1. Bánh Chưng Bánh chưng ( "chưng" trong "chưng cất", nghĩa là hấp nước, nhưng thực tế bánh được nấu bằng cách luộc) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch). * Sự tích: Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, mục "Truyện bánh chưng" (Chưng bính truyện-蒸餅傳) : Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: "Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho". Các công tử đua nhau đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn, chài lưới, hoặc đổi chác, đều là của ngon vật lạ, nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Duy có công tử thứ mười tám tên là Lang Liêu, mẹ hàn vi, đã bị bệnh qua đời rồi, trong nhà lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên. Chợt nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: "Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi dân khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý". Lang Liêu giật mình tỉnh dậy, vui mừng nghĩ rằng "Thần minh giúp ta, ta nên bắt chước theo mà làm". Lang Liêu bèn lựa nếp hạt trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày. Đúng kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại trưng bày phẩm vật. Các con đem dâng không thiếu thứ gì, duy chỉ có Lang Liêu đem bánh hình tròn, bánh hình vuông đến dâng. Hùng Vương lấy làm lạ hỏi Lang Liêu, Lang Liêu trình bày như lời thần nhân đã bảo. Vua nếm thử thì thấy vị ngon vừa miệng ăn không chán, phẩm vật của các công tử khác không làm sao hơn được. Vua khen ngợi hồi lâu, rồi cho Lang Liêu được giải nhất. Vua dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm. Thiên hạ mọi người đều bắt chước theo. Tục này còn truyền cho đến bây giờ, lấy tên của Lang Liêu, gọi là Tết Liệu. Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liêu; hai mươi mốt anh em kia đều chia nhau giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, trấn thủ những nơi núi non hiểm trở. Về sau, anh em tranh giành lẫn nhau, mỗi người dựng "mộc sách" (hàng rào cây bằng gỗ) để che kín, phòng vệ. Vì thế, mới gọi là Sách, hay là Trại, là Trang, là Phường. Sách, hay Trại, Trang, Phường bắt đầu có từ đây vậy. * Quan niệm truyền thống: Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng đây là dạng nguyên thủy của bánh chưng. Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Khi sêu tết nhau tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ. Một số loại bánh chưng: Bánh chưng dài: Một số vùng, trong đó có Phú Thọ - vùng trung du đất Tổ của các vua Hùng, không thịnh hành gói bánh chưng hình vuông mà gói dạng tròn dài, gọi là "bánh chưng dài", hay "bánh tày". Bánh tày còn là loại bánh Tết ở Kinh Bắc và tại nhiều vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam. Bánh chưng dài thường được gói với rất ít đỗ (đậu xanh), và rất ít hoặc không có thịt, mục đích để dành ăn lâu dài vào những ngày sau tết, xắt thành từng lát bánh rán vàng giòn hơn và ăn ngon hơn. Bánh chưng dài có thể dùng lá chuối, lá chít thay cho lá dong, với 2 đến 4 lá xếp theo chiều dọc, rải gạo, đỗ theo chiều của lá và quấn bằng lạt giang đã được nối bằng phương thức đặc biệt để bó chặt chiếc bánh. Cũng thường thấy một kiểu bánh chưng khác, bánh chưng ngọt, không sử dụng thịt trong nhân bánh, đường trắng được trộn đều vào gạo và đỗ. Một số vùng khi thực hiện bánh chưng ngọt còn trộn gạo với gấc, cho màu đỏ đẹp. Khi gói bánh chưng ngọt thường người ta