ tôi cũng không biết tựa bài là gì, nữ ca sĩ hình như là một người da trắng, bà ấy cứ lập lại một câu: Frankie! Frankie! Tôi cố tìm bản nhạc này trên mạng internet nhưng không thể nào tìm ra, tôi có hỏi Rerm về tựa ca khúc nhưng bà lại càng không biết, bà nói mình chỉ mở lên thế thôi. Thế là câu hát Frankie.. Fankie.. chúng cứ mãi vang lên trong đầu tôi. Vào buổi tối, Rerm thường mở các ca khúc theo phong cách blue va jazz, trình bày bởi các nghệ sĩ da đen. Tiếng piano ngẫu hứng cứ vang lên từng đợt một và xua tan bầu không khí lạnh lẽo, ấm áp vô cùng. Đôi lần vào giữa đêm khuya khi tôi thức dậy để đi vệ sinh, qua cánh cửa thông gió tôi nghe một mùi cafe thơm phức. Trở về chỗ ngủ, tôi nhắt ghế và nhìn ra ngoài. Ánh trăng rọi sáng cả một khoảng sân nơi bà đang ngồi, mọi thứ dường như rất bí ẩn vào khoảng nửa đêm. Tôi ao ước mình có thể mở cửa ra và chạy sang, nhưng sẽ không ai cho phép tôi làm như vậy, thế nên tôi đành trở về giường ngủ. Trong giấc mơ, tôi thấy mình ngồi cạnh Rerm nhấm nháp café trong đêm khuya lạnh lẽo, rồi một ngày không xa tôi sẽ làm như vậy. Và đấy chính là sự tự do. Đã đến ngày mẹ tôi mở tiệc, chẳng biết nhằm vào dịp gì, mẹ còn mời cả bà Rerm đến dự. Đã 6 giờ tối, mọi người trong nhà đang trang hoàng phòng khách, đặt bàn, bày biện đồ ăn, tạo nên một không gian đơn giản và ấm cúm với nến và hoa, các món ăn bao gồm mì ý kèm bittet, rau trộn, súp măng tây và tráng miệng gồm cam và dâu, thức uống có rượu, nước trái cây. Rerm đến khá sớm với một chai rượu nho trên tay, bà trông có vẻ tươm tất hơn ngày thường, tóc tai buộc gọn gàng, mặc chiếc áo sơmi caro đỏ bên trong và bên ngoài là áo gilê trắng bằng vải bông, quần nhung đen mang giày cao cổ. Mẹ tôi bước ra mở cửa, mời Rerm vào bên trong, mẹ tôi trông rất quyến rũ với chiếc đầm dài màu xanh lá và cài trên đầu cây trâm bông đỏ thẫm. Rerm vừa bước vào nhà thì đến ngồi ngay một góc phòng khách, ngắm nghía xung quanh, trông bà khá lúng túng. Chúng tôi bắt đầu ngồi vào bàn ăn. Mẹ tôi bảo còn đang chờ hai người bạn từ Washington đến, họ nói đã có mặt ở đây từ sáng nhưng giờ vẫn chưa thấy. Thật ngạc nhiên khi chỉ có hai người thôi. Chúng tôi ăn uống và tán gẫu vui vẻ. Đến gần cuối buổi thì tiếng chuông vang lên, mẹ tôi thích thú bước ra mở cửa. - Họ tới rồi. - Bà nói. Một âm thanh ồn ào, hỗn loạn từ ngoài sân, bon chó sủa inh õi lẫn trong tiếng người cười nói khanh khách. Ôi không phải chứ, là Nikki và Cheille, hai bà thím nổi tiếng nhiều chuyện và bê bối, họ đến nơi đâu cũng luôn la lối ỏm tỏi hay gây náo động. Bác Otis vào trong bếp cùng một số người làm ra khiên xách vali cho họ, đồ đạc nhiều như đang dọn nhà vậy. Bà và hai dì của tôi phải đứng lên để sắp xếp phòng ốc cho họ. Tôi cảm thấy hơi hoang mang. Cũng gần nửa tiếng sau, mẹ tôi cùng hai bà thím ấy mới bước xuống và ngồi vào bàn ăn. Mẹ bảo họ: - Các chị đến trễ quá, ngồi vào đây nào! Mùi nước hoa nồng nặc xộc vào mũi tôi. Họ bắt đầu nói, vừa ăn và nói, khi cả hai đều nói thể nào cũng cãi nhau. Kể từ lúc đấy, chúng tôi chỉ nghe họ nói chuyện và không ai có thể xen vào một từ nào. Khoảng không gian ấm áp, lắng đọng bỗng trở nên bị ô nhiễm, không biết động lực nào thúc đẩy mà Nikki bỗng nhiên gào lên một phấn khích khiến mọi người giật nẩy mình và bọn chó cũng rú theo, có vẻ như không ai hiểu câu chuyện mà họ đang nói ngoại trừ mẹ tôi, mặc dù tất cả đều gật gù và cười theo một cách ngớ ngẩn. Nikki và Cheille là hai bà thím rất khỏe mạnh, vì họ đi đường dài cả ngày trời chưa hề nghỉ ngơi nhưng vẫn thể trò chuyện liên hồi không dứt. Rerm càng trở nên im lặng và khiêm tốn hơn từ khi họ xuất hiện, họ hỏi han tất cả mọi người ngồi trong bàn nhưng lại không hề biết đến sự có mặt của Rerm, bà cố gắng tỏ vẻ thản nhiên nhưng sau đấy lẳng lặng rút ra khỏi bàn. Người duy nhất tiễn bà ra cửa là tôi, trước khi về Rerm nhờ tôi nhắn lời cảm ơn của bà đến tất cả mọi người. Đỗi sau thì mẹ tôi mới chạy ra vẫy gọi: - Rerm! Chị về ư? - Bà ấy về rồi mẹ ơi! - Tôi bực bội đóng cửa lại. Mọi người trong bàn tiệc lần lượt rời đi, còn lại ba người là Cheille, Nikki và mẹ. Họ ngồi uống rượu và tán gẫu đến qua 2 giờ khuya, thật là dễ sợ. Cheille và Nikki muốn ở lại chơi trong 3 ngày, nhưng 3 ngày mà họ nói thật sự là 3 tháng. Chỉ trong vài ngày, ở bất cứ nơi nào trong căn nhà này cũng đầy dấu vết của họ, bê bối, ồn ào và dơ bẩn. Tôi luôn tránh mặt bằng cách qua nhà bà Rerm từ ngày đến tối.
Chương 3: Milo Bấm để xem Tôi bắt đầu đi học. Tôi đến trường bằng xe bus. Tại trường mới, tôi kết được vài người bạn, trường học mới xem ra cũng ổn đối với tôi. Mẹ tôi dạo gần đây liên tục mua sắm đồ đạc cùng hai bà bạn, bà phung phí tiền bạc khá nhiều nhưng lại chẳng thấy làm việc. Hôm nay bà lại sắm một chiếc váy mới. Nói về mẹ tôi: Bà không phải là người phụ nữ hoàn hảo, nhưng có lẽ còn hơn thế. Điều đặc biệc ở bà mà tôi thấy chính là sự giản đơn, về tất cả mọi thứ từ áo quần, ăn nói hay cách sống, bà đều đơn giản, không màu mè và đặc biệc luôn vui vẻ. Trong mắt mẹ tôi, không có điều nào là quan trọng cả, mọi đau khổ hay bất hạnh đều trôi qua trong bà rất nhanh, kể cả vai trò là một người mẹ đơn thân, thậm chí chẳng bao giờ tôi thấy bà khóc lóc hay làm chuyện gì quá lên. Bà hay cười, nụ cười xuất phát từ tâm hồn trẻ thơ, không bao giờ là quá phấn khích nhưng khiến cho người khác nhẹ nhõm, chính vì thế mẹ tôi rất nhiều bè bạn, bà giao tiếp cực kỳ tốt. Bà không ăn nói duyên dáng nhưng bà luôn thoải mái, sự thoải mái không rào cản ấy là điều đem mọi người đến gần bà, tất cả các dạng người, tốt xấu giàu nghèo hay gipsy vớ vẩn, mẹ tôi đều hòa nhập được. Và đấy là điều mà tôi không thể có cho nên tôi tự hào về mẹ. Tuy nhiều bạn bè nhưng mẹ tôi không bao giờ bắt chước hay ganh tỵ với ai, không hay nói với ai vấn đề của riêng mình, cũng không phô trương và kiêu ngạo. Không phải do bà tế nhị, khiêm tốn hay khôn khéo, chỉ đơn giản bà không thích nên bà không làm. Không thể nào đúng nếu nói rằng mẹ tôi không gặp trắc trở trong cuộc sống. Cũng như bao người khác, bà gặp nhiều nan đề mất con, chồng bỏ, thất nghiệp, nếu là một người phụ nữ khác thì sẽ dành nhiều thời gian để khóc lóc, suy sụp, thậm chí sống tự kỷ suốt ngày và trở nên điên loạn. Nhưng mẹ tôi lại không gặm nhấm những điều ấy cũng không dốc sức để xóa bỏ hay cố gắng tự đứng lên, mà chỉ đơn giản bà là một con người có chế độ tự chữa lành nhưng không cần phải cố gắng. Nếu bạn nhìn mười người xung quanh mình, thì sẽ có một người như vậy. Đôi khi tôi nghĩ mình phải nên học tập họ hay những điều tốt đẹp trên thế gian nơi người khác nhưng thật là khó, bởi vì có những trường hợp, chẳng hạn như mẹ tôi, bản thân họ sinh ra đã sẵn có những phẩm chất như vậy chứ họ chẳng là thánh thần nào cả. Điều mà chúng ta thậm chí phải cố gắng nhưng lại không bao giờ được như vậy. Mẹ tôi không may mắn có được người đàn ông bên cạnh, nhưng còn may mắn hơn cả khi bà là loại người ấy. Trong tập thể, bà ít khi gặp rắc rối, thậm chí có lúc bà không làm việc, không giúp ích gì cho người khác nhưng chẳng ai than trách bà, mà đôi khi còn được ưu tiên nữa. Trong cuộc sống, nếu như chúng ta không có quan hệ xã hội tốt, thì cho dù có giỏi đến đâu chúng ta đều phải gặp khó khăn hơn. Nhưng tệ ở chỗ, mỗi khi tiếp xúc Cheille và Nikki mẹ tôi đều bị ảnh hưởng xấu và trở nên.. giống họ. Tôi chỉ mong mẹ tôi kiếm được việc gì đấy ích lợi, thậm chí có là một nông dân làm trong vườn cam thì vẫn hơn là ở gần họ. Tôi đi học được năm tháng, quan hệ với các bạn trong lớp khá tốt. Tôi chơi trong một nhóm bạn gồm có 6 người và thân nhất là cô bạn Jackie. Chúng tôi thường xuyên tổ chức nhiều chương trinh chơi bời như cắm trại ngoài biển, tiệc