Những điều cần biết về vaccine COVID - 19

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi AnnaNgo1503, 17 Tháng tám 2021.

  1. AnnaNgo1503

    Bài viết:
    77
    Vaccine Covid-19 là gì?

    Vaccine Covid-19 là chủng loại vắc xin phòng viêm đường hô hấp cấp, giúp ngăn ngừa vi rút Corona. Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị công bố sản xuất vaccine ngừa Corona virus thành công và cho hiệu quả khá tích cực.

    Cơ chế sinh miễn dịch của vaccine Covid-19

    1. Miễn dịch thụ động

    Miễn dịch thụ động chống Covid-19 có thể đạt được nhờ huyết thanh từ bệnh nhân đã hồi phục sau khi nhiễm virus Sars-Cov-2, huyết thanh này chứa lượng lớn kháng thể miễn dịch, từ Globulin siêu miễn dịch

    2. Miễn dịch chủ động

    Tạo ra kháng thể chống lại virus thông qua việc tiêm vaccine, vắc xin còn có thể tạo ra tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ để chiến đấu với tác nhân gây bệnh, chống lại chúng nếu bị tấn công trong tương lai.

    Có những loại vaccine Covid nào?

    Các loại vaccine Covid-19 hiện tại đang được sản xuất theo 3 cơ chế:


      • Vắc xin mRNA: Vaccine đưa phân tử RNA được tổng hợp vào tế bào của cơ thể. Khi đã vào trong tế bào, mRNA tổng hợp của vaccine hoạt động như một mRNA tự nhiên, khởi động tổng hợp protein mới (bình thường protein này do virus tổng hợp). Đến lượt protein mới này kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể (adaptive immune response) chống lại protein của virus. Như vậy cơ thể được nhận vaccine, vừa tạo kháng nguyên (protein của virus), vừa tạo đáp ứng miễn dịch chống lại protein này (kháng thể + đáp ứng tế bào).

      • Vắc xin protein: Vắc xin này bao gồm các mảnh protein tinh khiết của virus Sars-Cov-2. Sau khi tiêm vắc xin vào cơ thể, hệ miễn dịch ghi nhận rằng protein này là "kẻ xâm nhập" và phản ứng miễn dịch tạo ra kháng thể. Đồng thời, vắc xin giúp tế bào ghi nhớ nhận diện tác nhân gây bệnh, tiến hành tiêu diệt chúng nếu bị tấn công trong tương lai.

      • Vắc xin vector: Các loại vắc xin dựa trên vi rút vector khác với hầu hết các loại vắc xin thông thường ở chỗ chúng không thực sự chứa kháng nguyên, mà sử dụng chính tế bào của cơ thể để sản xuất chúng. Vắc xin được sản xuất bằng cách sử dụng một loại virus đã được biến đổi (vector) để vận chuyển mã di truyền cho kháng nguyên. Đối với vắc xin phòng virus Sars-Cov-2, mã di truyền là các protein gai trên bề mặt của virus. Khi vắc xin tiêm vào trong cơ thể, nó sẽ kích thích cơ thể tạo ra một lượng lớn kháng nguyên. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch. Vắc-xin bắt chước những gì xảy ra trong quá trình lây nhiễm tự nhiên với một số mầm bệnh – đặc biệt là vi rút. Điều này có lợi thế là kích hoạt phản ứng miễn dịch tế bào mạnh mẽ của tế bào T cũng như sản xuất kháng thể của tế bào B.

    Các loại vaccine phòng Covid-19 khác đang nghiên cứu và sản xuất trên thế giới

    Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca

    Nhà sản xuất: The University of Oxford ; AstraZeneca ; (Anh)

    Bản chất: Vắc xin vector (adenovirus)

    Sputnik V

    Nhà sản xuất: Viện nghiên cứu Gamaleya (Nga)

    Bản chất: Vắc xin vector (adenovirus)

    BNT162b2

    Nhà sản xuất: Pfizer, BioNTech (Đức, Mỹ)

    Bản chất: MRNA


    mRNA-1273

    Nhà sản xuất: Moderna (Mỹ)

    Bản chất: MRNA


    Ad5-nCoV

    Nhà sản xuất: CanSino Biologics (Trung Quốc)

    Bản chất: Vắc xin vector (adenovirus)


    JNJ-78436735 (Ad26. COV2. S)

    Nhà sản xuất: Johnson & Johnson (Mỹ)

    Bản chất: Vắc xin vector (adenovirus)