không quay mặt xanh của lá dong vào trong. Bánh chưng ngũ sắc: Là loại bánh chưng có 5 màu được cho là tượng trưng cho ngũ hành: Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ. Gạo màu xanh sử dụng từ nước của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu đỏ của gấc, màu tím từ nếp cẩm hoặc màu nước lá cẩm. Khi gói bánh, người gói bánh dùng lá ngắn từng loại gạo ra 5 góc trên khuôn gói bánh. Khi đã đổ gạo vào từng vị trí và lèn chặt, người ta rút các lá tạm ngăn ra và gói kín lại. Ngoài màu sắc hấp dẫn thì bánh chưng ngũ sắc còn có mùi vị rất thơm. 5 màu là 5 vị khác nhau, hòa quyện vào nhau nên rất dễ ăn, không bị ngấy. Bánh chưng gấc: Bánh chưng gấc có phần nếp màu đỏ, thơm ngậy vị gấc. Gạo làm bánh chưng được trộn với ruột gấc giống như chuẩn bị gạo đồ xôi gấc. Cách gói bánh giống như gói bánh chưng thường tuy nhiên thường không quay mặt lá dong màu xanh vào trong để tránh làm bánh bị lẫn mau. Làng Tranh Khúc, Thanh Trì, Hà Nội có nghề truyền thống làm loại bánh chưng này. Bánh chưng cốm: Nguyên liệu để làm bánh chưng cốm là cốm khô cùng với gạo nếp ngâm với lá thơm tạo màu xanh cũng như mùi thơm đặc trưng. Nhân bánh chưng cốm thường là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong. Khi được cắt ra, bánh chưng cốm cũng có 5 màu sắc: Màu vàng ngà của nhân đậu xanh, màu đỏ hồng của thịt lợn ninh nhừ, màu trắng thấp thoáng của nếp dẻo, màu xanh vàng của lá dong hay lá chuối, màu xanh ngọc của cốm. Bánh rất ngon, bùi và thơm hương cốm. Bánh chưng cẩm: Bánh chưng cẩm (hay còn gọi là bánh chưng đen) là món bánh chưng truyền thống của một số dân tộc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam như người Tày, người Thái, người Dao. Nguyên liệu làm bánh mang đậm hương vị vùng cao: Những cọng rơm nếp to, mọng, vàng được gặt về rửa sạch, sau đó phơi khô và đem đốt thành tro, vò mịn, dùng miếng vải xô rây lấy phần mịn nhất của tro. Gạo nếp sau khi được vo sạch sẽ được trộn cùng với tro mịn từ gốc rơm, dạ sao cho những hạt nếp tròn mây mẩy được bao bọc bởi màu đen của tro. Nhân của món bánh này được người Tày trộn thêm cả hành vào nhân thịt mỡ cùng với hạt tiêu vỡ bọc ngoài là đậu xanh. Lá để gói bánh chưng cẩm là những chiếc lá dong rừng bánh tẻ khổ nhỏ có màu xanh đậm. Bánh chưng chay: Thường hay dùng để cúng lễ ở chùa chiền. Vì nhà tu hành Phật giáo kiêng sát sinh nên không ăn thịt động vật. Loại bánh chưng này có hình thức không khác với bánh chưng thường trừ việc nhân bánh không có thịt mà có thể thay bằng nấm hương.
2. Xôi gấc Xôi gấc là một loại xôi có màu đỏ đặc trưng của gấc. Món này được dùng nhiều và không thể thiếu trong các ngày lễ Tết cổ truyền và cưới hỏi ở Việt Nam vì nó được tin là đem đến may mắn. Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường.
3. Dưa hành Dưa hành, hay hành muối, là một loại dưa muối dùng nguyên liệu chính là hành củ muối chua theo phương thức lên men vi sinh. Cùng với thịt mỡ và bánh chưng, dưa hành thịnh hành như một đồ ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của cộng đồng người Việt khắp cả nước. Với vị chua chua cay nhẹ và được dùng để ăn kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông vô cùng ngon. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày tết mà các bạn cần biết. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn rằng một điều rằng, Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc.