nướng tại nhà, bán bánh quy góp tiền từ thiện hay tổ chức party vào các dịp lễ. Nhóm chúng tôi lấy cái tên là Pumpkin (trái bí), theo thời gian số lượng thành viên trong nhóm ngày càng gia tăng, trong nhóm có một cậu bạn tốt mã tên là Tom, được đám con gái thích mê nhưng lại hay gán ghép tôi với cậu ấy. Hôm nay tôi rủ cả bọn về nhà chơi. Suốt cả ngày bọn tôi đùa giỡn, bày đủ mọi trò chơi từ trong nhà ra ngoài sân và cả trên sân thượng. Nhưng khi tôi dẫn họ sang nhà của bà Rerm thì không ma nào dám vào, tôi chẳng biết họ sợ gì bên ấy nữa, sau này tôi mới nghe nói họ thấy bên ấy giống như một nghĩa trang. Cuối buổi tôi lần lượt tiễn bạn về, khi tất cả đã về hết thì tôi cũng mệt lử và chỉ muốn nghỉ ngơi. Trong trường học, hầu hết học sinh là người da trắng. Ở Ab có rất nhiều dân nhập cư nhưng trong trường của tôi thì rất ít. Tôi tò mò không biết bọn người nhập cư đang học ở đâu. Vào giữa năm, một cậu học sinh da đen được chuyển vào lớp chúng tôi, tên là Milo. Milo có cặp mắt to và sâu trum trũm, mặt u uẩn, dáng gầy gò, ăn bận nghèo nàn. Milo nhút nhát, khó gần cho nên chẳng ai kết bạn cả, đôi khi còn là trung tâm của sự chọc ghẹo vì có dáng đi kỳ cục, bản thân tôi cũng bật cười, còn Milo thì ngượng chín mặt lúc bị mọi người trêu đùa, nhưng tôi lại thích Milo. Thứ năm, tôi đến chỗ Milo và đưa cho cậu ấy hai chiếc bánh cam được đựng trong một bọc giấy rồi tôi quay lưng bỏ về, khi nghoảnh lai thì thấy Milo cứ đứng đấy và ngạc nhiên ngó theo tôi, cậu từ từ mở bọc giấy ra nhìn vào, rồi ngẩng lên nói với tôi: - Cám ơn nhé! Từ đấy trở về sau, mỗi khi đến lớp tôi đều mang cho Milo một phần thức ăn rồi trở về chỗ ngồi. Sau đấy Milo đặt một tờ giấy nhỏ trên bàn của tôi. - Cám ơn cậu nhé Kia! Thức ăn ngon lắm! Vào giờ giải lao, Milo luôn đứng từ xa và theo dõi tôi, vì tôi đang nói chuyện với đám bạn trong lớp nên cậu không dám đến gần. Một lần, khi thấy Milo đứng cạnh cửa sổ nhìn xuống sân trường, tôi đến và chủ động trò chuyện với cậu. Về sau chúng tôi trở nên thân thiết, tôi là người bạn duy nhất của Milo. Milo sống ở cuối phố Wall, mỗi ngày cậu bạn đều tạt ngang qua nhà tôi để cùng lên xe buýt đến trường học. Một ngày cuối tuần tôi rủ Milo đến nhà chơi, cậu có vẻ thích sang nhà bà Rerm, chứ không như bọn bạn trong nhóm Pumkin. Bà Rerm cũng quý Milo, thường xuyên làm sinh tố trái cây hay món ăn vặt cho chúng tôi. Nhưng Milo lại ngại sang nhà tôi, gia đình tôi đối với cậu có vẻ xa cách lắm, có lẽ do làn da của cậu. Một ngày nọ, tôi chờ Milo trước bến xe buýt nhưng phải một tiếng sau thì cậu mới lò dò xuất hiện. Tôi rất bực mình, nhăn nhó hỏi: - Cậu đến quá trễ, biết mình chờ bao lâu rồi không? Milo ấp úng nói: - Tớ xin lỗi.. do nhà tớ có chút việc. Rồi cậu chỉ tay về một phía: - Xe buýt đang đến kìa! Mình lên thôi kẻo muộn giờ học. - Kệ! - Tôi bực bội dằn tay Milo lại. - Tớ đang hỏi tại sao cậu lại đến trễ? Tớ là con gái lại phải đứng dưới trời nắng như thế này để chờ cậu, không vô lý sao? - Hôm nay tớ dậy muộn, hôm qua tớ thức khuya họ bài. Tớ hứa không bắt cậu phải đợi nữa. Tớ hứa đấy! - Cậu dậy lúc nào? - Khoảng 7 giờ. - Tớ cũng dậy 7 giờ nè, mà sao 1 tiếng sau cậu mới tới? - Thường tớ dậy 6 giờ, tớ chuẩn bị lâu lắm! - Cũng phải thôi vì cậu chậm như rùa ấy, làm gì cũng chậm chạp. Tôi chắp hai tay trước ngực, lên mặt nói: - Trong lớp thì chẳng thèm chơi với ai cả, đã nghèo nàn rách rưới mà còn khó ưa, đi đứng kỳ cục không giống ai. Ra là tất cả mọi người đều nói đúng về cậu. Milo sững nhìn tôi, thấy tôi không nói gì thêm cậu chớp chớp mắt ngó sang chiếc xe buýt đang ở tít đằng xa. Cậu ngần ngại hỏi: - Mọi người nói về tôi như thế nào! Tôi ngạc nhiên đấy Kia ạ! - Tớ đã nói rồi còn gì. - Tôi quát lên. Milo im lặng hồi lâu, rồi quay sang bảo tôi: - Tớ biết cậu đang giận nhưng.. điều người ta nói về tôi không đúng. Milo mãi nhìn tôi như mong tôi nói ra một câu nào đấy nhưng tôi lại không thèm, cả hai cứ đứng yên như vậy cho đến khi chuyến xe buýt tiếp theo đến, tôi vội leo lên và không chờ Milo. Milo không lên xe, cậu chỉ đứng đấy dưới trời nắng nóng. Khi tôi đã vào lớp khoảng nửa tiếng thì Milo mới bước vào, cả hai chúng tôi đều bị giáo viên mắng cho tội vào lớp trễ. Hôm nay chúng tôi chẳng ai thèm nói với nhau lời nào. Tôi thì vui chơi với nhóm bạn, còn Milo thì vẫn ngồi một minh, lủi thủi trong u uẩn, dường như mọi thứ đang trở lại như cũ.. Ngày đầu tiên tôi thấy cũng bình thường, nhưng qua những ngày sau tôi bắt đầu cảm thấy buồn bã và hối hận. Một tuần trôi qua, ngày nào tôi cũng lặng nhìn bóng dáng Milo ra về một mình không ai bên cạnh, nhưng tôi lại chẳng làm gì. Tôi chưa bao giờ đến nhà hay gặp cha mẹ, anh chị em của Milo. Tôi nhớ lần Milo an ủi tôi khi bị điểm kém, vì lần ấy những ai đạt điểm cao mới được nhà trường cho tham gia công viên nước ở ngoài đảo. Cậu nói: - Thôi cậu về nhà tớ cùng uống Sô cô la nóng do bà tớ làm thử xem ngon lắm! Tôi ừ è vậy mà đến khi được gia đình Jackie bảo lãnh cho tham gia công viên nước rồi, tôi không ngần ngại đi cùng họ. Tôi để Milo leo cây mấy lần nhưng khi xin lỗi vài câu, cậu đều bỏ qua cho tôi. Tôi về nhà, một buổi trưa tại nhà bà Rerm, tôi kể cho bà nghe xích mích giữa tôi và Milo. Nghe xong, bà hỏi tôi: - Cháu đã bao giờ thắc mắc vì sao dáng đi của Milo lại bị như vậy không hay cháu chỉ.. vui cười khi nhìn thấy? Tôi nhìn Rerm tỏ vẻ khó hiểu. Bà nói tiếp: - Cháu còn là trẻ con nên ta không trách nhưng ta dặn này, hễ sau này gặp ai có tướng mạo dáng đi kỳ lạ thì cháu phải hiểu họ đang gặp nan đề trong sức khỏe, cháu hiểu không? Tôi vẫn còn chưa hiểu, rồi bà lại nói tiếp: - Đơn giản là chẳng ai muốn mình trở thành trò cười cho thiên hạ, chẳng ai muốn lủi thủi và chơi một mình. Khi cháu mở lòng ra với Milo thì cậu ấy vẫn kết bạn với cháu, vậy nếu nói Milo không thèm chơi với ai là sai, ta nghĩ là ngược lại. Cháu nên biết cách quan tâm và lắng nghe hơn chỉ trích. Tôi dần đã hiểu ra vẫn đề và nhận thức được điều sai trái trong lời nói của mình. Sau khi trò chuyện cùng bà Rerm, tôi quyết tâm ngày mai sẽ đến hòa giải với Milo và khiến mọi thứ tốt đẹp như trước. Tôi cám ơn bà và chào về. Sáng hôm sau, khi giải lao, tôi đến xin lỗi Milo chuyện lần trước, tôi đề nghị cùng dạo bộ về nhà với nhau sau khi tan học, Milo đồng ý. Khi đang dạo bộ cùng Milo, tôi đề nghị xách cặp giúp cậu. Milo ngạc nhiên hỏi tôi: - Có vấn đề gì thế? Tớ tự xách được mà. - À không, nếu cậu tự xách được thì thôi! Tôi rất muốn hỏi về một việc khá tế nhị nhưng thật khó mà nói ra. Một lúc sau tôi quyết định hỏi: - Milo này, tớ hỏi cậu việc này nhé? - Ừ. - Milo trả lời. Tôi gãi đầu gãi tai nói: - Về dáng đi khập khiễng của cậu ấy! Liệu điều đấy có liên quan đến sức khỏe của cậu không? Nghe vậy Milo cúi mặt xuống, đưa tay lên chỉnh lại vọng kiếng, ngập ngừng hồi lâu cậu mới trả lời: - Hồi bé tớ đã bị ngã từ lầu 2 xuống, sau đấy đến khám bác sĩ họ nói xương sống của tớ bị ảnh hưởng nặng, tớ phải nằm liệt giường và tập vật lý trị liệu một thời gian trước khi có thể đi lại được. Khi nghe Milo nói như thế tôi trở nên lặng thinh. Vì tôi hối hận đến mức không nói thêm được lời nào, như bị mắc nghẹn, cảm giác ấy khiến tôi không đứng vững được. Rồi tôi rơi nước mắt, ngồi thụp xuống đường mà khóc, tôi thất vọng và căm ghét bản thân mình. Milo bối rối đến đỡ tôi dậy. Tôi xin lỗi Milo lần nữa, cậu đành an ủi: - Cậu đã xin lỗi rồi còn gì! Đỗi sau thì tôi mới chịu đứng dậy, tiếp tục về nhà cùng Milo. Sau ngày hôm ấy, chúng tôi lại là bạn, Milo đã cười nhiều hơn, không còn lẻ loi buồn bã như Trước, tôi tự hứa rằng sẽ không bao giờ đánh mất tình bạn này.
