Những kiến thức cơ bản để làm bài đọc hiểu (ăn trọn 2,5 - 3đ)

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Trà Min, 15 Tháng mười 2021.

  1. Trà Min ❀ Gió tàn bão tan, tiệc tàn mình đi ❀

    Bài viết:
    154
    *Lưu ý: Những kiến thức sau đây bạn có thể viết ra giấy theo cách kẻ bảng để đối chiếu trong lúc làm đề, làm càng nhiều đề càng nhớ và thành thục.

    * * *

    1. Yêu cầu nhận biết phương thức biểu đạt


    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc

    - Miêu tả: Tái hiện trạng thái sự vật, con người.


    - Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

    - Nghị luận: Trình bày ý kiến, đánh giá bàn luận.

    - Thuyết minh: Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp (cung cấp tri thức về đối tượng).


    - Hành chính công vụ: Trình bày ý muốn, quyết định nào đó thể hiện quyền hạn, trách nhiện giữa người với người.

    2. Yêu cầu nhận biết phong cách ngôn ngữ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Sinh hoạt:

    + Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thường ngày mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít chau chuốt nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân.


    + Gồm các dạng: Chuyện trò (có đoạn hội thoại), nhật kí, thư từ.

    - Báo chí: Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề về thời sự bằng cách thu thật và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi.

    - Chính luận: Dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm, tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.

    - Nghệ thuật: Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người, từ ngữ chau chuốt, tinh luyện.

    - Khoa học: Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học đặc trung cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.


    - Hành chính công vụ: Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp, điều hành và quản lý xã hội (giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước.

    3. Các phép tu từ (và tác dụng)

    - Có 3 loại tu từ:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    + Tu từ về ngữ âm: Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.

    + Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, thậm xưng (nói quá)..

    + Tu từ về cú pháp: Lặp từ, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng.

    - Sau đây là các biện pháp tu từ và tác dụng của nó. Khi làm bài trả lời tác dụng, hãy nêu 2 ý, một ý là tác dụng có sẵn, một ý là ý nghĩa của phép tu từ ấy trong đoạn trích.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    + So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể, tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc.

    + Ẩn dụ: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc.

    + Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vụ sâu sắc.

    + Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.

    + Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng, tăng giá trị biểu cảm.

    + Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát, nhằm thể hiện sự trân trọng.

    + Nói quá: Nhằm tô đậm ấn tượng về ()

    + Câu hỏi tu từ: Bộc lộ cảm xúc về ()

    + Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về ()

    + Đối: Tạo sự cân đối, hài hòa.

    + Im lặng (dấu) : Tạo điểm nhấn, gợi sự lay động cảm xúc.

    + Liệt kê: Diễn tả cụ thể, toàn diện.

    *Lưu ý phân biệt Ẩn dụ và Hoán dụ:


    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Có một số bạn hay nhầm ẩn dụ với hoán dụ, đây là một mẹo để hiểu rõ hơn.

    + Ẩn dụ để lấy hình ảnh A liên tưởng tới tính chất B, ví dụ:


    "Vân xem trang trọng khác vời

    Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang"

    --> "Khuôn trăng" chỉ mặt trăng, ý chỉ khuôn mặt tròn đầy đặn như trăng.

    + Còn hoán dụ thì lấy hình ảnh A để nói đến hình ảnh B, ví dụ:


    "Áo nâu cùng với áo xanh,

    Nông thôn cùng với thị thành đứng lên"

    --> "Áo nâu" chỉ nông dân, "áo xanh" chỉ công nhân.

    Bài tập ví dụ 1: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng.

    A.

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì

    Này đây lá của cành tơ phơ phất

    Của yến anh này đây khúc tình si

    B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ


    Chữa bài:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    A.

    - Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc: Của.. này đây / Này đây.. của.

    - Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp tươi non phơi phới, rạo rực, tình tứ của mùa xuân qua tâm hồn khát sống, khao khát giao cảm mãnh liện của nhân vật trữ tình.