4. Giò Giò là món ăn sử dụng nguyên liệu chính là thịt (gia súc, gia cầm) giã nhuyễn, phối trộn với một số nguyên liệu khác, được gói chặt và thường được làm chín bằng cách luộc hay hấp, thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam từ Bắc tới Nam với rất nhiều biến thể. Các loại giò: Giò sống: Thịt thăn lợn được giã nhuyễn như cách làm giò lụa, nhưng dùng để chế biến những món ăn khác như nặn viên với nấm hương để nấu canh bóng mọc; làm bún mọc; rán, nướng như một loại chả nướng v. V. Giò lụa: Sử dụng thịt thăn lợn giã nhuyễn gia thêm chút nước mắm ngon và gói trong lá chuối, luộc chín. Những miếng giò màu trắng ngà hơi ngả sang hồng nhạt, thơm thoảng mùi lá chuối rất thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam từ Bắc vô Nam như một món ăn vừa phổ thông vừa cao cấp. Theo Nguyễn Tuân trong thiên tùy bút Giò lụa tặng Thạch Lam, đây là món ăn quốc hồn quốc túy là tiết mục độc đáo chỉ có ta mới có, chỉ người Việt Nam ta mới nghĩ ra và làm ra mà thôi. Giò bò: Thịt thăn bò giã nhuyễn, gia thêm mỡ phần, nước mắm, hạt tiêu giã giập, gói và luộc chín. Miếng giò có màu hơi nâu xậm, điểm chút hạt tiêu thơm gắt. Một biến thể khác của món giò này là sự kết hợp thêm thịt gân bò, nhằm khiến thành phẩm dai giòn tương tự giò tai hay giò bì lợn. Giò gà: Lựa thịt gà ta lọc bỏ xương, thái miếng thịt và trộn đều với giò sống, chút nấm hương, gói và luộc chín như quy trình làm giò lụa, giò bò. Giò gà thường có thể được lót một lớp lá chanh bên trong lớp lá chuối để tạo hương thơm đặc trưng. Một phương thức chế biến khác cũng thường bắt gặp là xào nguyên liệu, tương tự giò thủ, tạo nên món giò gà xào nấm. Giò hoa: Sử dụng giò sống trộn đều với trứng tráng xắt miếng mỏng, gói và luộc, khi xắt miếng giò sẽ tạo những vân màu vàng của trứng rất đẹp. Một số nơi còn làm giò hoa ngũ sắc, sử dụng cả nấm mèo, cà rốt, đậu cô ve, lòng đỏ trứng muối khiến miếng giò thành phẩm có nhiều màu sắc rất đẹp mắt. Giò thủ hay giò xào: Là món ăn dễ thực hiện và phổ thông, nên hầu khắp các gia đình đều có thể có điều kiện để làm ngày tết. Các nguyên liệu chính của giò xào là thịt ở hầu hết các bộ phận phần thủ (đầu) lợn như: Tai, mũi lưỡi, má, có chất keo dính của bì, kết hợp với mộc nhĩ. Các nguyên liệu được sơ chế sạch, chần qua nước sôi, xắt miếng mỏng, ướp gia vị, hạt tiêu rồi mới đem xào thật chín. Gói chặt nguyên liệu đã xào trong lá chuối, lá dong khi nguyên liệu còn nóng, dùng các thanh tre nẹp xung quanh và buộc lạt thật chặt ở đầu thanh tre để ép giò cho chảy nước mỡ xuống phía bát hứng phía dưới. Giò xào ăn giòn và thơm ngon, không ngán. Giò bì: Được làm từ giò sống và bì lợn trắng, sạch luộc chín xắt hạt lựu, gói thành những chiếc giò bé bằng ngón tay, luộc chín. Tại Hưng Yên có món giò bì nổi tiếng, giò bì phố Xuôi, sử dụng bì làm sạch luộc chín và thái chỉ trộn giò sống, gói trong lá chuối thành những chiếc giò to. Miếng giò bì giòn sần sật, là món ăn lai rai của các đấng mày râu và cũng là món gia thêm vào một số tô bún như bún cá, bún riêu. Giò tai: Gần tương tự như cách làm giò bì, nhưng thay bì bằng tai lợn thái mỏng kết hợp với giò sống, gói chiếc giò bé như ngón tay và luộc. Giò tai rất thịnh hành khi được gia thêm vào bát bún riêu Nam Bộ hay bún nước lèo. Giò ngựa: Được làm từ phần thịt nạc không có gân của ngựa, giã nhuyễn với chút mỡ lợn cho không bị khô, gói và luộc. Giò nạc và ngọt, không dai, ăn lạ miệng, thịnh hành tại Ngọc Lý, Tân Yên, Bắc Giang. Giò me / giò bê: Nổi tiếng Nghệ An, giò me Nam Đàn có nguyên liệu chính là thịt bê (bê dưới 1 năm tuổi), trứng gà ri (gà ác) kết hợp với các loại gia vị, đặc biệt là nước mắm nguyên chất Cửa Lò. Giò được hấp cách thủy trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Miếng giò có màu hồng của thịt bê chín đều, không bị khô.