Chương 4: Sự thay đổi Bấm để xem Tám năm trôi qua, chúng tôi bây giờ đã là những cô cậu thanh niên sắp ra trường. Bạn trai của tôi hiện tại là Tom, chúng tôi chính thức quen nhau được 2 năm. Tom càng lúc càng nổi trội ở trong trường, cao to đẹp trai, giỏi nhiều lĩnh vực, nhất là thể thao và được nhiều bạn gái mến mộ. Nhưng kể từ đấy, Milo lại lặn mất tăm, cậu chuyển sang học lớp buổi tối. Tôi thực không tìm ra lý do. Tom khác tính cách của tôi, anh ấy sống khá bề ngoài, tuy thế chúng tôi rất quan tâm lẫn nhau mặc dù thời gian gần đây chúng tôi ít khi gặp gỡ, sắp tới mùa thi cử. Trưa thứ bảy nọ tôi xuống phố để mua vài món đồ, tôi bắt gặp bóng dáng quen thuộc, một cậu thanh niên da màu đang băng qua đường. Tôi gọi lớn: - Này, Milo! Milo quay lại, rồi dần tiến về phía tôi. Milo bây giờ đã cao dong dõng nhưng dáng vẫn gầy và vẫn lầm lũi. Cậu nhìn tôi bằng ánh mắt có chút ngại ngùng, đưa tay lên chỉnh lại gọng kiếng, cậu nói với: - Chào Kia, lâu lắm không gặp. - Ừ, nhưng.. hầu như cậu chỉ có một bộ đồ, đây là chiếc áo sơmi mà lần cuối tớ nhìn thấy cậu. Milo phì cười nhưng có vẻ như không vui khi gặp lại tôi. - Hình như cậu không được vui khi gặp tớ, Milo. Tôi nói. - Không phải vậy. - Phải là vậy mà! - Chỉ là.. dạo này tớ gặp chuyện không vui. - Cậu gặp chuyện gì không vui? Milo lắc đầu: - Không có gì quan trọng cả. - Lạ thật đấy, Milo. -Tôi nói. - Cậu đang tránh mặt tớ. - Không phải. - Là như vậy đấy, trước đây có chuyện gì cậu cũng nói với tôi, bây giờ thì không. Chúng ta đã không gặp nhau quá lâu rồi, đấy là do cậu chứ không phải do tớ. Milo chỉ im lặng rồi nhìn quanh, tôi cảm thấy mình không nên hạch hỏi cậu ta như vậy khi gặp lại nhau, đành nói: - Mà thôi, cậu đang bận gì thì cứ làm, tớ về đây. * * * - Cậu mua gì thế? - Milo chỉ tay về phía chiếc bọc tôi đang cầm. - Vài lon nước ép. - Tôi đáp, giận dỗi đưa cho Milo lon nước ép táo nhưng lại không thèm nhìn. - Cậu cầm lấy. - Cám ơn, Kia. - Milo mỉm cười. Trước khi bỏ về, tôi vội nói với Milo: - Vài ngày nữa hãy đến nhà tớ thỉnh thoảng lại ăn uống cùng. Khi tôi quay lưng bỏ về Milo lại nói: - À.. Không được. Tôi quay thắt lại: - Vì sao không được? - Tớ không đến nhà cậu được đâu, Kia. - Nhưng vì sao? - Tôi gay gắt hỏi. - Điều ấy không tiện. - Không tiện ư? * * * - Cậu đã có Tom, tớ xen vào chỉ gây hiểu lầm thôi! Milo không nói thêm lời nào nữa mà chỉ cúi mặt xuống và quay lưng bỏ đi. Milo đã đi sang bên kia đường nhưng tôi thì cứ đứng ngẩng ngơ. Có lẽ tôi đã hiểu ra một điều gì đấy. Vừa cuốc bộ về nhà, tôi vừa suy nghĩ vẩn vơ. Tôi là người bạn duy nhất của Milo từ thuở bé, tôi nghĩ chính điều đấy khiến tôi có một sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến Milo, thế nên tình cảm mà Milo dành cho tôi không hẳn chỉ là bạn bè. Tôi chỉ đoán như vậy. Bước chậm rãi về đến nhà mà trong lòng tôi cảm thấy thật khó xử. Chợt nghĩ về Tom, Tom là người mà tôi yêu nhất, sau này nếu lấy ai thì chắc chắn tôi sẽ nghĩ ngay đến Tom, và tôi tin chắc rằng anh ấy cũng nghĩ về tôi như thế. Bây giờ đối với tôi mà nói, có lẽ tôi không thể sống nếu thiếu Tom, nhưng thật mông lung khi tôi không dám chắc điều gì cả, liệu rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hay không, còn tôi thì chẳng mong gì hơn thế. Từ đấy trở về sau, đã đôi lần tôi gặp Milo trên đường nhưng lại giả vờ như không quen biết, chúng tôi chỉ cúi đầu và bước ngang qua nhau như hai người xa lạ. Tôi đã xem Milo như là bạn bè, còn bây giờ thì chỉ là một người lạ, thế nhưng trong lòng tôi vẫn luôn áy náy và thoáng buồn khi chợt nghĩ đến Milo. Một buổi trưa thơ mộng trong khu vườn nhà Rerm, và vẫn thói quen cũ, nhâm nhi cafe trong không gian ấm áp của nắng. Chúng tôi tán gẫu cùng nhau nhưng bây giờ tôi đã trưởng thành, không hay hỏi Rerm vớ vẩn hay táy máy đồ đạc của bà ấy nữa. Tôi tâm sự với Rerm về khoản thời gian tuyệt vời này, tôi đang cảm thấy hạnh phúc và mong mọi thứ dừng lại ngay tại thời điểm này. Tôi sắp ra trường, tôi yêu một anh chàng hoàn hảo, tôi gặp những người bạn tốt, nhóm Pumpkin, tôi gặp được người bạn tuyệt vời như Rerm, mọi thứ như một tương lai đầy mộng mở, chúng diễn ra theo như mong muốn của tôi, nhưng.. tôi vẫn tiếc nuối vì chuyện của Milo. Tôi nói với Rerm: - Cháu biết không phải lỗi do mình nhưng cháu vẫn cảm thấy khó chịu trong lòng cô ạ. Phải chi Milo bình thường như bao người bạn khác nhỉ! Phải chi Milo không bị khập khiễng và phải chi cậu ấy đừng rời bỏ cháu.. Bà Rerm chỉ ngước mắt nhìn xuống. Rồi bà nói: - Phải chi Milo không phải là người da đen.. Như nghe tiếng sét bên tai, tôi quay sang hỏi: - Cô.. cũng nghĩ thế thật ư? Rerm trả lời: - Ý cháu là sự phân biệc chủng tộc ư? Không! Ta cũng từng là dân nhập cư cơ mà, nhưng ta chỉ đang nói về số phận của Milo khi được làm bạn cùng cháu. Tôi im lặng một lúc sau, rồi đáp: - Phải rồi. Chính màu da của Milo mà gia đình cháu cũng không nhìn nhận cậu ấy như những người bạn khác của cháu. Cháu biết điều đấy nhưng, cháu không muốn nhắc đến. - Có những điều phải chi chúng ta thay đổi được, nhưng.. cũng có những điều chúng ta không thể thay đổi. Rerm bảo. Màu da của Milo là điều cậu ấy không thể thay đổi, cho dù cậu ấy tốt đẹp đến mức nào thì màu da cũng đã mang lại cho cậu ấy sự khác biệc. Tôi mím chặt môi mình một lúc, sau đấy lại kể về gia đình mình: - Tuy rằng thời buổi bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Đối với gia đình cháu họ không phải là dạng người phân biệc chủng tộc.. một cách rõ ràng nhưng, họ có thể xem người da màu là người xa lạ, một người làm công hay người phát báo.. nhưng một người bạn thì.. thật khó, chưa nói đến một người vợ hay chồng, gia đình cháu xưa nay đã quan niệm như thế. Rồi tôi lại quay sang hỏi bà Rerm: - Nói cho cháu biết cô nghĩ gì về người da đen? - Cũng bình thường thôi, như bao người. - À không! Ý cháu muốn nói.. về tình yêu đối với một người da đen ấy. Bà phì cười. - Nói thẳng ra.. một người da đen tuy đen đúa và xấu xí nhưng họ có sức hấp dẫn kỳ lạ, một khi đã yêu thì sẽ chẳng muốn nghĩ đến một người da trắng nào cả. Ta nghĩ về người da đen như thế. Nghe Rerm nói rồi, tôi bỗng cúi mặt xuống, thẹn thùng cười. Tôi gật gật đầu, rồi thở dài. Tôi lại quay sang bảo với Rerm: - Thứ sáu tuần này sinh nhật cháu đấy, cô nhớ đến dự nhé! - Ôi vậy à! À đúng rồi, ta nhớ ra rồi. - Thôi, cháu về đây ạ. Cũng đã trễ rồi. Tôi từ biệc bà Rerm và trở về nhà. Trong lòng cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn một chút. Ngày sinh nhật tôi đã đến, tuy gió đầu mùa lay động khá mạnh mẽ nhưng vẫn là một ngày đẹp trời. 5 giờ, mọi người đều rất bận rộn: Tôi và mẹ đang chuẩn bị cho bàn tiệc ngoài trời, bác Otis bắt mấy sợi dây đèn ngang cành cây dương liễu, dì Ray chở bà ngoại đến tiệm để lấy bánh, còn các chi người làm thì loay hoay nấu nướng trong bếp, mùi thức ăn thơm phức tỏa lên khắp nơi. Rồi đám bạn con gái của tôi từ ngoài cổng chạy vào, chúng cùng đến trên chiếc Caddilac kiểu cũ mà Mary đã mượn của ba cô ấy. Họ chạy ào tới ôm chầm lấy tôi, vừa giỡn vừa hát bài Chúc mừng sinh nhật. Tôi đưa tất cả vào nhà. Khoảng mười lăm phút sau thì bọn con trai đến đem theo nhiều quà cáp dành cho tôi, nhưng vẫn chưa thấy Tom, tôi không muốn gọi thúc anh ấy nên sẽ định kiên nhẫn chờ, vì giờ vẫn còn khá sớm. - Kia này! Vườn nhà cậu tuyệt thật. - John nói với tôi, cậu bạn được mệnh danh là mọt sách của lớp vì đeo cặp kiếng cận dày cộm, rất hay đọc sách. - Tổ chức tiệc ngoài trời luôn là tuyệt nhất! - Cám ơn John, thật vui khi cậu thích. Bà Rerm từ ngoài cửa phòng khách bước vào, mang trên tay một hộp quà màu đỏ, bước đến và đưa cho tôi. - Chúc mừng sinh nhật cháu! Tôi ôm chầm lấy bà và rối rít cám ơn. - Cháu cám ơn cô, ôi món quà tuyệt quá! Bà dặn tôi cuối buổi hẳn mở ra xem rồi xin