Những lí luận văn học về truyện TRUYỆN là hình thức văn học mà nhiều nhà văn muốn hướng tới và sáng tác, bởi vậy mà có rất nhiều tác phẩm được đưa ra để bạn đọc thấm nhuần và bình luận, "văn hay do lời bình", để có được những bài văn bình luận hay cần vận dụng nhuần nhuyễn các lí luận văn học vào bài. Sau đây là các lí luận văn học về truyện nên vận dụng trong các bài làm. 1. "Phải đẩy tới đỉnh chóp cao của sự mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình hình mới được vẽ ra" (Heghen) 2. "Mỗi tác phẩm tự sự thuộc loại truyện đã thấy hay khơi gợi trong ta nhiều tình cảm cao đẹp" 3. "Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích một thời, vừa là hiện thân chân lí giản dị của mọi thời" (Nguyễn KIên) 4. "Cuộc sống miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không dẫn dắt ta đi đâu cả" (Paucopxki) 5. "Nếu tình huống truyện tạo ra bước ngoặt trong tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật lại là cái bánh lái bẻ lên những đường cua tuyệt diệu ấy" (Leonop Leonip) 6. "Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của tác phẩm" (Paucopxki) 7. "Tình huống là lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống" (NGuyễn Minh CHâu) 8. "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn" 9. "Tình huống là sự kiện mà tại sự kiện ấy tính cách con người được bộc lộ" 10. "Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đời sống, là kết quả của mối quan hệ đời sống nên nó éo le và nghịch cảnh" 11. "Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh" 12. "Truyện hay đến một mức nào đó thì thành thơ" (Paucopxki) 13. "Truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc đòi sống" (Tô Hoài) 14. "Truyện ngắn là sự trình bày một sự kiện theo trình tự của câu chuyện diễn biến hoăc theo trình tự của tâm tình" (Maugham) 15. "Truyện ngắn là một truyện viết rất ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì đó bình thường, và cái bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường" (Pauxtopki). 16. "Nếu như thơ có những vần luât chặt chẽ, chính xác thì theo tôi hiểu văn xuôi cũng phải có nhịp điệu của nó" (Pauxtopki). 17. "Cả tư tưởng, cả tính cách nhân vật cũng chưa làm nên truyện ngắn thực thụ" (Varonin). 18. "Văn như con người của nó, văn thâm hậu thì con người nó trầm mà tỉnh, văn ôn nhu thì con người của nó khiêm mà hòa, văn cao khiết thì con người của nó đạm mà giản, văn hùng hồn thì con người nó cương và nhanh, văn chuyên sâu thì con người nó thuần túy mà đứng đắn"