5. Thịt gà luộc Trong mọi mâm cỗ từ đám cưới, đám hỏi, mừng thọ, tân gia thì không thể không có món thịt gà luộc. Và trong những ngày tết thì cũng không phải là ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
6. Nem rán / Chả giò Chả giò hay nem rán, chả ram là tên một món ăn nổi tiếng của người Việt, cũng được gọi tắt là nem theo cách gọi phổ biến ở miền Bắc (một số nơi ở tỉnh Nam Định gọi là chả). Ở miền Trung, món ăn này thường gọi là ram (riêng ở Thanh Hóa gọi là chả), còn ở miền Nam, nó được gọi là chả giò. Loại nem gói theo kiểu miền Nam được người Bắc gọi là nem Sài Gòn. Chả giò truyền thống thường có nguyên liệu chính là thịt lợn, tôm, cua băm nhỏ, củ đậu vắt ráo nước, nấm mèo, miến và một số gia vị thông dụng của ẩm thực Việt như hành lá, tiêu, nước mắm, được cuốn bằng bánh đa nem và rán ngập dầu. Chả giò thường được ăn kèm với nước mắm pha, đồ chua và rau xà lách, các loại rau thơm như húng quế, húng cây, diếp cá.. Ở miền Bắc nem rán cũng có loại nem rán được gói thành hình vuông thay vì hình trụ (như món nem vuông-nem cua bể Hải Phòng). Nem rán cũng thường được dọn kèm bún chả Hà Nội. Ở miền Nam đôi khi chả giò được ăn kèm các loại rau lá có sẵn và dễ tìm ở vườn như đọt cóc, rau sao nhái, rau quế vị, rau xương máu (hoặc săng máu).. Các loại rau này thường được gọi là rau rừng. Chả giò cũng có thể ăn kèm bún. Bún chả giò nam bộ tương tự bún thịt nướng nam bộ nhưng thay thịt nướng bằng chả giò. * Biến thể của chả giò và các món ăn tương tự chả giò ở các quốc gia khác: Châu Á - Trung Quốc Trong ẩm thực Trung Hoa, chả giò cuộn với bắp cải và các chất hàn thực vật khác bên trong một chiếc bánh tráng như vỏ bánh bò bía. Từ các tỉnh như Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc, và miền bắc Trung Quốc, chúng thường được ăn trong các lễ hội mùa xuân ở Trung Quốc đại lục, do đó tên chả giò (spring roll) ra đời. Các loại thịt, đặc biệt là thịt lợn cũng dùng rất phổ biến. Chiên chả giò thường nhỏ và sắc nét. Họ có thể là ngọt hoặc mặn; sau này thường được chuẩn bị với các loại rau. Phiên bản này hoàn toàn được bọc trước khi được chiên hoặc chiên. Chả giò chiên lớn hơn và ngon hơn. Người Khách Gia đôi khi cũng ăn nem vào ngày thứ ba của tháng thứ ba của âm lịch (三月三San Yue San). - Hồng Kông Chả giò của người Hồng Kông là một món ăn chiên thường có sẵn như là một món dim sum. Nó thường chứa thịt lợn băm nhỏ, cà rốt thái nhỏ, giá đỗ và rau quả khác phục vụ với nước sốt tương tự như sốt Worcestershire. - Đài Loan Tại Đài Loan, các cuộn chả giò chiên trong một số loại nhân nhất định thường được gọi là bò bía chiên. Bò bía chiên là món ăn phổ biến ở nhiều nước. Ở miền Bắc Đài Loan, các thành phần thường được pha thêm hương vị thảo mộc, xào và đôi khi cho với đậu phộng nghiền mịn thành bột trước khi được bao bọc. Các cuộn chả giò tìm thấy ở Bắc Đài Loan thường ăn trực tiếp hoặc đi kèm với một nước sốt đậu nành. Tại miền nam Đài Loan, các thành phần thường được luộc hoặc luộc trong nước sôi. Đôi khi dày hoặc siêu mịn đường được thêm vào cùng