Danh sách các loại thực phẩm làm mất sữa hoặc gây dị ứng cho bé khi mẹ ăn: Măng Măng rất độc hại. Chỉ cần 1kg măng củ là chứa đủ lượng độc tố HCN có thể gây tử vong tức thì cho 2 đứa trẻ nhỏ. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, mẹ tuyệt đối không được ăn măng để đảm bảo an toàn cho bé. Mì chính - Bột ngọt Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, lượng bột ngọt quá nhiều trong thức ăn của mẹ có thể khiến bé bị chậm tăng trưởng hoặc chịu hậu quả không tốt. Vì thế trong thời gian cho con bú, tốt nhất mẹ nên hạn chế dùng bột ngọt trong các một ăn của mình để đảm bảo an toàn cho con. Thực phẩm cay nóng và tỏi Nếu mẹ ăn thức ăn cay nóng, con bú sữa mẹ có thể bị quấy khóc hay tệ hơn là bị tiêu chảy và nổi mẩn. Những thành phần có trong thực phẩm cay như ớt co thể gây ra kích ứng ở trẻ sơ sinh. Tỏi cũng là một thực phẩm cay và hơn nữa nó còn có thể gây mùi trong sữa khiến bé không muốn bú sữa mẹ. Lá lốt và rau mùi tây Lá lốt là thành phần không thể thiếu của một số món ăn hấp dẫn như bò nướng lá lốt, chả lá lốt. Thế nhưng lá lốt lại gây ra hiện tượng mất sữa ở mẹ. Đây là kinh nghiệm đã được kiểm chứng trong dân gian. Do vậy, mẹ muốn đảm bảo nguồn sữa cho con hãy tránh xa loại lá này. Lá lốt có thể gây mất sữa cho mẹ sau sinh. Tương tự như vậy, rau mùi tây cũng là loại lá giúp tăng mùi vị món ăn thêm thơm ngon. Nhưng ăn nhiều rau mùi tây có thể khiến mẹ mất sữa hoàn toàn. Vì vậy mẹ cũng nên loại bỏ loại rau này trong thực đơn của mình hay chỉ thêm một vài cọng cho đẹp mắt thôi. Bạc hà Trà bạc hà, kẹo bạc hà hay bất cứ loại thực phẩm nào có thành phần bạc hà đều sẽ gây giảm lượng sữa ở mẹ nếu liều lượng quá nhiều. Vì vậy với loại thực phẩm này mẹ nên dùng một chút mỗi ngày nếu quá yêu thích chúng Bắp cải Cách đắp lá bắp cải lên ngực để giảm căng tức sau sinh được truyền miệng nhau trong dân gian. Thế nhưng nếu lạm dụng cách này hiệu quả có thể ngược lại dẫn đến lượng sữa bị giảm sút rõ rệt. Các chế phẩm có thành phần của bắp cải cũng có thể gây ra tác động tương tự như vậy. Đồ uống có cồn và lá dâu Lá dâu sắc nước uống và đồ uống có cồn sẽ là hai thức uống có tác dụng giúp mẹ cai sữa. Vì vậy nếu mẹ vẫn còn ý định cho con bú thì nên tránh xa hai loại thức uống này. Bơ & các sản phẩm từ bơ sữa Bơ có thể gây khó chịu bụng cho bé. Nhiều em bé không thể dung nạp sữa bò, dê hoặc cừu, vì thế khi mẹ ăn/uống các thực phẩm từ bơ sữa như sữa chua, phô mai, kem do bị dị ứng. Các triệu chứng thường gặp như đau bụng, nôn, không ngủ được hoặc các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước. Khi ấy, mẹ hãy ngưng dùng các sản phẩm từ bơ, sữa này một thời gian để kiểm tra nhé! Trái cây họ cam Nhiều mẹ thích ăn bưởi, cam, quýt.. vì vừa ngon lại có tác dụng giảm cân sau sinh nữa. Nước ép từ trái cây họ cam cũng chứa rất nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên một số thành phần trong các loại trái cây này khi vào sữa mẹ có thể kích thích hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, khiến con bị tiêu chảy, trớ sữa hoặc hăm tã lại có thể gây ngứa thời gian dài, làm bé quấy khóc, nôn mửa và thậm chí là nổi mẩn đỏ trên da nữa. Vì thế, nếu mẹ ăn nhiều cam, bưởi mà thấy bé có bất cứ triệu chứng nào như trên thì hãy lập tức hạn chế món ăn yêu thích này lại nhé! Mẹ có thể bổ sung vitamin C bằng hoa quả khác như đu đủ hay xoài cũng rất tốt. Bông cải xanh - Súp lơ Không thể phủ nhận loại rau này cực kì tốt cho sức khỏe, thế nhưng với một số mẹ, ăn bông cải xanh (súp lơ xanh) và súp lơ trắng lại có thể khiến con bị chướng bụng do đầy hơi, đi ngoài và ngứa ngáy. Hậu quả là bé sẽ khóc nhè suốt khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vì thế, nếu nghi ngờ bông cải xanh là "thủ phạm", mẹ hãy ngừng ăn món này vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé xem có tiến triển tốt hơn không nhé! Sau đó thì mẹ có thể ăn lại với một lượng nhỏ và từ từ để xem phản ứng của bé ra sao. Mẹ cũng lưu ý là không nên ăn sống vì có thể khiến tình trạng đầy hơi của bé trầm trọng hơn. Chocolate, cà phê, đồ uống có ga Chocolate, cà phê và bất cứ các đồ ăn thức uống nào khác có chứa cafein đều có thể gây ra kích thích cho trẻ. Trẻ bú sữa có thành phần này có thể trở nên khó ngủ, bồn chồn và quấy khóc. Vì vậy nếu bạn không muốn mệt đờ đẫn vì trông con thì nên hạn chế dùng chúng. Tương tự như cà phê, mẹ cũng không nên dùng đồ uống có ga trong thời gian này. Khoai tây chiên và thức ăn dầu mỡ Đại diện cho nhóm thức ăn nhiều dầu mỡ và dễ gây nghiền là khoai tây chiên cần được các mẹ ưu tiên cho ra khỏi danh sách thực đơn trước tiên. Dầu mỡ trong thức ăn thông qua sữa mẹ có thể gây kích ứng dạ dày của bé. Mì tôm Mì tôm không tốt cho sữa mẹ. Không có gì bất ngờ khi mì tôm nằm trong danh sách này. Vì thành phần lúa mạch nếu có trong mì tôm có thể khiến mẹ mất sữa. Còn nếu mẹ dùng loại mì không có thành phần lúa mạch thì chế độ dinh dưỡng thiếu kém như vậy cũng khiến mẹ mất sữa vì quá gầy. Vì vậy đừng biến mì tôm thành những bữa ăn chính của mẹ trong suốt thời kỳ cho con bú. Những thực phẩm khiến bé bị dị ứng Nhóm thực phẩm này được xác định trực tiếp đối với từng bé. Nếu mẹ ăn hải sản và bé sau khi bú có triệu chứng khó chịu thì mẹ nên dừng loại thực phẩm đó lại. Với những bé khác nhau thì món ăn dị ứng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên cũng có bé sẽ không bị dị ứng với bất kỳ món ăn gì. Nhưng dù sao đi nữa mẹ cũng nên để ý thật kỹ để phòng ngừa những rủi ro. Đậu phộng - lạc Nếu trong gia đình có thành viên dị ứng với loại hạt này, mẹ nên thận trọng trước khi thêm các sản phẩm làm từ đậu phộng hay các loại hạt vào khẩu phần ăn của mình. Vì bé rất có thể sẽ bị nổi mẩn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khè. Ngô - bắp Nếu bé bị đau bụng, khóc nhiều hơn sau khi mẹ ăn thực phẩm này thì nên lưu ý, bởi rất có thể bé nhà bạn bị dị ứng với ngô đấy. Khi đó, mẹ hãy tạm kiêng món này một thời gian nhé! Lúa mì Thậm chí bé có thể khóc liên tục, đau đớn hay đi ngoài ra máu nếu mẹ ăn các sản phẩm từ bột mì như sandwich, mì ống.. Vì thế mẹ hãy ngừng ăn các loại thực phẩm này để kiểm tra xem có phải bé bị dị ứng với chúng không nhé. Nếu các triệu chứng của bé được cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể mẹ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì. Đậu nành Nhiều trẻ không dung nạp được bơ sữa cũng thể hiện triệu chứng tương tự khi bị dị ứng với đậu nành. Mẹ hãy lưu ý và khi thấy bé có biểu hiện "không ổn" thì hãy loại bỏ "kẻ gây rối" này khỏi thực đơn để làm bé bớt khó chịu nhé! Các loại hải sản có vỏ cứng Theo các chuyên gia, nếu người trong gia đình có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, khả năng trẻ sơ sinh dị ứng với thực phẩm đó cũng cao và sớm hơn. Nói một cách khác, nếu cha của đứa trẻ bị dị ứng với hải sản có vỏ nhưng bạn không có vấn đề gì với tôm và cua, rất có thể bạn sẽ phải "nhịn" loại thực phẩm này trong suốt khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Một số loại cá Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Thủy ngân cực kỳ độc. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại "cá" thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá bạn mẹ tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.