Những điều cần lưu ý - Kiêng kị khi đi đền, chùa

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Admin, 28 Tháng tư 2016.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,112
    Lưu Ý:

    Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí.

    Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên.

    Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

    Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

    Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là "đạo dụng thập phương thường trụ" (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, "nhân nhỏ, quả lớn", thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa, vật tuy xơ sài nhưng quả báo không gánh hết.

    Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Tội náo loạn tam bảo không nhỏ.

    Vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, phải bước qua bậu cửa, nếu không chắc chắn phạm tội bất kính. Cửa chính nhà chùa từ xưa đến nay chỉ đức Phật, Ngọc đế, quốc vương một nước mới được ra vào. Vì thế nhiều ngôi chùa ngày thường không mở cửa chính.

    Không nên ngắm tượng Phật như một tác phẩm nghệ thuật, trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.

    Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ.. quanh khu vực Phật điện, tam bảo. Những tội này đều bị thiêu nơi địa ngục, kẻ tu hành dù chuyên chú đến mấy cũng không chính quả.

    Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật "A di đà phật" sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.

    Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức, vì sẽ phạm tội "luân đạo thực quả báo" là căn nguyên rơi vào địa ngục.

    Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay.. vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.

    Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật. Lưu ý, đó là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.

    Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách.. Nhiều người khi lễ Phật, thậm chí nhiều vị trí nhạy cảm phơi hết ra ngoài, vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật..

    Vào chùa, nên dùng Phật danh "A di đà Phật" thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.
     
    Đôi dép, khiet lehuykienan thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng mười một 2016
  2. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,112
    Dâng lễ như thế nào để vừa thể hiện tấm lòng thành kính, vừa phù hợp với văn hóa thờ tự là điều không dễ.

    Nhiều người cho rằng "tốt lễ dễ van" nên sắm sửa rất nhiều lễ vật khi lên chùa. Tuy nhiên, theo Đại Đức Thích Tâm Kiên (trụ trì chùa Một Cột, Hà Nội) thì: "Phật không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần tâm thành của những người đến lễ. Vì thế nên mọi người chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ cũng đủ. Quan trọng là vào chùa, mọi người thấy sự lắng đọng và bình an". Tuy nhiên lễ hoa dâng Phật phải là hoa sen, huệ, mẫu đơn.. tránh hoa tạp, hoa dại.

    Ở chùa thì ban to nhất, bao giờ cũng ở chính giữa nhà và gọi là Ban Tam Bảo. Khi đặt lễ ở ban này để cúng dường Chư Phật thì đầy đủ nhất phải gồm năm món: Hương – đăng (nến) – hoa – quả – nước. Tuy nhiên, trong trường hợp không chuẩn bị được hết thì cũng không sao, hãy cúng Phật bằng sự thành tâm, chân thật.

    Tương tự, lễ đến đình, miếu, phủ cũng là tùy tâm người đi lễ.


    Chỉ được lễ đồ chay trước Phật

    Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè.. Lễ mặn thường xuất hiện khi người ta đến đình, đền, miếu, phủ..

    Còn việc sắm sửa lễ mặn như giò, chả, trâu, dê, lợn, gà.. chỉ được đặt vào chùa nếu chùa đó có thờ tự các vị Thánh, Mẫu hay có ban thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông.

    Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Đồng thời, người viếng chùa cũng không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng. Nếu có sửa lễ này thì chỉ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.


    Không đặt lễ bằng tiền

    Hiện nay rất nhiều người đặt lễ bằng tiền lên các ban thờ hoặc đặt ở bục thờ, khe tay, chân của tượng.. Nhưng theo đúng ý nghĩa tâm linh, bạn tuyệt đối kiêng đặt tiền ở ban thờ và rải rác khắp nơi. Tiền chỉ để vào hòm công đức (phước sương).