với bột đậu phộng trước khi tất cả các thành phần được bao bọc rồi chiên ngập dầu. - Hàn, Nhật Tại Hàn Quốc, một cuộn chả giò được gọi là chungwon (춘권). Nó không phải là món phổ biến như các loại thực phẩm chiên khác, nhưng thỉnh thoảng được tìm thấy tại các quán bar, quầy hàng đường phố, hoặc như là một banchan (món phụ) tại các nhà hàng. Tại Nhật Bản tên gọi của chả giò là harumaki (春巻き). - Đông Nam Á Lumpia là tên gọi cho chả giò ở Indonesia và Philippines, được bắt nguồn từ chả giò miền Nam Trung Quốc. Tên lumpia xuất phát từ Phúc Kiến lunpia (Trung Quốc: 潤餅; bính âm: Rùnbǐng; phiên âm bạch thoại: Jun-píaⁿ, Lun-píaⁿ). Nó là một món ăn ngon được làm từ vỏ bánh tráng mỏng từ bột mỳ với nhân là một hỗn hợp của các thức ăn mặn có tính hàn, bao gồm các loại rau xắt nhỏ; cà rốt, cải bắp, đậu xanh, măng và tỏi tây hoặc thịt đôi khi cũng băm nhỏ; thịt gà, tôm, thịt lợn hoặc thịt bò. Nó thường được phục vụ như một món khai vị hoặc ăn nhẹ. Tại Singapore, Malaysia và Thái Lan thì nem rán chế biến tương tự như Đài Loan. - Châu Úc Trong nước Úc, một phạm vi đa dạng của thực ẩm thực châu Á có sẵn do nhập cư, đa văn hóa, và các sản phẩm phong phú tươi địa phương. Cả chả giò và bánh cuộn chiên Chiko được lấy cảm hứng từ món nem Trung Quốc. Úc cũng có phiên bản riêng của họ về một cuộn chả giò có thể được tìm thấy trong nhiều loài cá và các cửa hàng ăn nhanh ở Úc và cũng đã mua từ một siêu thị có món bánh cuộn chiên Chiko. Thay vì sử dụng bánh ngọt với một kỹ thuật lăn họ có một kết cấu mềm và nặng hơn. Châu Âu - Đức, Pháp, Ba Lan Tên Đức là Frühlingsrolle và người Pháp gọi chúng là Rouleau de printemps, tuy nhiên chả giò Việt Nam được gọi là Nem ở đó. Trong khi ở Ba Lan, chúng được gọi là sajgonki, được đặt tên theo Sài Gòn, thành phố nơi nhiều người Việt Nam lớn lên trước khi nhập cư vào Ba Lan. - Bỉ, Hà Lan Trong Hà Lan và Bỉ, chả giò được gọi là loempia, và là chiên hoặc đôi khi nướng. Họ được cho là đã được giới thiệu bởi những người nhập cư từ Indonesia. Loempias được làm đầy với giá đỗ, xắt trứng tráng, và thái lát thịt gà hoặc cua. - Bắc Âu Trong Scandinavia, họ được gọi là vårrullar và Forårsruller, hoặc kevätkääryle. Trung, Nam Mỹ - Costa Rica Trong Costa Rica, chả giò được gọi là tiếng Tây Ban Nha Rollito de primavera (Little Spring Roll), nhưng là phổ biến được gọi là "Taco Chino" và được cung cấp ở hầu hết tất cả các nhà hàng Trung Quốc như là một món ăn đầu hoặc món khai vị. - Chile Tại Chile, chả giò được gọi là Arrollado Primavera, siêu thị, các nhà cung cấp đường phố và nhà hàng Trung Quốc bán cho họ. (Tuy nhiên, ở các nước khác, "arrollado primavera" đề cập đến một cuộn chả giò ngon làm từ bánh tráng mỏng từ bột mỳ và không nên nhầm lẫn với các phiên bản của Chile) - Mexico Tại Mexico, chả giò được gọi là Rollos Primavera, và được bán ở nhiều nhà hàng Trung Quốc và thành lập thức ăn nhanh đi kèm với vị ngọt và chua hoặc nước sốt đậu nành. Trong biên giới phía tây bắc với Mỹ, đặc biệt trong Mexicali, Baja California, chả giò được gọi là chunkun, tên