Review Truyện Những Ngày Thơ Ấu - Nguyên Hồng

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi caheocantiendedanh, 9 Tháng tám 2018.

  1. caheocantiendedanh cô quanh một mình ngắm hoàng hôn buổi chiều thu

    Bài viết:
    108
    [​IMG]

    Nhắc đến tác phẩm "Những ngày thơ ấu" của tác giả Nguyên Hồng thì ai cũng nghe qua nhỉ. Tác phẩm này dựa trên chính ký ức tuổi thơ của tác giả mà tạo nên. Nó cho chúng ta thấy những phong tục khắc nghiệp quái ác mà thời xưa cổ hủ ràng buộc những con người vô tội ấy. Hỏi thế gian tình là gì? Tình cảm lứa đôi là sự gắn kết bền chết giữa hai con người, là sự tự nguyện, tin tưởng họ đặt cho nhau, thề sống trọn kiếp người. Vậy mà, cái hủ tục kia "con ngồi đâu cha mẹ đặt đấy" lại ràng buộc họ. Khiến cho bao người con gái chịu uất ức cưới một người không hề thương.

    Để rồi, sau này họ ân hận còn khiến những đứa con bị lăng mạ. Chao ôi! Hồng và em Hồng có lỗi gì đâu chứ, mẹ Hồng sao mà có lỗi? Lấy một người chồng nghiện ngập chôn vùi tuổi thanh xuân, tình yêu lãng mãn mà mình chưa hề biết tới để dừng chân tại bến đỗ do cha mẹ sắp đặt.. Thật bất công quá! Người cha nghiện ngập lúc nào cũng trong phòng mà hút chích thuốc phiện, không có tiền đồ, tích sự chi.. Ai cũng ngán ngẩm huống chăng là người vợ không hề thương.. Phải mang cái hiệu gái đi theo trai, không giữ thủy chung, ăn nằm với kẻ khác..

    Ai mà chịu nổi huống còn là một người phụ nữ? Đành phải bỏ xứ mà đi.. Rồi cuối cùng, người tội nhất là ai? Bé Hồng và em gái cậu vì thế mà bị sự chán ghét, khinh bỉ của dòng họ gia đình, hàng xóm.. Nhà đã nghèo bây giờ còn nghèo hơn, không ai nương tựa, cha cũng đã mất, mẹ thì bỏ đi.. Hồng và em gái phải chuyển tới nhà của cô bên đằng nội. Chen chúc trong căn xó bếp chật hẹp ấy. Lại thêm việc hàng ngày luôn chịu sự đả kích của người cô ruột, chửi rủa, mắng nhiếc, nói sau lưng mẹ cậu. Rắp tâm ấy ai hiểu hơn bằng cậu. Cậu biết phải tâm sự với ai, hay phải chôn vùi nó xuống tận đáy lòng? Mặt sau tấm bìa lịch kín mít chữ là một điển hình để giải tỏa sự bức xúc ấy "ngày 14-11-1931.. Ngày 20-11-1931.. Ngày 26-11-1931.." Từng ngày từng ngày cậu chịu đủ sự giày vò ấy ai thấm khổ thay cậu? Ở nhà thì bị cô cậu hành hạ, đến trường học, thì cậu lại nhận thức được rằng ở đây cậu được học thêm phần phẫn uất chứ chẳng có kiến thức gì, thầy giáo không dạy cho cho cậu những bài học làm người mà chỉ dạy thêm cho cậu cách không cần làm người bằng các hình thức quỳ, đánh..

    Và chửi rủa đi kèm với ánh mắt khinh thường, ghét bỏ vì xuất thân của cậu có một người mẹ bỏ chồng bỏ con.. Ngay cả mẹ cậu muốn về thăm con cũng khó, phải lựa thời điểm thích hợp mới dám quay về nhà, người mẹ vì chịu những hủ tục ấy mà không dám dẫn con về bao năm lưu lạc xứ người chỉ vì sợ tai tiếng người đời.. Cậu bé Hồng ấy còn bị chính cái lũ bạn bè đồng trang lứa chơi cùng đặt cho cái biệt hiệu mỉa mỉa "Bật câu cơm", họ nói bố nó nghiện ngập, mẹ nó cũng chẳng ra gì bỏ theo trai thì nó cũng chẳng khác gì đâu, đừng nên dây dưa với nó làm gì.. Ôi thay! Đời người miệng thế gian sao ác thế, Hồng chỉ là một cậu bé vô tội sinh ra chẳng lỗi lầm mà chỉ vì người khác mà bị tách lập khinh ghét, ruồng rẫy của xã hội thôi ư? Xã hội phong kiến thật quá đáng trách mà!

    Và ngày nay cũng vậy, những người bố mẹ đừng làm việc gì sai trái để khiến mình sau này phải hối hận và còn làm cho con cái của mình đau thương chỉ vì những việc làm, hành động, lời nói của mình gây ra. Vì chúng chỉ là những con người vô tôi không có lỗi lầm mà thôi.. Hãy suy nghĩ chín chắn hơn một chút để cho mình và người khác không phải khổ đau.
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng chín 2018
  2. Love cà phê sữa

    Bài viết:
    542
    Mình không nhớ rõ là đã học đoạn trích "Trong lòng mẹ" vào lớp mấy, chắc là đầu năm lớp 7, lớp 8 gì đó, nhưng ấn tượng về bài học đó khiến mình mãi mãi không quên. Phải thú thật rằng, mình chưa đọc hết cuốn "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng, nhưng trong tương lai gần, mình sẽ đọc hết cuốn sách ấy. Nguyên Hồng đã kể lại tuổi thơ đầy cay đắng, tủi nhục của mình trong xã hội bất công. Người cha nghiện ngập, người mẹ tội nghiệp đi làm ăn xa bị cho là ngoại tình, để lại Hồng và đứa em gái côi cút trong sự ghẻ lạnh của người thân, hàng xóm. Cuốn sách còn lên án ngầm xã hội đương thời bất công không có chỗ cho hạnh phúc của người phụ nữ, cũng như mẹ Hồng, cô phải chịu cảnh "cha mẹ đặt đâu con nằm đấy", lấy một ông chồng không ra gì để rồi chỉ chuốc lại khổ đau. Sự giằng xé tâm can trong nội tâm của nhân vật bé Hồng sẽ giúp ta hiểu hơn về những ngày thơ ấu kinh hoàng của tác giả. Cuốn sách quả thực rất đáng đọc!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...