phép vào bếp để phụ giúp, còn tôi trở lại tiếp bạn bè. Khoảng nửa tiếng sau, mẹ bảo tôi gọi chúng bạn ra sân. Tất cả người lớn và người làm tôi cũng mời vào ngồi chung tại một chiếc bàn lớn ngoài sân. Khi mọi người đã an tọa, tôi đứng lên và nói: - Cám ơn tất cả mọi người đã đến đây trong ngày sinh nhật của tôi, nay tôi đã tròn 18 tuổi, tôi dâng ly rượu này lên để cùng vui với mọi người. Tôi cầm một ly rượu vang trắng đưa về phía mọi người, cả nhà đồng thanh reo vui: - Chúc mừng sinh nhật Kia! Chúng tôi cùng uống rượu, tôi đưa ly lên môi nhấp một ngụm. Mùi vị của nó thật là khủng khiếp. Đám bạn của tôi cười vang khi trông thấy sắc mặt của tôi. Rồi tôi mời mọi người hãy bắt đầu ăn tiệc. Khi họ đang ăn uống vui vẻ, tôi lò dò sang chỗ của Jack, cậu bạn trong nhóm bóng rổ của Tom, tôi hỏi: - Cậu có biết Tom đang ở đâu không, anh ấy vẫn chưa đến. - Không! Tôi không biết Tom ở đâu cả, hay cậu gọi cậu ấy thử! Jack trả lời. - Tôi.. tôi không muốn hối anh ấy, sáng nay tôi vừa nhắn tin cho Tom rồi, anh ấy bảo sẽ đến mà. Rồi John cùng với bạn gái cậu ấy đưa tôi vào phòng khách. John nhấc máy và gọi cho Tom, đã ba lần reng chuông nhưng đầu dây bên kia vẫn chưa nhấc máy, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng. Khi chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng nhiên mẹ tôi từ ngoài sân gọi lớn: - Kia! Con ra đây nào! - Chắc Tom đến rồi đấy! - Jack nói với tôi. Tôi mừng rỡ chạy ra ngoài thì chẳng thấy Tom, chỉ thấy mẹ tôi đứng bên cạnh một người giao bưu phẩm, bà cầm một hộp quà to trên tay và nói: - Con ký cái này vào nào, có ai gởi cho con đấy! Tôi chạy vội đến và cầm lấy hộp quà. Tôi cảm thấy thất vọng khi nhìn vào địa chỉ người gởi không phải là Tom. Tôi mở một tấm thiệp sinh nhật lấp lánh, rất đẹp với vài dòng trong ấy: - Chúc mừng sinh nhật Kia. Tôi nhận ra nét chữ của Milo, tôi khá hối hận vì không nhớ để mà mời Milo đến dự. Nhưng tôi bắt đầu thấy hoang mang, tôi ký vội trên tờ giấy mà người giao đưa cho tôi rồi đem hộp quà vào nhà, tôi đặt lên bậc cầu thang và ngồi xuống cạnh đấy, tôi cảm thấy xuống tinh thần vô cùng. Hộp quà mang màu hồng bi rất to và xinh xắn, nhưng tôi chẳng buồn để mở ra. Từ ngoài cửa, ba đứa con gái đến ngồi xuống cạnh tôi, chúng an ủi và bảo tôi ra ngoài ngồi với mọi người. Tôi nghe theo bước ra sân, trở về chỗ ngồi của mình. Bạn bè an ủi tôi rằng có lẽ Tom bận, rồi cậu ấy sẽ đến thôi. Tôi cũng an ủi mình như thế dù trong lòng đang giận lắm. Tôi cố bỏ mọi ý nghĩ tiêu cực sang một bên để cùng vui vẻ với mọi người. Khi ngồi một đỗi tôi mới để ý thấy bà Rerm đã bỏ về từ lúc nào, nhưng tôi chẳng buồn nghĩ về bà. Đã hơn 1 tiếng đồng hồ lại trôi qua, ai nấy đều vẫn đang vui vẻ trong bữa tiệc, còn tôi thì lo sốt vó, càng lo lắng hơn khi mẹ và bà hoặc người trong nhà bắt đầu thắc mắc, hỏi đến Tom. Bọn bạn tôi thay phiên nhau vào nhà và gọi cho Tom nhưng không gặp. Tôi vội đứng lên, trở vào trong nhà. Tôi sẽ trực tiếp gọi cho Tom. Khi tôi nhấc điện thoại lên và bấm số, thì bây giờ lại không còn một tín hiệu nào cả, có vẻ như ai đấy đã cắt nguồn điện từ đầu dây bên kia. Mary bước vào trong nhà, theo sau là Resse, rồi lần lượt tất cả bạn bè của tôi bước vào, xúm quanh tôi. Họ bàn tán nho nhỏ: - Không ai gọi được, không ai liên lặc được với Tom cả! Liệu Tom đã gặp chuyện gì chăng? Đấy là điều tôi cũng đang lo lắng. Tôi bảo với họ: - Tớ muốn ai đấy chở tớ đến nhà Tom! - Tớ đã đến rồi, Kia ạ! - Jack nói. - Ba mẹ Tom đã nói cậu ấy ra ngoài từ trưa hôm nay rồi, tớ hỏi thêm thì họ bực bội đóng cửa lại. Họ còn bảo đã ngắt dây điện vì chúng tớ gọi đến quá nhiều. Tôi ngồi sụm xuống sàn và bắt đầu khóc, càng lúc một to hơn. Trong lúc ấy dì Tanja tôi bước vào và nhìn thấy, dì chạy vội đến tôi: - Ôi cháu yêu! Có chuyện gì thế! Dì ấy ôm và hỏi han tôi. Tôi lấy tay lau nước mắt, từ từ đứng lên. Tôi nói với dì: - Cháu phải ra ngoài có chút việc, dì đừng nói ai trong nhà về chuyện này nhé, cứ bảo họ cháu đi chơi với bạn. Rồi tôi ra hiệu cho bọn bạn bước ra ngoài. Chúng tôi đi hai xe, bắt đầu lùng xục khắp nơi, các công viên, sân bóng, xuống các con phố hay những nơi Tom từng đến, kể cả nhà bố mẹ anh ấy, cả bệnh viện và sở cảnh sát nhưng đều không tìm thấy Tom. Trời thì một lúc càng lạnh dần, chúng tôi băt đầu thở ra cả khói, gió cứ thổi lên từng cơn như muốn bay cả xe. Đã 12 giờ khuya, chúng tôi đành trở về nhà, ai nấy đều đã thấm mệt. Bạn bè an ủi tôi, nhìn những gương mặt lo âu, khắc khoải của họ khiến tôi động lòng. Nhưng suốt chuyến đi, tôi để ý đến một người có sắc mặt khá lạnh, đôi lúc thấp thỏm, đấy là Mina, cô bạn đi cùng Fancy. Cô ấy không học cùng trường của chúng tôi mà tôi cũng không mời cô ấy, nhưng tôi vẫn đón tiếp. Vì quá mệt mỏi, tuyệt vọng cho nên tôi đã không quan tâm đến chi tiết ấy. Tôi bảo với chúng bạn: - Tớ xin lỗi các câu vì chuyện của tớ. - Đừng ngại điều ấy, chúng tớ cũng lo cho Tom mà. - Jackie an ủi. - Tớ muốn các cậu hãy trở về nhà, đã khuya rồi. Cám ơn các cậu nhiều lắm! Tôi ôm hôn từng người một và lần lượt tạm biệc họ. Khi tất cả đã về, tôi trở vào trong nhà, cố giữ nét tươi tỉnh trên gương mặt. Mọi người trong nhà vẫn ngồi đấy và đang trò chuyện. - Này con! Lại đây nào! Mẹ tôi bảo. Tôi đến ngồi với họ và trò chuyện đôi ba câu, có vẻ như họ vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra với tôi. Dì Tiana đã về nhà cùng chồng và con gái. Tôi bảo với mọi người rằng do không quen uống rượu nên hơi nhức đầu, xin phép được về phòng, nhưng thật ra tâm trạng tôi đang rối lắm, rất tệ. Tôi biết mình không thể ngủ được nên đã lang thang vào trong bếp. Tôi không biết phải làm gì, chỉ biết nghe theo quán tính của mình. Tôi lê bước chân và tìm đến nơi quen thuộc nhất, thanh vắng nhất. Tôi leo qua hàng rào, lén sang nhà bà Rerm. Bước vào trong sân, mọi thứ xung quanh tôi tối thui như mực, tôi đoán Rerm đã chìm trong giấc ngủ. Nơi đây đúng là tối tăm như một nghĩa trang vậy, nhưng kỳ lạ rằng tôi lại không cảm thấy lạc lõng như khi đang ở trong bữa tiệc của mình. Hay nơi đây là chỗ dành cho những tâm hồn cô độc như Rerm, bà đã cô đơn quá lâu nên không còn biết than trách, mà còn học cách tìm niềm vui trong chúng. Tôi bước đến chiếc ghế bành và ngồi phịch xuống, đưa hai tay lên trán, dần vuốt xuống hai bên má, rồi bậc khóc nức nở. Gió một lúc càng to, lay động dữ dội, như chính tâm bão trong lòng tôi. Cổ họng tôi khô khốc và giọng như khàn hơn. Một lúc sau, tôi nghe tiếng cót két của cánh cửa nhà xe từ từ mở ra, bà Rerm đứng bất động, ngạc nhiên vô cùng khi nhìn thấy tôi. Bà khẽ thốt lên: - Kia! Cháu đấy ư! Tôi ngẩng lên nhìn bà rồi lại cúi mặt xuống khóc tiếp. Bà từ đến gần đặt tay lên vai tôi hỏi: - Có chuyện gì thế! Kia! Kia! Tôi bặp bẹ vài tiếng trong cổ họng nhưng không nói được hết câu. - Cháu! Tôi lại cúi mặt xuống, tựa đầu lên hai đầu gối mình, gào khóc nhiều hơn nữa. Tiếng gió hú qua các cành cây ngày một lớn dần, át cả tiếng khóc của tôi. Bà Rerm đỡ tay tôi lên, cố đưa tôi vào trong nhà nhưng tôi gượng lại. Bà bảo: - Vào nhà đã! Ngoài đây lạnh lắm! Tôi gào lên: - Làm ơn để cháu ở ngoài đây một lát đã! Bà đành buông tôi ra, ngồi xuống cạnh và nhìn tôi đăm đăm. Bà bối rối không biết nói gì và cũng không biết phải làm gì, những đường gân chạy dọc trên trán và hai thái dương của bà nổi lên một màu xanh tím, cặp mắt bà lóng lên trông sáng hoắt trong đêm, trông bà còn khổ hơn cả tôi. Rồi bà nói: - Đợi ta một chút nhé! Run rẩy đứng lên bà trở vào lại trong nhà, khi trở ra thì cầm tách trà nóng trên tay và chiếc chăn dầy cộm, khó khăn lắm bà mới đưa được chúng xuống bậc thang, tôi chẳng còn tâm trạng nào để giúp đỡ bà. Bà đưa cho tôi khi tách trà đã bớt nóng, quấn cho