này có thể liên quan đến món chungwon của Hàn Quốc (춘권), họ là chiên và chúng thường được ăn kèm với nước sốt cà chua đứng đầu với sốt mù tạt vàng như nước chấm. Ngoài ra, ở Mexico người ta còn chiên bánh burrito thành dạng như chả giò. Người ta còn gọi đó là "chả giò Mexico". - Uruguay Tại Uruguay, chả giò được gọi là Arrollados Primavera, siêu thị và nhà hàng Trung Quốc bán cho họ. Họ là những món phổ biến thực hiện bởi dịch vụ ăn uống và thường được phục vụ với một bát nhỏ có nước sốt đậu nành nóng. - Argentina Ở Argentina, chả giò được gọi là Empanaditas của Trung Quốc, và các siêu thị và nhà hàng Trung Quốc bán cho họ. Brazil Tại Brazil, chả giò được gọi là một trong hai rolinhos-primavera (IPA: [ʁolĩɲus pɾimɐvɛɾɐ] ), mà là một dịch miễn phí gần đúng từ tiếng Anh, hoặc như nó được gọi trong các nhà hàng Nhật Bản và trong số những người được sử dụng để các tấm bằng cách nó đến Brazil từ những người nhập cư Nhật Bản là chả giò harumaki (春巻きharumaki) (IPA: [haɽu͍maki] ). Chúng có thể được tìm thấy chủ yếu trong các nhà hàng Trung Quốc. Chúng thường được phục vụ với một agridoce molho (ngọt và chua nước sốt) giảm xuống, thường là màu đỏ tươi và nóng, được làm bằng sốt cà chua, giấm, đường và đôi khi các gia vị như hoa hồi, mà đi kèm với một số loại khác các món ăn, và có thể bao gồm hành tây và ớt ngọt. Một số nhà hàng Nhật Bản cũng phục vụ món nem ở Brazil, nhưng nói chung là trơn hoặc với nước sốt đậu nành để nhúng (molho agridoce là không phổ biến nhưng cũng có trong một số). Họ cũng được tìm thấy trong tự chọn -like nhà hàng thức ăn nhanh, và có thể được gọi là một trong hai cái tên Bồ Đào Nha Nhật Bản hay Brazil, nhưng thường xuyên nhất sau này. * Loại khác: Ngoài nem nhân thịt lợn, cua, hải sản.. miền Bắc còn có thêm món nem ốc. Nguyên liệu gồm ốc, thịt nạc dăm, lá lốt, lá ngải cứu, hành hoa băm nhỏ, trứng gà. Ở miền Nam còn rất nhiều loại nem khác như: Chả giò trái cây, chả giò chay, chả giò hải sản, chả giò gói bằng hoành thánh, chả giò rế, chả ram (miền Trung - cuốn tròn bằng ngón tay cái)
7. Bánh tét Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu sốở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm. Ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng có loại bánh tương tự có tên là bánh tày. Đây là loại bánh Tết thông dụng ở vùng cố đô Cổ Loa, Kinh Bắc, của các dân tộc thiểu số miền Bắc. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ, nguyên thủy là hình tròn như bánh tét hay bánh tày còn bánh tét ra đời trong quá trình giao lưu văn hóa Việt-Chăm, người Việt tạo ra chiếc bánh Tét từ sự hình tượng hóa Linga của người Chăm. Có truyền thuyết khác cho rằng mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có một người lính được vợ gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung. Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể, bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa. Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết. Lâu ngày tên bánh biến thành bánh Tét. Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp. Do có hình trụ nên khi nấu xong không thể ép bớt nước được và cả do dùng lá chuối nên bánh để không được lâu. Để khắc phục, người ta thường làm bánh không có nhân thịt để có thể để được lâu hơn hoặc dùng ăn chay với nhân có thể là chuối chín. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt ra có hình tam giác. Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho, những ngày này theo tục lệ người Việt là không sử dụng bếp núc. Đây thường là bánh tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn. Ngoài ra, còn có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn. * Tên gọi: Lê Tân trong bài Bánh tét Trà Vinh cho rằng bánh tét, tuy được làm và ăn quanh năm nhưng thường nhất vào dịp lễ hội, đặc biệt là tết cổ truyền. Vì vậy nên theo dân gian lưu truyền ngày xưa cứ tết đến người ta gói loại bánh này và gọi bằng tên "bánh tết", lâu dần đọc trại ra thành "bánh tét". Tuy nhiên, cũng trong tài liệu đã dẫn, tác giả còn cho biết tét là một hành động cắt bánh, tay phải cầm đầu dây khoanh tròn đòn bánh đã lột (vỏ), "tét" từng khoanh một đơm lên đĩa, và tên gọi "bánh tét" rất có thể còn xuất xứ từ cách thức cắt bánh. *Đặc sản địa phương: Bánh tét Cao Lãnh có rất lâu đời từ khi người dân đến đây khai hoang mở đất, hương vị của bánh tét Cao Lãnh rất đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Nhưng vì không nằm trên vùng giao thương lớn như Trà Vinh, Cần Thơ nên bánh tét Cao Lãnh ít được biết tới, những loại bánh tét ngon ở đây là bánh tét khoai mì, bánh tét nhân hạt sen, bánh tét lá cẩm, bánh tét gấc.. Bánh tét Trà Cuôn có từ lâu đời, là một loại bánh đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh với hương vị rất thơm ngon và rất dẻo. Các chủ làm bánh tại địa phương này, như bánh Tét dì Năm tại phường 4, bánh tét dì Chín tại phường 6, bánh tét dì Ba tại kinh xáng múc, đều chọn nguyên liệu có chất lượng cao như nếp (thường là nếp sáp), thịt ba rọi, đậu xanh ngon. Vùng Bình Dương, Tây Ninh đất cát là xứ rẫy có nhiều đậu nên bánh tét ở đây làm bằng nếp trộn đậu phộng. Đồng Nai có bánh tét nhân hột điều. Cần Thơ nổi thiếng bánh tét lá cẩm. Sóc Trăng - nơi nhiều đồng bào người Khmer sinh sống - có bánh tét cốm dẹp (nếp non giã tróc vỏ, ruột dẹp mỏng) ; Ba Tri (Bến Tre) có bánh tét bắp non.. Món bánh tét miền Nam Trong khi bánh tét ở miền Trung được làm một cách khá là giản dị thì ở miền Nam đã được "cải tiến" một cách rõ rệt. Bởi vì bánh ở đây có hai loại đó chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Với nhân mặn thì ngoài nguyên liệu là đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà còn cho thêm cả trứng muối, lạp xưởng để thêm nhiều khẩu vị khác nhau. Bánh tét Trà Cuốn Bên cạnh đó, bánh tét nhân ngọt lại phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh.. Đặc biệt là bánh tét miền Tây nam bộ nhìn trông rất bắt mắt, gói vuông vức, chắc đẹp. Một trong số những địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm không chỉ ngon miệng mà còn đẹp nữa là Trà Vinh với Bánh tét Trà Cuôn.