    NVX-CoV2373

    Nhà sản xuất: Novava x (Mỹ)

    Bản chất: Vắc xin "protein dạng mảnh (protein gai của virus SARS-CoV-2)"


    BBIBP-CorV

    Nhà sản xuất: Viện sinh phẩm sinh học Bắc Kinh (CNBG) ; Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm)

    Bản chất: Vắc xin bất hoạt


    CoronaVac

    Nhà sản xuất: Sinovac (Trung Quốc)

    Bản chất: Vắc xin bất hoạt


    Covaxin

    Nhà sản xuất: Bharat Biotech ; National Institute of Virology (Ấn Độ)

    Bản chất: Vắc xin bất hoạt


    COVAX-19

    Nhà sản xuất: Vaxine Pty Ltd. (Úc)

    Bản chất: Vắc xin protein tái tổ hợp đơn giá


    6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam:

    1. Vaccine COVID-19 Vaccine AstraZeneca

    2. Vaccine Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V)

    3. Vaccine Vero Cell của Sinopharm

    4. Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech

    5. Vaccine Spikevax (Tên khác là: Covid-19 Vaccine Moderna)

    6. COVID-19 Vaccine Janssen

    [​IMG]


    Công dụng của vaccine phòng vi rút Sars-Cov-2

    [​IMG]

    Ngoài kia hay trên các trang mạng xã hội thường hay xuất hiện những câu đại loại như: Tiêm vaccine xong có còn bị nhiễm không? Lỡ tiêm xong mà vẫn bị nhiễm là do vaccine? Lỡ tiêm xong tôi chết thì sao? Đó là do các bạn vẫn chưa hiểu mục đích của tiêm chủng là như thế nào. Xin giải thích cho các bạn ngắn gọn thế này:

    Các bệnh truyền nhiễm nhìn chung trải qua 4 giai đoạn: Ủ bệnh -> Khởi phát -> Toàn phát -> Lui bệnh (hồi phục)

    Trong đó thời kỳ Ủ bệnh là thời kỳ gây nhiễm mà chưa gây bệnh; thời kỳ Khởi phát và Toàn phát là thời kỳ gây bệnh với các triệu chứng đặc hiệu hoặc không đặc hiệu, giai đoạn này nếu không điều trị đúng hoặc kịp thời có thể gây diễn tiến nặng hoặc biến chứng dẫn tới tử vong.

    Vậy vaccine sẽ tác động như thế nào trong phòng chống Covid?

    Khi tiêm vaccine, hệ thống miễn dịch sẽ sinh kháng thể chống lại kháng nguyên có nguồn gốc Covid không gây hại là các chất từ vaccine và tiêu diệt các kháng nguyên đó, bảo vệ cơ thể, và đồng thời sẽ lưu trữ ghi nhớ về nó, để khi nào tái nhiễm nó sẽ phóng thích lại các kháng thể nhận diện kháng nguyên Covid-19 và tiêu diệt chúng.

    Khi virus nhiễm vào cơ thể bạn, bạn tiến vào giai đoạn Ủ bệnh, nếu hệ miễn dịch bạn đủ khỏe, đủ thông minh do đã được nhận biết từ trước thông qua việc tiêm vaccine, kháng thể sẽ tiêu diệt virus ngay từ lúc gây nhiễm. Nhưng nếu miễn dịch của bạn không tốt lắm, hay có rối loạn miễn dịch virus qua được giai đoạn gây nhiễm và tiến tới gây bệnh, gây ra các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, viêm phổi.. khi đó do đã được tiêm vaccine đầy đủ, cơ thể bạn có thể hạn chế tối đa các biến chứng nặng do virus gây ra.

    Như vậy có thể thấy, cho dù tiêm đầy đủ vaccine thì không có nghĩa là sẽ không nhiễm bệnh.

    Lấy ví dụ khá gần gũi với các bạn, đó là các bạn có phải đều được tiêm phòng thủy đậu, quai bị đầy đủ từ nhỏ nhưng khi lớn chút chẳng phải vẫn có người bị bệnh sao? Sao không thấy ai lên tiếng mà chỉ thắc mắc mỗi tiêm phòng COVID không vậy ta? Các bạn phải hiểu thủy đậu, quai bị là các bệnh truyền nhiễm gây chết người nhưng chẳng phải các bạn không ai chết do diễn tiến nặng hay biến chứng sao, đó chính là do các bạn đã được tiêm phòng đầy đủ, hệ thống miễn dịch đủ mạnh để nhận diện, tiêu diệt và bảo vệ cơ thể các bạn. Thì vaccine Covid nó cũng tựa như tiêm các loại vaccine ngày nhỏ các bạn từng tiêm thôi.