tôi chiếc chăn quanh người, khi ấy tôi dần nín khóc, cầm ly trà đưa lên miệng đánh hết một hơi. Khi đã lấy lại bình tĩnh, tôi nghe lời Rerm bước vào trong nhà. Tôi kể sơ cho bà nghe mọi chuyện rồi ngồi gục đầu lên bàn. Rerm chẳng nói gì cả, có lẽ bà chưa biết phải nói ra điều gì vì trông bà căng thẳng lắm, chỉ vặn nút đèn cho nhỏ dần và ngồi đối diện phía tôi. Tôi nói với lên: - Cô hãy cứ vào nằm ngủ, cháu ngồi ở đây được rồi! - Ừ! Ta ngồi một lát rồi ngủ. - Bà trả lời. Khoảng 1 giờ khuya, có tiếng gõ cửa từ bên ngoài. Rerm đến mở thì thấy bác Otis đứng phía ngoài. Bác bảo: - Kia! Cháu đây rồi! Mọi người đang tìm cháu đấy! Tôi nói với bác: - Bác hãy cứ về trước, cháu sẽ về ngay! - Vậy bác chờ cháu ở ngoài nhé! -Bác đáp. Tôi đứng lên khoác áo lạnh vào. Rerm đến gần, gác hai tay lên vai tôi, nói: - Cháu hãy lau khô nước mắt và giữ bình tĩnh. Hãy về nhà vì mọi người đang lo cho cháu! - Cháu cám ơn, vậy cô ngủ nhé! Cháu về đây. Tôi mở cửa bước ra ngoài, bác Otis cầm một bên vạt áo che ấm cho tôi và đưa tôi về. Bà Rerm vẫn ngồi đấy trong bóng đêm, lẳng lặng nhìn về phía tôi. Khi về đến nhà, mẹ tôi nói: - Con ở đâu nãy giờ đấy! - Con sang bên Rerm chơi một chút thôi, mẹ đừng lo! Mẹ chưa ngủ nữa hả? - Không phải! Có hai cô bạn của con đang đứng phía ngoài kìa, họ muốn gặp con đấy! Tôi ngạc nhiên hỏi mẹ: - Ai thế ạ! - Hình như là Fancy, còn cô kia mẹ không biết! Mẹ trả lời Tôi giục bà: - Được rồi mẹ cứ lên phòng ngủ! Con nói chuyện với họ rồi vào nhà ngay, trễ rồi. Mẹ tôi vào trong nhà, bên ngoài chỉ còn bác Otis đang làm vài việc linh tinh, các chị người làm cũng đã về phòng ngủ sau khi dọn bàn tiệc. Tôi bảo với bác Otis: - Bác cứ ngủ trước, để cháu khóa cửa cho! - Không sao! Đấy là nhiệm vụ của bác! - Cháu cám ơn bác! Tôi bước ra ngoài thấy Fancy cùng với Mina đang đứng trước xe của họ. Tôi tới gần nói: - Các cậu tìm tôi? - Ừ! Chúng tớ có vài chuyện muốn nói với cậu! Vừa hồi hộp vừa lo sợ về điều mà họ sắp nói, tôi đoán đây là tin chẳng lành. Tôi bảo: - Vào nhà tớ, ngoài này lạnh lắm! Nhưng Fancy lại bảo: - Vào nhà cậu không tiện! Vào xe nói chuyện! Chúng tôi bước vào trong xe. Khi đã lấy lại bình tĩnh, tôi nói với họ: - Rồi! Các cậu nói đi! Fancy ngước cằm về phía Mina để ra hiệu gì đấy, Mina quay lại nhìn tôi, với vẻ mặt âu lo, cô ấy cố hết sức can đảm nói với tôi: - Tớ muốn cậu bình tĩnh nghe những gì tớ trình bày này! - Tớ rất bình tĩnh, tớ biết ngay từ đầu cậu có điều đang giấu với tớ, vậy giờ hãy cho tớ biết chuyện gì đang xảy ra với Tom. - Tom vẫn ổn! - Mina nói. - Nhưng mà.. cậu biết chị ruột của Tom không? Katherin ấy? - Biết. - Chị ấy có một người em kết nghĩa, tớ.. tớ sẽ không nói tên, cô ấy đang học cùng trường với tớ. - Ừ! Tự nhiên Mina quay lưng lại về phía tôi, nhìn xuống mấy ngón tay thở dài, rồi nói tiếp: - Tom cùng cô ấy.. đang yêu nhau! Nghe như một tiếng sấm vang bên tai, tim tôi đập thình thịch. Tôi cố lấy lại bình tĩnh để nghe hết. Mina lại tiếp tục: - Ban đầu tôi cũng không biết cậu là ai, nhưng khi chơi với Fancy tôi mới biết rằng cậu cũng là bạn gái của Tom. Tom đã là bạn trai của cô ta trước rồi họ chia tay, đến khi Tom gặp cậu, họ âm thầm trở lại. Đã từ rất lâu rồi, cô ấy thường đến nhà Tom Katherin chơi, cô ấy ở gần đấy, họ đã là từng là những người bạn thân thiết. Rồi cô ta ép Tom phải lựa chọn một trong hai.. Qua ngày hôm nay thì.. rõ ràng hắn không xứng đáng với cậu. Mina ngẩng mặt lên, nhìn ra ngoài cửa: - Ngày hôm nay Tom và cô ấy đang đến một nơi để cắm trại cùng nhau. Ôi lạy Chúa! Tôi nghe mà thấy choáng, tôi hỏi Mina. - Làm sao cậu biết được điều ấy? - Ban nãy, tôi đã thử gọi cho cô ta, cổ cho tôi biết như vậy rồi tắt điện thoại luôn. Tôi nghĩ Tom cũng đang cố tình lẩn tránh cậu. - Vậy.. cậu giấu tớ cả buổi tối đến bây giờ mới nói. Mina im lặng. Tôi tức giận gầm lên: - Cậu thấy tôi đã rất rối trí, cậu thấy vậy nhưng vẫn quyết tâm im lặng. Mina chớp chớp mắt, trông tội nghiệp. - Tôi sợ, Kia! Thật khó để nói ra!.. Xin lỗi cậu. - Vậy cậu biết điều này bao lâu rồi? Tôi hỏi. * * * - Hơn năm nay rồi! - Ôi trời ơi! Tôi thốt lên. Tôi hỏi sang Fancy. - Còn cậu? Mina phân trần: - Tôi chỉ mới cho cậu ấy biết thôi! - Tôi gọi Mina đến gặp cậu ngay khi ấy. - Fancy bảo. Không thể chịu đựng được thêm cái tình huống này, tôi mở tung cửa bước ra ngoài. Tôi đang bước vào cổng thì Fancy chạy đến chận cánh cửa lại, cậu ấy nói: - Cậu bị sao thế, Kia? Thái độ này là thế nào? - Tôi bị làm sao à? - Tôi hét vào mặt Fancy. Tất cả đều là dối trá, kinh tởm, lừa lọc, cả lũ các người! Cậu ấy quắt mắt nhìn tôi: - Cậu chửi chúng tôi ư! - Bỏ cái chân của cậu ra! Fancy bỏ cánh cổng ra, lườm tôi: - Tôi biết! Tôi biết rằng cậu đang đau khổ! Nhưng đây không phải lỗi của chúng tôi, đừng đối xử với bọn tớ như tên khốn ấy, đáng lý cậu nên cảm ơn Mina vì đã cho cậu biết sự thật này sớm! - Sớm ư! Cám ơn ư! Tôi quay lại nhìn khi Mina đang bước ra khỏi xe: - Rất cám ơn cậu vì bây giờ mới cho tôi biết! Hơn 1 năm rồi đấy! Mina chỉ im lặng, tôi định bỏ vào nhà thì Fancy nắm chặt tay tôi, cậu ấy bảo: - Mina đã rất khó khăn để nói ra, cậu phải hiểu nếu ở trong vị trí của cô ấy chứ! Và cô ấy cũng nói ra rồi! Bon tớ đã rất lo cho cậu, sẵn sàng giúp cậu vượt qua điều này. Nhưng bây giờ thì, thật đáng thương.. Fancy chỉ ngón trỏ vào mặt tôi: - Vì giờ cậu hãy tự mà lo liệu. Tất cả mọi người đều quan tâm đến cậu, còn cậu thì chỉ nghĩ cho bản thân thôi! Tôi giật tay Fancy ra và hét lên: - Đi về hết! Bỏ mặc tôi ư! Được lắm. Tôi không cần các người, tôi không cần ai nữa.. Fancy kéo Mina trở trong về xe, sau đấy họ lái xe một mạch ra khỏi khu phố. Tôi đứng đấy mà khóc ròng. Bác Otis thấy thế chạy ra, hỏi han nhưng tôi không trả lời. Bác đành đưa tôi vào trong nhà rồi đóng cổng lại. Vậy là một đêm gió bấc bão bùng cũng đã chấm dứt. Đã bốn ngày trôi qua. Trời bớt dần giông bão, Ab trở về với một mùa gió nhẹ, se se lạnh. Trên các cành cây, lá rụng trơ cành, thời tiết đang dần chuyển vào đông. Tôi vẫn đều đặn đến trường cho dù mọi người đã bắt đầu bàn tán về tôi, số thương hại tôi nhưng cũng có số dè bĩu cười chê tôi. Tôi trở nên biệc lập, tách xa mọi người, kể cả nhóm Pumpkin. Họ cũng không màng đến tôi nữa, có lẽ sau khi nghe Fancy kể lể. Cũng có vài thành viên khuyên tôi trở lại với nhóm, tôi nghe theo và mở lòng ra, quay trở lại cùng hối lỗi về chuyện của Fancy, thế mà mọi thứ vẫn không như cũ. Họ tuy bày tỏ sự thông cảm nhưng họ cũng không còn mặn mòi với tôi, còn tôi cũng chẳng màng đến họ. Mọi thứ bỗng nhiên trở nên quá tệ hại so với những gì tôi mong đợi. Tôi vẫn gặp Tom, nhưng chúng tôi không ai thèm giao tiếp với nhau lời nào kể từ dạo ấy. Yêu nhau hai năm, sau một đêm giông tố bỗng trở thành người xa lạ. Tôi thì chẳng bàn làm gì, nhưng Tom, hắn chẳng mở miệng lần nào để nói lời với tôi một tiếng xin lỗi, một câu giải thích hay chí ích là lời chia tay, hắn im bặt. Gặp tôi hắn chỉ biết lẩn tránh, cúi mặt xuống đất mãi cho đến khi tôi khuất bóng. Tôi không nhìn nhưng cảm và thấy được bộ mặt xấu xa, hèn hạ của hắn, và nỗi xấu hổ đê tiện hằn lên trong ánh mắt của hắn. Tuy không cần nói nhưng tôi biết được rằng sự lựa chọn của hắn đã nghiêng về ai, tôi ngậm đắng nuốt cay. Tôi đã hết mực tin tưởng Tom, không chút nghi ngờ vậy mà không tài nào hay biết được sự dối trá mà hắn dành cho tôi trong suốt bao năm, hắn cũng thật là tài tình. Những chũi ngày tháng này là cả một địa ngục đối với tôi. Thật u tối kinh khủng, thật ấm ức.. Đã là khoảng thời gian cuối cùng của tuổi học trò, nào là học thi, nào là chia tay thầy cô và bạn bè, vậy mà tôi chỉ muốn nghỉ quách cho rồi. Mọi thứ tốt đẹp với tôi đã tan biến, mọi hy vọng, mọi mong mỏi của một cô gái trẻ đầy nghị lực, bây giờ không khác gì ngoài một nỗi tuyệt vọng. Cứ mỗi lần nghĩ về Tom thì như một vết dao đâm xuyên qua tim tôi. Một ngày sau khi đi học về, tôi không vô nhà mà ngồi trước cửa nhà bà Rerm. Phải hai tiếng đồng hồ sau bà mới xuất hiện, vẫn nặng nề bước từ ngoài cổng vào, hai đôi má hằn lên một màu hồng đỏ thẫm, vài vết đồi mồi hiện trên mặt vì giang sương gió. Thấy tôi, bà cười trông như mếu, không biết vì mệt nhọc hay vì tội nghiệp cho thân tôi. Tôi đứng dậy chào bà, bà bảo tôi vào nhà đợi một lát nhưng tôi lại lang thang ra sau vườn nhà. Hôm nay Rerm trồng thêm nhiều loại rau quả: Dưa chuột, bí đỏ, cà chua và bắp sú, xung quanh mọc li ti vài nhánh hoa bồ công anh. Tất cả chúng như những thiên thần óng ánh trong nước thiên đàng vậy. Nhưng còn tâm hồn tôi, tệ như một địa ngục, tôi luôn cảm thấy ngộp ngạt vô chừng kể từ dạo ấy, không biết rằng điều gì có thể cứu lấy mình ngoài việc nghĩ đến cái chết. Rerm lọ mọ bước ra cửa bưng một khay trà đặt lên bàn, chúng tôi ngồi uống trà mật ong. Rerm vẫn hay im lặng và mắt nhìn xa xăm. Sau khi dùng trà xong, tâm trạng tôi có phần đỡ hơn đôi chút, dần lấy lại được hơi thở của mình một cách đều đặn mặc dù, nỗi đau vẫn còn đấy. Chúng lại dâng lên trong lồng ngực, rồi những giọt nước mắt lăn dài trên má. Rerm cúi mặt nhìn xuống. Bà nói: - Cháu sẽ phải trải qua một khoảng thời gian tệ lắm đấy! Ta không biết làm gì để giúp cháu, điều duy nhất ta có thể làm là cầu nguyện. Nếu vượt qua được điều này, ta tin cháu sẽ nhận được bài học đắt giá và sống hạnh phúc hơn. Tôi vẫn ngồi đấy như một pho tượng, tôi hỏi bà: - Chắc cô cũng đã từng trải qua nỗi đau như cháu lúc này chứ! - Ừm, vài lần. - Bà đáp. Tôi nhìn đăm đăm về phía bức tường, lúc bấy giờ đã đổi sang màu xanh thẳm đầy lạnh lẽo, không còn tràn ngập ánh nắng ấm áp như trước kia, nói: - Vậy khi ấy cô cảm thấy như thế nào? Bà trả lời: - Cũng giống như cháu vậy! - Giống như thế nào, cô thử nói xem! - Ta hay.. gặp ác mộng, những cơn ác mộng kỳ lạ mà ngày thường chẳng bao giờ nghĩ đến, bên cạnh đấy luôn là cảm giác bị bỏ rơi.. và sợ hãi. Cũng có lúc ta gặp giấc mơ rất bình yên, ta cứ tưởng mình đã hoàn toàn được giải thoát. Nhưng khi chợt tỉnh giấc vào lúc nửa đêm, sự bình yên chốc tan biến, thay vào đấy là cơn đau như xé nát tâm can, chúng từ từ xâm chiếm hết. Bà nói đến những cảm giác tương tự như của tôi: - Ta luôn cảm thấy khó thở giống như.. cả một bầu trời bao la không đủ không khí dành cho ta và vẫn luôn bưng bít.. - Vậy làm cách nào cô vượt qua được điều ấy? - Ta nghĩ.. chỉ có Chúa mới có thể cứu rỗi chúng ta. Và thời gian, ta cũng không nhớ mình đã vượt qua giai đoạn ấy từ khi nào và như thế nào, trong bao lâu. Nhưng có một điều.. ta tạ ơn Chúa khi đã sinh ra ta là một kẻ điên! Tôi thắc mắc hỏi: - Ý cô là gì? Rerm nói: - Ta có trí tưởng tượng siêu phàm. Ta nghĩ nếu ngày một cố gắng vượt qua chúng bằng một hành động tích cực nào đấy thì ta sẽ nhận được phần thưởng cho điều ấy! Và ta đã vượt qua cơn khủng hoảng một cách dễ dàng hơn, tôi vẫn chưa hiểu: - Ví dụ như? - Ví dụ như.. không được phép đến gần con phố ấy hay liên lạc với người ấy, bất cứ thứ gì liên quan đến họ thì tránh xa. - Khi cô làm được như như vậy thì cô được gì? - Ta tự có phần thưởng cho ta, được sự bình yên hẳng hạn. Viển vông thôi! Rồi bà cười mỉa mai: - Và chỉ có người điên mới đủ sức tin vào những gì mình tưởng tượng.. - Vậy cô có thể tự đánh lừa bản thân bằng cách ấy. - Ừ.. có lẽ thế! - Vậy cháu có thể không? - Tôi boàng hoàng hỏi. Rerm ngây ngô nhìn tôi, chân thành đáp: - Mỗi người đều có cách riêng để chữa lành cho bản thân. Ta tin cháu cũng sẽ có cách của cháu. Sau buổi trưa, trời đổ xuống rất lạnh. Những nụ hoa hồng dại, leo dọc bờ tường đang bị đông cứng trong sương giá, tàn nhẫn như chính nỗi đau mà tôi đang phải chịu đựng. Điều Rerm nói sẽ là điều tôi phải trải qua mỗi ngày. Vậy đấy, tôi chấp nhận mọi thứ.. và để chúng trôi qua. May mắn thay, Milo đã xuất hiện trở lại trong đời tôi trong khoảng thời gian tối tăm ấy. Ban đầu cậu hay lấp ló gần nhà tôi vài lần trong tuần, rồi một ngày tôi thấy cậu đứng trước cổng nhà bà Rerm trong khi tôi và bà đang trồng củ cải, thấy chúng tôi nhìn cậu vội bỏ về. Vậy là từ lâu, Milo vẫn luôn quan sát và nghe nghóng mọi điều từ tôi, cậu biết rằng tôi đang gặp khó khăn. Một buổi sáng mùa đông lạnh giá, tuyết rơi đầu mùa. Tôi khoác vội áo ấm chạy sang nhà bà Rerm để chăm coi khóm củ cải thì thấy Milo ở đấy, cậu đang sửa lại khúc hàng rào bị hỏng trong sân của bà. Milo lặng lẽ nhìn tôi với một ánh mắt dịu dàng chứa chan tình cảm. Và từ ấy, họ là hai người bạn duy nhất của tôi. Họ không bao giờ nhắc về chuyện buồn của tôi, cũng không hay vui cười quá vô tư, tôi chỉ biết rằng họ là những người bạn tốt nhất, luôn ở cạnh tôi khi gặp khó khăn và tôi cũng sẽ luôn như vậy với họ. Hai tuần trôi qua, tôi đã cảm thấy tinh thần của mình đỡ hơn một chút. Tôi được an ủi và sẻ chia, mặc dù đôi khi chợt nghĩ về chuyện cũ, tôi vẫn thấy có đôi chút hụt hẫng. Rồi tôi quyết định bỏ hết sang một bên, cùng gia đình, cùng Rerm và Milo đón giáng sinh sắp đến. Nhưng đâu biết rằng, đây sẽ là giáng sinh cuối cùng của ba chúng tôi. Hai tháng nữa Milo sẽ chuyển đến Newyork để theo học ngành truyền thông, và tôi cũng phải đến Boston để thi vào trường thiết kế. Tôi đã dần quên những điều buồn phiền vừa qua, chỉ tập trung học thi và đón giáng sinh. Năm nay, chúng tôi đã có một mùa Giáng sinh ấm áp. Ngày cuối tuần, Milo cùng tôi lái xe vào rừng để chặt thông, sau cùng thì tha về được một cây thấp khoảng mét 6, chúng tôi đặt cây vào trong sân nhà bà Rerm. Trước giáng sinh một ngày, chúng tôi trang trí linh tinh lên cây và thắp đèn. Vào đêm ấy, sau khi cùng gia đình ăn mừng giáng sinh, ba chúng tôi đốt lửa trại bên cây thông Noen, chụp hình, uống cacao nóng và trò chuyện, đón giáng sinh dưới bầu trời tuyết, đến qua một giờ sáng, thật là ý nghĩa. Trước khi Milo ra đi, cậu ấy đã mời tôi và bà Rerm xuống phố ăn tối, nhưng Rerm thì từ chối, bà nói rằng muốn dành thời gian quý báu cuối cùng cho cả hai chúng tôi thì sẽ hay hơn, song bà tỏ lòng cảm kích vì đã nghĩ đến bà. Tối hôm ấy, tôi trang điểm nhẹ, diện một bộ váy hồng trang trọng, mang giày trắng và buột tóc bằng dây ruy băng đỏ. Tôi bắt taxi đến một quán ăn nhỏ ngay góc phố, khá là vắng vẻ. Đấy là quán ăn Ấn nằm trên một đoạn dốc, thắp đèn vàng phía ngoài rất đáng yêu, suốt một đoạn đường dài chìm trong bóng tối thì quán lại nổi bậc lên. Khi tôi vừa đến thì Milo bước ra từ trong quán, cậu trông bảnh bao hơn thường ngày, mặc một chiếc áo sơmi màu vàng đậm, quần tây nâu đà tém thùng, dĩ nhiên vẫn luôn đeo kiếng. Milo nhoẻn miệng cười khi gặp tôi, lần đầu tiên tôi thấy cậu cười tươi như thế này. Cậu đưa tôi vào trong quán, một không gian thật tuyệt vời, rất ấm áp với màu sắc êm dịu, dù có phần hơi tối. Tiếng guitar nho nhỏ vang lên khắp nơi, tôi phải nhìn kỹ lắm thì mới thấy được người đàn ông Mexico nhỏ thó đang ngồi ngay góc với cây đàn guitar, ông chơi rất nhiều bản nhạc cổ điển trong suốt buổi tối. Chúng tôi ngồi tại một chiếc bàn sát bên cửa sổ, có thể nhìn ra bên ngoài và ngắm tuyết rơi. Một người bồi bàn đến và thăp lửa cho ngọn nến trên bàn chúng tôi. Sau khi gọi món, Milo khen tôi: - Tối nay trông cậu thật đáng yêu! - Cám ơn cậu, trông cậu cũng rất điển trai, Milo ạ! Tôi đáp. Đồ ăn Ấn rất ngon, khung cảnh thật lãng mạn và bình yên, như tâm hồn của hai chúng tôi bây giờ vậy. Chưa bao giờ tôi trải nghiệm được niềm hạnh phúc nào mãnh liệt như tối hôm nay. Hai ngày sau, Milo đến nhà từ biệc chúng tôi để bay sang Newyork, thật buồn biết bao khi chia tay một người bạn quý giá. Sau ấy, tôi đứng trong phòng nhìn ra cửa sổ dõi theo cậu ấy, bóng dáng Milo cứ xa dần xa dần rồi chợt biến mất hút, đấy là hình ảnh đẹp đẽ nhất của Milo ở trong tôi.
