Làm mẹ sớm đã trở thành niềm hạnh phúc thiêng liêng của mỗi một người phụ nữ. Do đó, lần đầu mang thai chắc hẳn ai cũng bỡ ngỡ, băn khoăn, không biết nên ăn gì, uống gì để tốt cho mẹ và bé. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp các loại thức ăn mà mẹ bầu cần kiêng suốt khoảng thời gian mang thai tới nhé! Đồ ngọt Ở phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đường trong máu quá cao, thận sẽ làm việc quá tải và không có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virus. Rau ngót Rau ngót có thành phần dinh dưỡng với vitamin đặc biệt là dồi dào khoáng chất như B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho.. rất tốt cho sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, mẹ bầu trong ba tháng đầu thai kỳ không nên ăn rau ngót, các giai đoạn sau cũng chỉ nên ăn rất ít bởi vì: Nguy cơ sảy thai: Trong rau ngót chứa hàm lượng papaverin lớn – một chất kích thích được tìm thấy trong thuốc phiện có tác dụng giãn cơ trơn mạch máu làm giảm đau, hạ huyết áp đồng thời cũng có nhiều nguy cơ đối với việc sảy thai do kích thích tử cung co bóp. Cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho bởi chất glucocorticoid. Gây mất ngủ và ăn uống kém nếu tiêu thụ quá nhiều. Tuyệt đối không ăn rau ngót sống, nước ép rau ngót khi mang thai.. Đồ ăn quá mặn Các nghiên cứu y học cho rằng, tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hằng ngày, lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong các yếu tố nguy cơ nhiễm độc thai nghén (bao gồm phù, tăng huyết áp và albumin niệu). Vì vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyên lượng muối ăn mỗi ngày chỉ nên khoảng 6g. Mướp đắng/khổ qua Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một lại trái cây được nhiều người ưa thích bởi vị đắng nhẹ cùng tác dụng tốt nhất là với người tiểu đường hoặc bị táo bón. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn mướp đắng, có thể ăn số lượng ít và tuyệt đối không ăn trong ba tháng đầu thai kỳ bởi vì: Mướp đắng gây ra cơn co thắt tử cung có thể dọa sảy trong ba tháng đầu khi thai làm tổ chưa vững chắc. Ăn nhiều mướp đắng có thể gây hại cho tiêu hóa: Đầy hơi, đau bụng, ợ nóng; gây ngộ độc nhức đầu, nôn mửa.. nguy cơ chuyển dạ sớm khi sắp sinh.. Thức ăn nhiều dầu, mỡ Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư sinh dục. Các nhà y học đã từng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Măng Măng tươi là món dễ ăn, ngon miệng, tạo cảm giác đỡ ốm nghén và mệt mỏi nên nhiều mẹ bầu thường rất thích. Măng cũng là một loại rau chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho tiêu hoa đặc biệt là chống táo bón ở bà bầu. Ngoài ra, măng chứa chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, tốt cho quá trình cấu tạo tế bào của thai nhi. Tuy nhiên, măng tươi không phải là món ăn thực sự tốt và phù hợp với bà bầu bởi vì: Măng tươi có một chất gọi là cyanide gây ngộ độc: Buồn nôn, khó thở, đau đầu.. vì vậy mẹ bầu chỉ nên ăn ít một trong bữa; Cần chế biến kỹ: Luộc 2 lượt trước khi chế biến các món khác như xào, ngâm măng.. Quá nhiều chất xơ cũng gây đầy bụng, mẹ không nên ăn nhiều; Măng ớt mặc dù rất ngon nhưng dễ khiến mẹ nóng trong, táo bón nên hạn chế ăn khi mang bầu. Thịt tái hoặc nấu chưa chín Kí sinh trùng toxoplasmosis có khả năng ký sinh trong thịt tái hoặc nấu chưa chín và có thể gây các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu và các triệu chứng khác đặc biệt nếu bạn ở trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kì. Chú ý nấu chín thịt và các món ăn để tiêu diệt bất kì loại kí sinh trùng nào ẩn náu trên đó.