    Các loại tiền vàng, hàng mã cũng không đặt ở các ban thờ Phật. Những vàng mã chỉ mang lên chùa khi vào rằm tháng Bảy, nhằm dâng lễ cầu siêu cho ông bà, cha mẹ, anh em.. Nhưng tất cả các lễ cúng chúng sinh này đều chỉ đặt ở ban thờ Đức Ông, không đặt lên bàn thờ khác.


    Lễ ban thờ cô, thờ cậu cần giống đồ chơi

    Ban thờ cô cậu là nơi thờ những người mệnh yểu, chết trẻ. Vì vậy, lễ thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo.. (đồ hàng mã) gương, lược.. Nghĩa là ngoài những lễ như bình thường thì cần có thêm những lễ mang ý nghĩa đồ làm cho trẻ nhỏ.

    Sắm lễ theo số lẻ nhưng kiêng số 7

    Khi sắm lễ, nên sắm theo số lễ như 1, 3, 5, 9.. Bởi số lẻ là số âm: Tương ứng với thế giới linh thiêng và cũng là tổng của một số chẵn và một số lẻ nên thể hiện sự hòa hợp âm dương. Cũng có khi lễ được chọn số chẵn như 12, 36, 72.. nhưng những số này đều có thể chia ra thành ba phần) hay số 100 (tượng trung cho sự trọn vẹn hoàn mĩ).

    Tuy nhiên nhiều người kiêng số 7 vì khi đọc theo tiếng Hán là thất – đồng âm với từ thất lễ nên có thể hiểu đó là không tôn trọng thần linh.


    Thứ tự hành lễ tại Chùa

    1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

    2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

    3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường.

    Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương.

    4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

    5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.


    Trình tự hành lễ tại phủ, điện, miếu

    - Khi đi lễ tại các đền phủ, đầu tiên người ta lễ trình tại ban tiền bái (hay còn gọi là ban lễ trình, ban đại bái). Đó là ban thờ thường được đặt ở vị trí trước gian thờ chính. Sau đó hương tử dâng lễ vật lên các ban thờ trong đền và tiến hành nghi lễ.

    - Thông thường, người ta lễ từ ngoài vào trong, lễ hết trung cung (hàng giữa), vào đến hậu cung rồi mới lễ sang hai bên. Sau đó trở ra ngoài lễ ban Mẫu Cửu và cuối cùng là ban thờ Cô, thờ Cậu. – Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương. Thắp hương từ trong ra ngoài. Tại ban thờ chính của điện, phủ thì thắp hương ở ban giữa trước. – Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.


    Thái độ khi đi hành lễ

    1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm hoặc khạc nhổ trong nơi thờ tự.

    2. Sau khi thụ lộc, nên lưu lại công đức, dù ít dù nhiều.

    3. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay.. khi lễ.

    5. Vào lễ phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, kín đáo. Không chạy nhảy la hét, sờ vào tượng.


    Ý nghĩa của việc thắp hương, cúng hoa, quả, cúng nước, cúng đèn

    - Đốt hương tượng trưng cho việc truyền tín hiệu đồng nghĩa với việc báo tin đến chư Phật, Bồ-tát, thần linh biết.

    - Cúng hoa trước tượng Phật tượng trưng cho việc tu nhân tích đức.

    - Cúng quả tượng trưng cho kết quả, quả báo từ việc tu hoa Lục độ mà thành.

    - Cúng nước: Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, trong sạch như nước.

    - Cúng đèn: Mục đích của đèn là tỏa ra ánh sáng. Do đó, việc thắp đèn cúng được hiểu là Phật tử đem những lời dạy của đức Phật áp dụng vào cuộc sống, dùng thân giáo làm tấm gương sáng cho mọi người học theo, noi theo, để cùng nhau được giải thoát.
     
    Quê mùahuykienan thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng mười một 2016
  3. sangmt

    Bài viết:
    3
    Cảm ơn bạn, trước giờ cũng đi chùa nhiều mà mình không biết nhiều điều hay như vậy!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...