Chương 5: Kết Bấm để xem Thời gian trôi qua thật mau, ngày đêm tôi miệt mài học, sau đấy sang Boston hai ngày để thi. Tận hai tuần sau tôi mới nhận được cú điện thoại, họ báo rằng tôi đã đậu. Và bây giờ tới lượt tôi sẽ phải khăn gói từ giã mọi người đến nơi phương xa. Một buổi chiều nọ, tôi nghe bác Otis vào báo với bà ngoại của tôi: - Thưa bà! Trong vườn cam có chuyện rồi. Rồi bác chở bà cùng dì tôi đến vườn cam. Khi trở về bà cho hay có vụ xô xác liên quan đến Rerm, điều này cũng đã từng xảy ra trước đây. Không biết rõ là chuyện gì nhưng có một người đã phải vào viện vì thương tích. Sau chiều hôm ấy, cả gia đình tôi ngồi bàn bạc trong bữa ăn tối. Hai người dì tôi đều nói rằng bà Rerm không được phép làm việc ở đây nữa, còn bà tôi bây giờ chỉ biết im lặng, hình như bà cũng đồng ý với quyết định ấy. Cả đêm hôm ấy tôi cũng không thấy Rerm về nhà, không biết rõ bà đã ở đâu. Bà tôi kể lại: - Mọi người cho rằng Rerm đã tấn công chị Serena, nhiều người đã hỏi Rerm nhưng cô ta chỉ im lặng và nói muốn giải thích riêng với mẹ. Cô ấy kể lại với mẹ rằng: Khi cô ấy đang nói chuyện với một thằng nhóc thì Serena đến và đuổi thằng bé, chị ấy bảo trong giờ làm việc không được nói chuyện hay cho kẻ lạ vào vườn, một lúc sau thì Jay, con trai của Serena chạy đến đả kích thằng nhóc ấy. Thằng bé lượm một quả cam trong giỏ và ném vào Jay, Serena thấy thế chạy đến đánh nhóc tới tấp, Rerm lao vào và xô cô ta ra, không may cổ va vào cành cây và ngã quay xuống đất bất tỉnh. Đang nói đến đấy thì cảnh sát đến và đưa Rerm đi. Tôi thốt lên: - Bà Rerm đang ở trong đồn cảnh sát hả bà! Vừa nói xong, tôi lấy chiếc xe tải chở cam và lái một mạch đến đấy mặc cho mọi người có can ngăn. Tôi gặp Rerm trong đồn cảnh sát, tôi hứa sẽ đưa bà ra ngoài. Tôi thuyết phục gia đình để bảo lãnh cho bà ra. Phải mất 20 tiếng đồng hồ sau thì mẹ tôi mới đến và bảo lãnh cho bà ra ngoài. Chúng tôi đưa bà về đến nhà và hứa sẽ thuyết phục gia đình để giữ bà lại. Tôi lại cảm thấy thật hoang mang và lo lắng, vài ngày nữa tôi đã phải bay sang Anh mà mọi chuyện lại xảy ra như thế này. Sau khi về nhà, Rerm được nghỉ vài hôm. Nghe nói bà Serena cũng đã tỉnh lại và bắt đầu xuất viện, tuy thế nhưng chúng tôi vẫn chưa biết rằng số phận của Rerm sẽ như thế nào. Trong buổi tiệc chia tay của tôi, bà Rerm đã không có mặt, tôi biết bà ấy cảm thấy áy náy với gia đình tôi sau chuyện vừa rồi. Sau buổi tiệc, tôi đem đĩa thức ăn và rượu ngon đến cho bà. Đêm nay lại rằm, chúng tôi ngồi uống rượu cùng nhau dưới ánh trăng. - Tuyết đã dần tan rôi cô nhỉ! Tôi nói. Bà chỉ mỉm cười. Tôi hỏi bà: - Cô vẫn sẽ làm việc cho nhà cháu chứ, cô Rerm! Bà ngập ngừng một chút. - Ta không chắc nữa, Kia ạ! Điều đấy còn tùy thuộc vào gia đình cháu! Ngẫm nghĩ mỗi đỗi lâu, tôi mới nói. - Cháu biết là như vậy, nhưng còn mấy ngày nữa cháu sẽ học tại Boston. Cháu chỉ hy vọng rằng ngày trở về cháu vẫn còn được gặp lại cô! Milo đã đi rồi cô cũng ra đi, cháu sẽ không còn những người bạn tốt nhất của mình. Nghe tôi nói thế, bà cười trấn an tôi. - Ta chỉ nói là không chắc thôi mà! - Cô hứa chứ! - Ta hứa. Ngẫm nghĩ, rồi tôi lại hỏi Rerm: - Cháu có thể hỏi cô một chuyện được không? - Ừ! Bà trả lời. - Đây không phải là chuyện của cháu, nhưng cháu chỉ khá tò mò.. - Ừ. - Cháu nghe bà ngoại nói cô được cha mình giao cho một số tiền khá lớn, cháu nghĩ.. nếu cô dùng chúng để mở một cửa hàng ở đây thì sẽ không còn ai có thể làm phiền cô nữa, phải không? - À! Bà lúng túng. Cháu nói đúng! Nhưng số tiền ấy ta chia sẻ hết rồi. - Hết rồi à. - Ừ. Rồi bà kể tôi nghe. Có một người mẹ đơn thân nuôi đàn con nhỏ gốc Thổ, khi họ vẫn còn là dân nhập cư, ta đã giúp họ, đấy là gia đình của thằng nhóc đã nói chuyện với ta vào cái hôm ấy. Ta giúp họ làm giấy tờ để có thể tiếp tục sống ở đây, và ngoài ra cũng giúp họ thêm về tài chính. - Thật vậy à, cô Rerm!.. Ôi, thế cô không còn chút tài sản nào cho bản thân hết hả? - Ừ.. Vì ngày xưa mẹ ta cũng giống như vậy, bố của ta đã không thể giúp đỡ bà, cho nên ta muốn giúp những người giống như mẹ ta vậy. Ta không cần tiền của ông ấy, điều ta cần là được sống cùng ổng nhưng ông lại bỏ rơi ta, cho nên số tiền ấy thật vô nghĩa! Tôi buồn cho Rerm khi nghe bà tâm sự. Rồi tôi lại hỏi bà: - Cháu muốn xin cô một điều được không? - Điều gì? - Ngày mai cháu không còn ở đây nữa, cháu muốn cô tiếp tục sống tại đây.. Cháu biết đây là một điều khó khăn nhưng.. cháu nghĩ nếu cháu sẽ sắp xếp với bà cho cô một nơi yên tĩnh mà làm việc, không phải đụng chạm đến ai, thì có thể giải quyết được vấn đề của cô không? Bà liền từ chối: - Không được cháu ạ! Ta không là ai cả mà phải được ưu tiên như thế! Mối quan hệ giữa ta và gia đình cháu đã khác trước rồi, ta không muốn cháu làm phiền họ vì chuyện của ta nữa. Đây là chuyện của ta gây ra, ta sẽ nhận hậu quả! Nghe vậy tôi buồn thiu, cúi mặt xuống. Rồi bà cười an ủi tôi: - Nhưng đừng lo! Ta sẽ cố gắng ở đây cho đến ngày cháu trở về. Bà nắm lấy tay tôi: - Cảm ơn cháu vì tấm lòng tốt đẹp mà bao lâu nay cháu luôn dành cho ta, cháu.. là người bạn duy nhất của ta! Ngày mai cháu sẽ phải bay rồi, ta ở đây sẽ luôn nguyện cầu và chúc cho cháu mãi mãi thành công, mãi mãi đáng yêu và hạnh phúc, Kia nhé! Nghe Rerm nói thế tôi cảm thấy an tâm, đáp: - Không được cháu ạ! Ta không là ai cả mà phải được ưu tiên như thế! Mối quan hệ giữa ta và gia đình cháu đã khác trước rồi, ta không muốn cháu làm phiền họ vì chuyện của ta nữa. Đây là chuyện của ta gây ra, ta sẽ nhận hậu quả! Nghe vậy tôi buồn thiu, cúi mặt xuống. Rồi bà cười an ủi tôi: - Nhưng đừng lo! Ta sẽ cố gắng ở đây cho đến ngày cháu trở về. Bà nắm lấy tay tôi: - Cảm ơn cháu vì tấm lòng tốt đẹp mà bao lâu nay cháu luôn dành cho ta, cháu.. là người bạn duy nhất của ta! Ngày mai cháu sẽ phải bay rồi, ta ở đây sẽ luôn nguyện cầu và chúc cho cháu mãi mãi thành công, mãi mãi đáng yêu và hạnh phúc, Kia nhé! Nghe Rerm nói thế tôi cảm thấy an tâm. Và sau đấy chúng tôi tiếp tục ngồi dưới ánh trăng, nếm rượu vang, tán gẫu, không nhắc đến chuyện buồn phiền nữa, chỉ ôn lại những điều tốt đẹp và gần gũi nhất trong hiện tại, vào cái đêm cuối cùng của cả hai.. Một buổi sáng ấm áp, ánh nắng mặt trời bắt đầu soi sáng mọi ngóc ngách của đường phố, tuyết tan gần hết nay chỉ còn đọng lại vài cụm nơi gần các nắp hầm cống. Hôm nay là ngày tôi phải lên đường. Đồ đạc của tôi, bác Otis đã chất hết lên xe, mẹ cùng tôi bay sang Boston, sau khi sắp xếp ổn thỏa cho tôi thì bà quay về một mình. Tôi tạm biệc tất cả mọi người và bước lên xe, tạm biệc mọi kỷ niệm vui buồn nơi thiên đường Ab, tạm biệc những người yêu dấu.. Rerm đứng ngay góc hàng rào, vẫy tay chào tôi, tôi không ngừng đưa mắt ngoảnh nhìn về phía sau cho đến khi xe khuất bóng ra khỏi khu phố. Tôi hy vọng rằng, tất cả sẽ còn ở đấy cho đến ngày tôi trở về. Lần đầu đến Boston, mọi thứ khá mới mẻ đối với tôi vì đây là lần đầu tiên tôi sống tự lập. Nơi đây có phần hơi ồn ào náo nhiệt so với Ab, về khung cảnh lẫn con người. Tôi được đăng ký vào ký túc xá của trường, cách trường khoảng trăm bước đi bộ. Trường khá lớn, mọi người xung quanh cũng hòa đồng và dễ chịu nhưng họ sống khá nhanh, đôi khi tôi chưa kịp hiểu họ nói gì. Ngày thứ hai, tôi và mẹ ra chợ mua sắm linh tinh rồi ghé quán uống cafe. Hai ngày sau, mẹ trở về Ab. Tôi đưa bà ra tận sân bay và đợi cho đến khi máy bay cất cánh mới trở về. Ban đầu tôi cũng khá lạc lõng và nhớ nhà, nhưng dần dà khoảng 1 tuần sau thì tôi đã quên mất cảm giác ấy. Tôi không kết nhiều bạn, hầu như chỉ là xã giao, tôi lao vào học