    B.

    - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Mặt trời - Bác Hồ.

    - Tác dụng:

    + Làm cho lời thơ hàm súc, trang trọng, giàu sức biểu cảm.

    + Ca ngợi công ơn Bác Hồ đã soi đường, chỉ lối cho cách mạng, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, ca ngợi sự vĩ đại và bất tử của Bác trong lòng bao thể hệ dân tộc Việt.


    4. Yêu cầu nhận biết các phép liên kết

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Phép lặp từ: Lặp lại ở các câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước.

    - Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.

    - Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ nối kết với câu trước.

    5. Nhận biết các thao tác lập luận

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Giải thích: Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý mình.

    - Phân tích: Là chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.


    - Chứng minh: Đưa ra những dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lý lẽ, một ý kiến để thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào vấn đề (đưa ra lý lẽ trước, chọn dẫn chứng và đưa ra dẫn chứng sau, đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau).

    - Bác bỏ: Là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến, lập trường đúng đắn của mình.

    - Bình luận: Bàn bạc, đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng đúng hay sai, tốt hay xấu, lợi hay hại.. để nhận thức đối tượng, từ đó có cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.


    - So sánh: Nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm (hai sự vật cùng loại, có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm khác nhau thì gọi là so sánh tương phản).

    6. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản / Đặt nhan đề cho văn bản

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Để xác định đúng nội dung chính của văn bản, cần đọc kĩ văn bản, tìm câu chủ đề, những hình ảnh từ ngữ được lặp đi lặp lại để xác định nội dung chính.

    - Cách đặt nhan đề: Nhan đề phải làm nổi bật được nội dung của văn bản.

    - Nhan đề phải ngắn gọn, rõ ràng, tránh đặt nhan đề dài dòng, khó hiểu.

    7. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Dể cảm nhận đúng nội dung của một câu trong văn bản, cần đặt câu đó trong toàn bộ văn bản, không tách rời ra.

    - Muốn hiểu đúng, đầu đủ nội dung cần hiểu được câu đó sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để hiểu đầy đủ ý nghĩa của nó.

    - Khi cảm nhận nội dung thì cần liên hệ đến cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.

    8. Các kiểu câu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    9. Các kiểu từ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    10. Các kiểu câu hỏi 1 điểm


    Bấm để xem
    Đóng lại
    A . Theo tác giả () được thể hiện () ?

    - Lấy nội dung trong văn bản để trả lời.


    B. Tìm những từ ngữ () biểu hiện nội dung () trong văn bản?

    - Đọc kĩ đề, đọc kĩ văn bản để trả lời.

    - Gạch chân những từ đó vào trong đề.

    - Đọc lại những từ cả tìm được, kiểm tra xem đúng sai rồi mới ghi nào bài làm.

    C. Vấn đề () được thể hiện như thế nào trong văn bản?

    - Dựa vào văn bản để trả lời.

    D. Theo anh chị? (anh chị suy nghĩ? /hiểu)

    - Dựa vào sự hiểu biết của mình và những kiến thức nắm được từ bài đọc hiểu để trả lời.

    E. Thông điệp nào có có ý nghĩa nhất đối với anh chị? (Anh chị thích nhất từ ngữ, hình ảnh hoặc câu văn, câu thơ nào)

    - Đọc kĩ văn bản.

    - Lựa chọn những câu văn, câu thơ, hình ảnh dễ hiểu, dễ giải thích để lập luận thuyết phục.

    - Tránh chọn những thứ ấn tượng nhưng bản thân lại không đủ sức để lập luận.


    - Tránh chọn thứ đã xuất hiện ở câu hỏi trước và câu hỏi sau vì sẽ gây sự nhàm chán và lặp lại.

    Bài tập ví dụ 2: Đọc đoạn thơ sau trong bài "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy và trả lời câu hỏi.