    Các tác dụng phụ được lựa chọn báo cáo sau khi tiêm ngừa COVID-19

    • Các vaccine COVID-19 an toàn và hiệu quả.

    • CDC khuyên tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên thực hiện tiêm chủng càng sớm càng tốt để giúp phòng tránh COVID-19 và các biến chứng liên quan có thể gây nguy hiểm có khả năng xảy ra.

    • Các báo cáo với VAERS (Hệ Thống Báo Cáo Sự Kiện Bất Lợi Do V accine) về tác dụng phụ sau khi tiêm chủng, gồm số ca tử vong, không có nghĩa là vaccine sẽ gây ra vấn đề về sức khỏe.

    Các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm ngừa COVID-19 rất hiếm nhưng có thể xảy ra:

    • Sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 rất hiếm gặp, có thể xảy ra sau bất kỳ lần tiêm chủng nào.
    • Chứng huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) sau khi tiêm ngừa vaccine COVID- 19 của Johnson & Johnson's Janssen (J&J/Janssen) rất hiếm gặp.
    • Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm ngừa COVID-19

    Như vậy, tiêm vaccine vẫn có thể gây chết người mặc dù chiếm tỷ lệ rất rất nhỏ, nhưng vẫn gây ra nỗi lo cho nhiều người, tâm lý hoang mang và không chịu tiêm phòng.

    Với các bạn đã tiêm, phải theo dõi tại chỗ 15 phút trước khi về, và tự theo dõi tại nhà trong 28 ngày liên tiếp.


    Thời điểm tiêm 2 mũi vaccine theo từng loại vaccine

    [​IMG]

    Đã nhiễm virus Corona tiêm phòng có tác dụng không?

    Căn cứ vào nghiên cứu lâm sàng, vắc xin phòng virus Corona sẽ được chỉ định cho từng nhóm đối tượng thử nghiệm khác nhau. Tại Việt Nam, COVID-19 vaccine AstraZeneca không được chỉ định để tiêm cho người đã từng nhiễm virus SARS-COV-2.

    Những điều cần lưu ý sau khi tiêm vaccine

    [​IMG]

    11 Nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm tại Việt Nam

    1. Nhân viên y tế;
    2. Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên)
    3. Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
    4. Lực lượng quân đội;
    5. Lực lượng công an;
    6. Giáo viên;
    7. Người trên 65 tuổi;
    8. Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: Hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước.. ;
    9. Người mắc các bệnh mãn tính;
    10. Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài;
    11. Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ;

      [​IMG]

    Hướng dẫn mới nhất: Ai thuộc nhóm cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19?

    Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế vừa ban hành ngày 10/8, có 3 nhóm đối tượng cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19 thay vì 5 nhóm như trước đây.

    Ngày 10/8, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802 kèm Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thay thế các quyết định và hướng dẫn trước đó.

    Hướng dẫn mới vẫn phân chia người tiêm chủng thành 4 nhóm gồm: Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng; nhóm cần thận trọng tiêm chủng; nhóm trì hoãn và nhóm chống chỉ định.

    Trong đó, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất họăc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vaccine.

    Nhóm chống chỉ định là những người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng COVID-19 cùng loại (lần trước). Người có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất cũng không được tiêm vaccine COVID-19.

    Theo hướng dẫn mới này, riêng phụ nữ mang thai và đang cho con bú chống chỉ định với vaccine Sputnik V. Ngoài ra, khi khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi tuổi thai với trường hợp là phụ nữ mang thai.

    Nhóm đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

    Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu:

    - Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

    - Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

    - Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

    - Người trên 65 tuổi.

    - Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

    - Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

    + Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

    + Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg.

    + Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

    Nhóm trì hoãn tiêm chủng gồm 3 đối tượng:

    - Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng

    - Đang mắc bệnh cấp tính

    - Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần

    Nhóm các trường hợp thuộc đối tượng trì hoãn tiêm chủng này có sự thay đổi lớn so với các hướng dẫn trước đó.

    Theo đó, trước đây, có tới 5 nhóm người phải trì hoãn tiêm chủng. Cụ thể, ngoài những người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được hay người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng, thì người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.. ; trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ đều phải trì hoãn tiêm chủng.

    [​IMG]

    Tài liệu tham khảo:

    Hệ thống tiêm chủng VNVC - Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam
     
    Last edited by a moderator: 31 Tháng ba 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...