tập như điên quên cả nỗi buồn và bận rộn kinh khủng. Ban ngày học tại trường, sau đấy ăn nhẹ và về phòng nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng, tôi chạy theo đoàn thực tập khắp nơi.. và cứ thế thời gian cũng trôi mau. Các kỳ thi tôi đều đạt điểm khá cao. Đã gần một năm trôi qua, tôi lấy được học bổng tại trường. Tôi khá hài lòng với cuộc sống nơi đây, tôi đã nhanh nhẹn hơn, được việc hơn trong các công tác của nhóm. Tuy bận nhưng tôi cũng không quên viết thư về cho gia đình, hỏi han mọi người. Cũng phải đến một năm sau tôi mới có thể trở về nhà thăm nhà. Nhưng tin buồn nhất đã đến với tôi: Một tối nọ khi gọi điện về thăm nhà, mẹ tôi báo rằng Rerm không còn sống ở đấy nữa. Tôi buồn lắm. Người phụ nữ ảnh hưởng nhiều nhất trong suốt thời thơ ấu của tôi sẽ không còn bên cạnh tôi nữa, phải chăng chỉ là đọng lại trong tâm trí mà thôi.. Nay tôi đã trưởng thành, đã tập dần quen với lối sống mạnh mẽ, gạt bỏ mọi nỗi buồn mà tập trung vào mục đích của mình. Tôi không ngừng vươn lên trong cuộc sống, vì tôi muốn sống trọn vẹn một tuổi trẻ đầy ý nghĩa, nỗ lực hết mình trong tuổi thanh xuân và không phí phạm. Nhưng tôi luôn khắc ghi từng bóng dáng, khoảng khắc, nụ cười hay ánh mắt của Rerm, bà là người đã cho tôi những trải nghiệm, mọi cách nhìn trong cuộc sống một cách đúng đắn, những hành trang quý giá để tôi mang theo vào đời. Tôi mang lòng biết ơn bà và an ủi bản thân rằng mình sẽ gặp lại bà trong nay mai. Một mùa thu năm 2023, tròn 25 tuổi, tôi trở về thăm nhà. Mẹ ra tận sân bay Ohio để đón tôi về. Ab hầu như không thay đổi, vẫn là thành phố biển lộng gió, đầy những cành dương liễu và lâu sậy, luôn vắng người, ít bị canh tác. Xuất hiện một dãy thông ngắn mới mọc lên dọc bờ biển, có một cây to bị trốc gốc, xiên trên bờ cát, nếu có bước ngang qua thì phải cúi thấp người, nhưng chẳng ai màng đến sửa lại. Tạo vật tự nhiên ở Ab được sống tự do, cứ thế mà phát triển. Không khí trong lành và người nhập cư vẫn nhiều. Đối với tôi, Ab luôn là giấc mơ vừa lạ lẫm nhưng lại vừa quen thuộc. Đến chập tối, tôi mới về tới nhà. Khi xe đến nơi thì đèn pha rọi sáng lên một khoảng sân trong khu đất Rerm ở khi xưa. Nhìn ra cửa xe tôi thấy mọi thứ trông hoang tàn, những cành cây trơ trụi lá, đất đầy dây gai, như một nghĩa địa không sự sống. Tôi vào nhà chào bà và mọi người, bác Otis vẫn còn ở đấy nhưng vài người làm thì mới. Tôi đem quà cáp tặng cho cả nhà, cho bà, các dì, kể cả bác Otis và những người làm mới, cún nay chết mất vài con. Mùi hương quen thuộc tràn ngập khắp nơi, luôn là mùi nến thơm phòng ấy và cả mùi bánh nướng tự khi nào. Khi trở lên phòng sắp xếp đồ đạc, tôi chợt nhìn qua ô cửa, khu đất bên ấy chìm trong bóng đêm tối như mực, không còn thứ ánh sáng lập lòe của những ngọn nến nữa.. Sáng hôm sau trời rất đẹp, tội dậy thật sớm, mang ủng và khoác áo ấm để dạo bộ. Màu trời tinh khiết, không khí trong trẻo, tôi bước ra ngoài hít một hơi thậy sâu. Tôi sang khu đất ấy. Hai cánh cổng thấp chủn nay bị khóa lại, bên trong sân thì chiếc nhà xe cũng đã biến mất, nghe nói bán rồi. Tôi nhấc chân leo vào bên trong, vừa bước từng bước tôi vừa đảo mắt dõi khắp xung quanh. Những khóm rau cải không còn nữa nhưng bụi hoa hướng dương và bồ công anh vẫn mọc đầy. Hai cây hạt dẻ phía cuối sân nay đã lớn rộ, lá chuyển sang màu vàng rực. Một ngọn gió lạnh buốt thổi qua, khiến chúng rơi xào xạt, có vài cụm lá cuốn lên hình xoắn ốc. Tôi kéo chiếc áo khoác sát vào người, đưa tay lên ôm cổ áo.. lặng lẽ cúi mặt xuống. Hai hàng nước mắt nóng hổi lăn dài trên đôi má ửng hồng, tôi vẫn cảm nhận mọi được dấu vết của Rerm còn hiện hữu ở nơi đây. Tôi nhớ bà ấy vô cùng. Từ đấy, tôi không bao giờ gặp lại Rerm, tuy nhiều lần tôi đã thấy bà trong giấc mơ. Chợt nhớ lại câu chuyện cổ tích khi xưa, hệt như những gì tôi hằng tưởng tượng khi còn thơ bé: "Những chú lùn cất bước lặng lẽ trong đêm, dưới đường khuya yên vắng, không một tiếng động.. kể cả lời từ biệc." Tôi được dự lễ Hallowen tại quê nhà trước khi phải trở về Boston. Lễ Hallowen diễn ra trong một đêm đầy gió, tôi chưa từng cảm nhận được lễ Hallowen nào đầy bí ẩn và ảo diệu như đêm nay. Tôi cùng mẹ và các dì đứng trước cổng nhà, nhấm nháp cacao nóng và ngắm bọn trẻ hóa trang qua lại trong khu phố, chúng đi thành từng nhóm, hóa trang đủ kiểu: Mèo, gấu, ma hay ong, thỏ, mang theo những giỏ và đèn lồng vào từng nhà xin kẹo. Giữa đêm tối, trông chúng cứ lập lòe như những chú đom đóm, Trò chuyện rì rào khắp các nẻo đường. Khu phố khá vắng vẻ, tuy lâu lâu lại xuất hiện một chiếc xe mui trần tạt qua, chở các bạn trẻ hú hét ỏm tỏi, hóa trang lòe loẹt và trang trí các hình thù ghê rợn trên xe, hệt như cái hồi tôi còn ở trong nhóm Pumpkin. Trong sân nhà tôi cũng được trang trí đầy đủ những quả bí răng cưa, thắp nến bên trong, chú bù nhìn đứng dưới một mụ phù thủy đang bay. Phía giữa sân còn trưng bày một cái mộ với bia mang dòng chữ RIP và con ma cà rồng ngay bên cạnh. Chỉ đơn giản thế thôi nhưng cảm thấy ý nghĩa vô cùng. Giá như hai người bạn khi xưa của tôi cũng đang ở bên cạnh. Tôi lại trở về Boston để kịp kỳ thi tốt nghiệp, lại bắt đầu lao vào học tập miêt mài để có kết quả tốt. Nhiều kế hoạch tôi phải làm trong tuần: Tập dợt cho buổi thuyết trình, tham gia thực tập, hoàn thành các dự án và cuối cùng là thi cử. Khi mọi thứ đã hoàn thành xong, tôi chỉ đợi kết quả. Vài tuần trôi qua.. Trong ngày có kết quả thi, cuối cùng tôi cũng đã được chọn, mặc dù không phải đứng đầu danh sách của trường nhưng là một trong những sinh viên ưu tú nhất. Vui mừng không xiết, tôi gọi về nhà ngay và thông báo cho gia đình, tất cả đều chúc mừng cho tôi. Tôi tự hào hơn hết vì sự nỗ lực không ngừng của mình, tinh thần học hỏi và ý chí vươn lên mạnh mẽ. Vào một ngày nắng rực rỡ, trong lễ tốt nghiệp của tôi chỉ có mẹ và bà đến dự. Lễ tốt nghiệp diễn ra khá trang trọng. Cuối buổi, chúng tôi cùng chụp ảnh để kỷ niệm thời khắc trọng đại. Và trong ngày vui của tôi, một điều kỳ diệu đã đến. Khi Rerm, người bạn tốt bụng không còn hiện hữu trong đời tôi nữa thì Chúa ơi! Người còn lại bất chợt xuất hiện sau ngần mấy năm. Trong khi tôi, bà và mẹ cùng vài người bạn chung khóa đang trò chuyện với nhau, thì cậu bước đến. Milo yêu mến! Cậu ấy nay đã trưởng thành, cao lớn và rất điển trai, rất trí thức, duy chỉ cặp kiếng cận quen thuộc và ánh mắt không thay đổi.. kẻ cả vẻ ngoài vẫn luôn thanh tú, giản dị. Milo đến để chúc mừng tôi, cậu ấy bảo đã có mặt suốt buổi lễ tốt nghiệp và chờ tận cuối buổi thì mới tìm chào tôi. Cậu từ từ tiến tới chỗ tôi với nụ cười khiêm tốn, vẫn cái bước chân khập khiễng ấy. Mở hai cặp mắt tròn xoe, tôi ngạc nhiên hỏi: - Milo đấy ư? Ôi Chúa ơi! Cậu đến để dự lễ tốt nghiệp của tớ hả? Milo gật đầu. Tôi lại bảo: - Cậu không biết điều này có ý nghĩa như thế nào với tớ đâu! Làm thế nào cậu biết được? Dưới vạt nắng nhẹ, tròng mắt Milo ánh lên một mầu nâu sáng. Khẽ nghiêng đầu sang một bên, cậu cười hiền lành đáp: - Cậu biết tôi luôn dõi theo cậu mà! Và đấy là ánh mắt ấm áp nhất mà tôi từng thấy.. trên một người đàn ông. Đúng như lời bà Rerm đã từng nói: "Người da đen có sức hấp dẫn đến kỳ lạ.." Tôi nở nụ cười hạnh phúc đáp lại tấm chân thành mà Milo dành cho tôi, nắm tay cậu thật lâu để diễn tả sự vui mừng khôn xiết khi được gặp lại. Vẫn là khoảng khắc ấy, cái khoảng khắc của sự hạnh phúc một cách bền vững và bình an.. Tôi biết có lẽ mai sau chúng tôi sẽ bước trên con đường riêng của mỗi người, nhưng tôi sẽ giữ chặt hiện tại này.. như sợ chúng vụt mất. Chúng tôi cùng dạo bộ xuống một con dốc gần đấy, bước song song nhau trên con đường rộng, trải dài ánh nắng của mùa xuân, đong đầy niềm hy vọng và chông gai thời tuổi trẻ.