    "Mẹ ta không có yếm đào

    Nón mê thay nón quai thao đội đầu

    Rối ren tay bí tay bầu

    Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa"

    A. Ở khổ thơ này, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?

    B. Cảm xúc của nhà thơ giành cho mẹ là gì?

    Chữa bài:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    A. Hình ảnh người mẹ nghèo, bình dị, lam lũ, quê mùa, tần tảo, bươn chải được gợi qua trang phục, qua lam lũ nhọc nhằn lao động với bao lo toan vất vả.

    B. Cảm xúc của nhà thơ là nỗi buồn bặng thấm thía về gia cảnh nghèo khổ khiến mẹ phải vất vả thảo tần, là tình cảm êu thương trân trọng, biết ơn và tự hào về mẹ của mình.

    11. Yêu cầu nhận diện thể thơ


    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Thể thơ lục bát

    + Câu trên 6, câu dưới 8.


    + Bài thơ lục bát là sự nối tiếp của những câu thơ như thế.

    - Thơ song thất lục bát

    + 2 câu 7 chữ, đến câu 6, câu 8 (7-7-6-8).

    + Bài thơ song thất lục bát là sự nối tiếp của những cặp 7-7-6-8.

    - Thất ngôn

    + Là bài thơ tất cả các câu đều được viết 7 chữ.

    + Với những bài thơ mới không gọi là thất ngôn mà gọi là thơ 7 chữ.

    - Thơ tự do

    + Là bài thơ có những câu thơ không bằng nhau về số tiếng.

    - Thơ 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ


    + Là tất cả các số câu trong bài đều chỉ có 6, 7, 8 chữ.

    12. Các kỹ năng trả lời câu hỏi

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Nếu trong câu hỏi xuất hiện từ "những", "các" thì câu trả lời phải ít nhất 2 ý trở lên. Ví dụ: Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt gì?

    - Khi câu hỏi đưa ra: "Theo tác giả.." thì phải dựa vào văn bản để trả lời. Ví dụ: Theo tác giả, bạo lực học đường là gì?

    - Nếu hỏi "anh chị hiểu", "anh chị suy nghĩ như thế nào".. thì trả lời theo cách hiểu của mình nhưng cần dựa vào nội dung của văn bản.

    - Khi đề hỏi "thông điệp nào / bài học nào có ý nghĩa nhất đối với anh chị, vì sao?" thì có 2 cách để trả lời.

    + Cách tốt nhất là đọc kĩ nội dung, rút ra được nội dung mình cho là sâu sắc nhất chứa đựng thông điệp, lí giải vì sao mình lại chọn thông điệp đó.

    + Chọn một câu chứa đựng thông điệp sâu sắc, sau đó lí giải lý do chọn thông điệp đó.

    *Lưu ý: Nếu không hỏi "tại sao" thì vẫn phải giải thích lý do.

    - Khi câu hỏi xuất hiện từ "và", "hoặc" thì cần lưu ý câu hỏi có bao nhiêu vế, khi trả lời cần chú ý làm rõ từng vế một, không trả lời nhập chung các vế với nhau.

    Bài tập ví dụ 3: Đọc đoạn trích sau.


    A. Câu chủ đề của văn bản là gì?

    B. Theo tác giả, vì sao trở thành người tử tế phải biết xấu hổ?

    C. Anh chị hiểu câu nói "Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất" như thế nào?

    Chữa bài:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    A. Câu chủ đề: Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ.

    B. Theo tác giả, xấu hổ biết làm người ta ngần ngại khi phạm lỗi, dù cho đã làm điều sai quấy thì sự xấu hổ, cái lương tâm cắn rứt ấy sẽ là lực cản để người ta không dấn sâu hơn vào tội lỗi, và giúp người ta trở lại làm người tử tế.

    C. Trong đoạn trích trên, câu nói "Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất" đã khiến thôi suy ngẫm rất nhiều. Xấu hổ cũng như là cắn rứt lương tâm, khi ta làm sai điều gì đó thì luôn suy nghĩ về lỗi sai của mình, giày vò lương tâm bản thân. Nhưng khi sự cắn rướt đó không còn nữa thì sẽ cảm thấy những tội ác mình gây ra là diều đương nhiên và bình thường, không còn hổ thẹn, và vì thế tử tế cũng biến mất.

