Những loài thần điểu thượng cổ còn ghi chép lại bên trong Sơn Hải Kinh

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi thachkimthu, 6 Tháng năm 2022.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]

    Những loài thần điểu thượng cổ còn ghi chép lại bên trong Sơn Hải Kinh

    * * *

    Tây Du Ký cùng với Phong Thần Diễn Nghĩa là hai tác phẩm thần thoại vô cùng nổi tiếng, còn khi nhắc đến Sơn Hải Kinh thì có thể được xem là một bộ bách khoa toàn thư của thần thoại thượng cổ. Bên trong Sơn Hải Kinh thì có ghi chép không dưới ngàn vạn các loài thượng cổ dị thú. Vậy thì ở chủ đề ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu lần lượt những loài thần thú đó nhé!

    Thứ nhất: Thần điểu Chu Tước.

    Trong thần thoại thượng cổ Trung Hoa còn ghi chép lại, Chu Tước là một con thần điểu có địa vị cao nhất, vượt xa cả Phượng Hoàng.

    Như ở trên cũng đã nói qua, Phượng Hoàng được xếp vào loại thần thú chứ không phải là thần điểu, trong mắt thiên thần bất quá cũng chỉ được xem như một loại gia cầm không hơn không kém, còn Chu Tước thì không phải vậy, Chu Tước đã là thiên thần, nó đã vượt xa ra khỏi cảnh giới của thần thú.

    Trong thần thoại thượng cổ, ngoại trừ Chúc Long, Ứng Long là hai vị long thần có thực lực cực mạnh thì rất ít thần thú được xưng làm thần. Thanh Long, Huyền Vũ, Chu Tước, Bạch Hổ được xem là tứ phương chi thần. Trong đó Thanh Long là tòng thân của Phục Hy, Huyền Vũ là tòng thần của Truyền Húc, Chu Tước là tòng thần của Viêm Đế, Bạch Hổ là tòng thần của Thiếu Hạo.

    Chu Tước là phụ tá của Viêm Đế, nó đã là thần. Cho nên trong thần thoại thượng cổ thì thần điểu có địa vị cao nhất, cũng chính ý chỉ Chu Tước.


    [​IMG]

    Thứ hai: Khổng Tuyên.

    Là một loài thần thú sở hữu tuyệt kỹ "ngũ sắc thần quang" vô cùng hùng mạnh, chính xác hơn nó là một con Khổng Tước đầu tiên xuất hiện giữa thiên địa. Khi đối kháng với Ngũ sắc thần quang ngoại trừ Thiên Đạo Thánh Nhân thì không người nào có thể tiếp nhận. Ngay đến các cấp bậc Chuẩn Thánh như Nhiên Đăng hay Lục Áp cũng tuyệt nhiên không dám đối đầu.

    Trong tác phẩm Phong Thần Diễn Nghĩa, Khổng Tuyên đã một mình đánh bại được một tám vị thần tướng, trong đó có cả những đệ nhất cao thủ của Xiển giáo như Dương Tiễn, Nhiên Đăng hay Na Tra, đủ thấy được thực lực của nó mạnh mẽ vô cùng.


    [​IMG]

    Thứ ba: Bắc Minh Thần Điểu Côn Bằng.

    Là loại thần thú mang theo hai loại thần thái, một là cá hoặc giả là chim.

    Trong Tiêu Dao Du của Trang Tử có ghi chép, Bắc Minh có loài cá kỳ danh là Côn, Côn lại to lớn không biết đến mấy ngàn dặm. Khi hóa làm chim lại mang tên là Bằng, lưng Bằng cũng rộng không biết đến mấy ngàn dặm, lúc bay lên cánh như đám mây che trời.

    Côn bằng khi di chuyển từ Bắc Minh đến Nam Minh nó sẽ biến hóa hình thái của mình, bất luận ở vào loại hình thái nào thì hình thể của nó đều là vô cùng to lớn.

    Có lẽ sẽ có rất nhiều độc giả đặt ra một loạt câu hỏi đại loại như là: Làm sao Côn Bằng to lớn hoành tráng làm vậy mà cũng mới xếp được ở vị trí thứ ba?

    Vậy thì điều này có thể giải thích được như sau: Ở trong Sơn hải Kinh không có Côn Bằng, thế nhưng đối với các loại điển tịch thần thoại khác miêu tả Côn Bằng chỉ đơn thuần nói rằng: Nó có hình thể vô cùng to lớn, cũng chưa từng có chiến tích đánh bại được thân tiên, hay là loài thần thú nào khác.

    Thế còn câu chuyện về Hỗn Côn Tổ Sư có bản thể là Côn Bằng thì cho tới nay cũng chỉ là chuyện bịa trong các tiểu thuyết thời hiện đại.


    [​IMG]

    Thứ tư: Long Tước.

    Là loài thần thú có mang huyết mạch của rồng, được ghi chép trong Sơn Hải Kinh, có hình dạng thân chim đầu rồng. Ở trong một vài truyền thuyết thần thoại khác lại có ghi, Long Tước hình thể vô cùng to lớn, có thể đem so với Côn Bằng, sải cánh che khuất được cả bầu trời. Long Tước có một đặc điểm, một khi bay lên sẽ không bao giờ hạ xuống.


    [​IMG]

    Thứ năm và thứ sáu: Đại Nhật Kim Ô và Tất Nguyệt Ô.