8. Nem chua Nem chua (phương ngữ Bắc Bộ) hay nem (phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ) là một món ăn sử dụng thịt lợn, lợi dụng men của lá (lá ổi, lá sung v. V) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nổi tiếng ở Việt Nam như một sản vật phổ biến tại nhiều địa phương, tuy không rõ nem chua được người dân vùng nào làm ra đầu tiên. Nem chua mỗi vùng đều có hương vị riêng: Nem chua của Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), thành phố Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp), An Thọ (An Lão, Hải Phòng) v. V.. * Biến thể: - Nem chua rán Ngày nay, ở một số khu vực thuộc Hà Nội như phố Hàng Bông (đoạn ngõ Tạm Thương), Hàng Bồ người ta còn chế biến nem chua thành một món nhậu mới là nem chua rán, nướng. Món này đặc biệt hấp dẫn bởi mùi đặc trưng của nó. Đi ngang qua, không cần nhìn biển hiệu, chưa cần nhìn cảnh người ta hì hụp ăn, đã ngửi thấy mùi rồi. Mùi món này có đặc tính kích thích vị giác rất mạnh. Tất cả các loại nem hiện đang bán trên thị trường Hà Nội đều được cung cấp bởi các hiệu nem chua nổi tiếng nhất Hà Nội hiện nay như Hồng Chiến (phố Lê Đại Hành), Công Châu (đường Trần Xuân Soạn), Đình Dũng (phố Đội Cung) trong đó cửa hàng Hồng Chiến là có nguồn gốc chân truyền xuất xứ từ làng làm giò chả nổi tiếng trước đây là làng Ước Lễ thuộc phủ Hà Đông. - Nem thính Cũng với nguyên liệu và cách sơ chế như nem chua nhưng một số nơi có thêm thính gạo (làm bằng gạo, đỗ rang vàng và xay mịn) vào trong nguyên liệu, nem cho thêm thính có lên men sẽ ít thính hơn và vẫn có vị chua, càng nhiều thính và không được lên men thì nem sẽ có hương vị khác hoàn toàn với nem chua do không có vị chưa đặc trưng (do được lên men chua), khi ăn thường sẽ phải vắt thêm chanh hoặc sử dụng kèm với mắm dấm. Món nem nổi tiếng dạng này là Nem Phùng (Đan Phượng, Hà Nội) hoặc một số nơi khác như Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa.. những món này thường gọi tên là nem thính. Cách ăn nem thính cũng mỗi nơi một khác, ví dụ nem thính Hải Phòng thì thường không sử dụng thịt sống (thịt được luộc chín tái) do đó không cần lên men và không gói thành chiếc như nem Phùng hay nem Nam Định nhưng lại có cách ăn (sử dụng nước mắm) tương tự hai loại nem này. Riêng nem thính Thanh Hóa thì lại được nướng trước khi ăn. * Nem chua của nước ngoài: Som mou của Lào Món sa lát nem chua của Thái lan Một số nước Đông Nam Á cũng có món tương tự nem chua Việt Nam (khá giống về màu sắc và mùi vị). Ở Lào gọi món đó là Som mou. Ở Thái Lan gọi món đó là naem (nham). Người Thái hay dùng Nham làm món salad cay hoặc làm nham nướng.
9. Dưa món Nếu như miền Bắc trong ngày Tết có dưa hành thì miền Trung lại có dưa món. Được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu.. đã tạo nên món ăn ngon không thể cưỡng nổi. Mặc dù nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có thể làm được dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ. Lát bánh tét dẻo mềm ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua đem đến cho người ăn cảm giác lạ miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng trong những ngày Tết.
10. Tôm chua Một món ăn nữa không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung đó chính là tôm chua, đặc sản của Huế. Vị ngọt bùi của tôm, béo ngậy của thịt, vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, chát của vả, hương của các loại rau thơm.. Tất cả tạo nên một "bản hòa tấu hương vị" hấp dẫn khiến bất kì ăn qua một lần sẽ phải nhớ mãi.