    * * *

    Cảm ơn bạn đã đọc tới những dòng cuối cùng, chắc bạn đang rất cố gắng nhỉ, trên đây là toàn bộ kiến thức mình thu được và tổng hợp trong những ngày tháng ôn thi vất vả đã qua, khi đi thi 0.1 điểm cũng rất quan trọng, đừng để bị rơi rớt đáng tiếc nhé. Khi nào có thời gian mình sẽ gõ những đề và bài chữa mình từng làm ở phía dưới cho mọi người tham khảo, các bạn vẫn được trả lời dưới bài mình để góp ý hay thắc mắc nhé. Hãy cùng nhau cố gắng nào!
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng mười 2021
  2. Trà Min ❀ Gió tàn bão tan, tiệc tàn mình đi ❀

    Bài viết:
    154
    Bài tập 1: Đọc và trả lời câu hỏi.

    A. Phương thức biểu đạt là gì?

    B. Nêu các biện pháp tu từ ở đoạn 1 và nêu tác dụng.

    C. Theo tác giả, tại sao ta phải đặt mục tiêu cho cuộc đời mình?

    D. Anh chị hiểu thế nào về câu: "Chúng ta đều có hai lựa chọn: Sống qua ngày đoạn tháng hoặc thiết kế nên cuộc đời." (Mình đã update thêm kĩ năng làm dạng câu này trong phần 12)

    E. Anh chị có đồng tình với quan điểm: "Lí do quan trọng của việc đặt mục tiêu là nó tạo ra những biến chuyển trong bạn để giúp bạn đạt được nó." của tác giả không Vì sao?


    Chữa bài:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    A.

    Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

    B.

    - Biện pháp nghệ thuật ở đoạn 1: Điệp cấu trúc: Nếu.. bạn nỗ lực hướng tới, những.. sẽ nỗ lực hướng tới bạn.

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng, tăng giá trị biểu cảm.

    + Nhấn mạnh kết quả có thể đạt được nếu như bạn cố gắng hướng tới một điều gì đó.

    C.

    Theo tác giả, ta phải đặt mục tiêu cho cuộc đời mình để có thể mạnh mẽ để vượt qua những trở ngại trước mắt, nó tạo ra những biến chuyển trong bạn để giúp bạn đạt được nó, nó khích lệ bạn trở thành con người, bạn phải trở thành để hành động và đạt được nó.

    D.

    Trong đoạn trích trên có câu nói: "Chúng ta đều có hai lựa chọn: Sống qua ngày đoạn tháng hoặc thiết kế nên cuộc đời." "Sống qua ngày đoạn tháng" là sống được chăng hay chớ, không có kế hoạch dự tính cho tương lai, không có mục đích, lý tưởng, ước mơ. Còn "thiết kế nên cuộc đời" là có những dự tính, có những kế hoạch dài hạn cho tương lai, có sự chuẩn bị kĩ càng về mọi mặt cho nên cuộc đời sẽ gặp được những điều may mắn, nếu gặp bất trắc cũng dễ dàng xoay trở.

    E.

    Trong đoạn trích trên có ý kiến cho rằng: "Lí do quan trọng của việc đặt mục tiêu là nó tạo ra những biến chuyển trong bạn để giúp bạn đạt được nó." Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này. Khi chúng ta đặt ra một mục tiêu, chúng ta sẽ cố gắng phấn đấu để hoàn thành nó. Trong quá trình cố gắng, nỗ lực để hoàn thành điều bản thân mong muốn, chúng ta có thể thay đổi bản thân tích cực hơn, nỗ lực rèn luyện để bản thân trở nên hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn để mau chóng đạt được mục tiêu đó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng mười 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...