    Cũng bởi tập tính sinh hoạt của loài Quạ rất khác thường nên nhân gian thường cho rằng nó là loài chim mang đến điềm gở. Thế nhưng trong các điển tích thần thoại thượng cổ, Quạ đen lại là một loài thần điểu có linh tính phi thường. Trong thần thoại xưa lại có 2 con Quạ nổi danh nhất đó là Tất Nguyệt Ô và Đại Nhật Kim Ô.

    Đại Nhật Kim Ô là loài thần thú mà đại đa số chúng ta đều đã hết sức quen thuộc, cũng được gọi là Tam Túc Kim Ô. Là con trai của thần vương Đế Tuấn cùng mặt trời huy hoàng. Cũng chính là mười mặt trời chiếu xuống nhân gian sau đấy liền bị Hậu Nghệ bắn rơi chín cái.

    Thế còn Tất Nguyệt Ô lại là một con thần điểu như thế nào?

    Tất Nguyệt Ô cùng Khuê Mộc Lang, Mão Nhật Kê đều là một trong hai mươi tám vị tinh tú. Tất Nguyệt Ô bên trong tác phẩm Tây Du Ký vốn chưa một lần lộ mặt, nhưng lại xuất đã xuất hiện bên trong Phong Thần Diễn Nghĩa. Tất Nguyệt Ô bên trong Phong Thần cũng không phải đến mức bá đạo, nó có tên gọi là Kim Thành Dương, đã chết ở trong Vạn Tiền Trận.


    [​IMG]

    Thứ bảy: Tinh túc thần điểu Mão Nhật Tinh Quân.

    Trong thần thoại thượng cổ thì loài thần thú này có địa vị khá thấp, ngay như là thần điểu Phượng Hoàng đứng đầu các loài phi cầm bay lượn trên không trung, thì trong mắt Thiên Đế bất quá cũng chỉ là một loại nghiệt xúc không hơn không kém mà thôi, thậm chí còn có thể mang ra giết thịt, cho nên có một số người còn đem Phượng Hoàng gọi thành Thiên kê.

    Tuy nhiên khi nhắc đến Mão Nhật Tinh Quân trong nhị thập bát tú lại được xem là danh kê chân chính. Mão Nhật Tinh Quân thuộc về phương tây thất túc, cũng được xem như một con tinh tú thần điểu.

    Bên trong tác phẩm Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không lúc bị Vạn Cổ Bọ Cạp độc đánh cho bại lui. Bọ cạp tinh kia chẳng những dáng dấp xinh đẹp như hoa, toàn thân ẩn chứa man lực rất mạnh, nó chẳng cần sử dụng bất cứ một loại pháp bảo nào cũng có thể đơn đả độc đấu cùng Tôn Ngộ Không cùng Trư Bát Giới. Bọ Cạp tinh một khi sử dụng huyết độc thì Tôn Ngộ Không lập tức không sao chống trả nổi.

    Khi Tôn Ngộ Không thất thủ đi cầu viện binh, Đức Như Lai cũng e ngại không dám ra tay thu thập bọ cạp tinh, vì trước đó ngài cũng từng bị loại yêu tinh này đốt trúng vào đầu ngón tay khiến cho đau buốt. Thế nhưng chủ nhân Tây Phương giáo cũng chỉ cho Tôn Ngộ Không một con đường sáng, đi mời Mão Nhật Tinh Quân trợ giúp.

    Mão Nhật Tinh Quân hạ phàm căn bản không cần động thủ, chỉ cần ngửa cổ gáy lên một tiếng liền đem bọ cạp tinh chế phục, phò trợ Tôn Ngộ Không thoát qua một trường hạo kiếp.


    [​IMG]

    Thứ tám: Thần thú Ly Chu.

    Là một loài thần điểu thường được nhắc đến rất nhiều bên trong Sơn Hải Kinh. Trước khi làm rõ về loài thần điểu này thì chúng ta hãy điểm qua một tình tiết cũng vô cùng quan trọng được nhắc đến trong tác phẩm Phong Thần Diễn Nghĩa, dưới tay Ngọc Đế có hai vị thần tướng là Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ. Trong đó Thiên Lý Nhãn là người ở tại thiên giới lại có thể nhìn thấy những chuyện phát sinh nơi chốn thế gian. Mà trong Sơn hải Kinh thì thần điểu Ly Chu cũng có nhiệm vụ cũng tương tự như thần tướng Thiên Lý Nhãn.

    Ly Chu là loài thần điểu dùng để canh phòng Côn Luân Thần Cung cho Hiên Viên hoàng đế, cũng có thể nhìn thấy muôn vạn sự tình bên dưới thế gian, giúp hoàng đế thám thính tất cả tin tức.

    Trong Sơn Hải Kinh có ghi chép về Ly Chu như sau: Ly Chu thần điều ngoài thiên lý nhãn vô cùng tuyệt hảo, nó còn mọc ra đến ba cái đầu thay nhau nghỉ ngơi, bởi vậy nên Ly Chu mỗi ngày đều thực hiện công việc giám sát nhân gian mà không cần thời gian ngưng nghỉ.

    Vâng thưa quý độc giả, vậy là quý vị vừa cùng tôi chúng ta đi tìm hiểu về một chủ đề thần thoại thượng cổ cực hay, chủ đề nói về những loài thần điểu thượng cổ còn ghi chép lại bên trong Sơn Hải Kinh.

    [​IMG]


    * * *HẾT* * *

    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ
     
    NHang, ThuyTrangAdmin thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng năm 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...