Những điều cần biết khi viết truyện

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Wall-E, 13 Tháng chín 2020.

  1. Wall-E

    Bài viết:
    595
    Outside the fic - Bên ngoài truyện:

    1. Hãy để tên bạn, và tên của đồng tác giả với bạn vào dưới tất cả các phần của câu chuyện của bạn, đặc biệt là dưới tựa đề. Rất nhiều truyện được lấy về, lưu trong máy, thậm chí được in ra, do những độc giả nhưng những những độc giả đó thường không bao giờ bận tâm copy thêm tên bạn nếu tên bạn để tách rời với truyện. Post truyện ở một forum cũng vậy. Thậm chí ở một số trang Web, tên của người viết còn không được đặt ở trang Web đó. Khi bạn sáng tác một câu chuyện nào đó, nghiệp dư hay không, post ở đâu cũng như vậy, bạn xứng đáng được biết tới ít nhất là chính bạn đã tạo ra câu chuyện đó chứ không phải là ai khác.

    2. Khi viết, hãy luôn đặt warning cẩn thận nếu fic của bạn có chứa những nội dung dù chỉ hơi người lớn một chút hoặc những nội dung có thể gây phản cảm cho người đọc, chẳng hạn như cái chết của nhân vật chính, angst.. Điều này về phía độc giả, sẽ giúp họ tránh được những truyện mà họ không muốn đọc, nếu đọc xong sẽ gây cho họ cảm giác khó chịu. Về phía bạn, nó sẽ giúp bạn tránh được một phần những lời chỉ trích nếu có.

    3. Luôn luôn viết Summary (Tóm tắt). Hãy luôn luôn giới thiệu ngắn về câu chuyện của bạn. Nó giúp người đọc có được một cái nhìn về truyện đó và quyết định liệu mình có muốn đọc nó hay không, có lựa chọn đọc nó hay không giữa hàng ngàn, hàng triệu triệu những fic đang đầy rẫy trên mạng. Hãy post Summary đó ở ngoài truyện nếu có thể được, đây là trường hợp bạn post ở những trang lớn như fanfiction.net hay có trang Web riêng. Còn nếu không được như khi bạn post ở forum, thì hãy đặt nó ở đầu fic. Rất nhiều người tôi biết, trong đó có tôi, thường bỏ qua những fic khi nó không có summary.

    4. Hãy cẩn thận khi viết summary. Bạn có thể đặt một phần cảnh báo vào summary. Nếu bạn viết fan fic và viết chuyện lãng mạn về một đôi nhân vật nào đó, hãy cố nói là bạn đang viết về đôi nhân vật đó. Rất nhiều người đọc chỉ muốn đọc về một đôi nhân vật mà mình yêu thích. Đọc về đôi khác có thể gây cho họ phản cảm. Cũng cố đừng làm lộ kết thúc của mình trong summary. Hãy để câu chuyện của bạn có một chút gì bí ẩn để hấp dẫn người đọc. Thường thì khi gặp một câu chuyện để lộ kết cục ngay từ đầu, người đọc sẽ bỏ qua. Bạn cũng nên hạn chế dùng những từ như "rất bí ẩn", "kỳ lạ" ở trong summary một cách tối đa trừ phi nó vô cùng cần thiết, nó làm cho người đọc cảm thấy truyện của bạn thiếu sáng tạo và đang đi theo một mô típ quen thuộc.

    5. Kiểm tra lại chính tả. Cho dù bạn đang viết tiếng Việt hay đang viết tiếng Anh, hãy kiểm tra lại chính tả. Tránh viết tắt hay dùng những ký hiệu đặc biệt (Điển hình là teencode). Đây là điều tối thiểu mà bạn có thể làm để tôn trọng độc giả của bạn. Không có gì khó chịu hơn là đọc một câu chuyện đầy những từ viết tắt, những ký hiệu. Hơn nữa, viết tắt và ký hiệu sẽ phá hỏng những đoạn sâu sắc, những khúc miêu tả tâm lý và những hiệu ứng mà bạn tạo cho fic của bạn bằng ngôn từ.

    6. Rất nhiều người khuyên là bạn nên tìm cho mình một người kiểm tra fic. (Beta-reader) Người này có thể là bất cứ ai, bạn, người thân, không cần phải là một nhà phê bình văn học, chỉ cần là một người yêu thích văn học. Đừng chọn một người kiểm tra fic không bao giờ đọc sách để giải trí, hay bản thân người đó lại dùng ngữ pháp sai trầm trọng. Khi người kiểm tra fic tìm được một lỗi sai, hãy biết ơn người đó chứ đừng tỏ ra khó chịu. Những nỗ lực của một người kiểm tra fic không phải là để đối chọi hay đả kích bạn mà chỉ là mong muốn giúp fic của bạn hoàn thiện hơn.

    7. Đừng xin lỗi. Nếu fic của bạn chưa được beta (kiểm tra) thì đừng nói lên điều đó. Đừng thông báo một cách căng thẳng "Đây là fic đầu tay của tôi". Nếu chính bản thân người viết fic cảm thấy phải xin lỗi độc giả về những lỗi ngữ pháp, hay là những thứ lỗi khác có thể có trong fic thì những người đọc nhạy cảm có thể nghĩ "Cảm ơn đã thông báo" và không đọc fic đó nữa. Cho dù bạn viết về nội dung gì, có làm phản cảm người đọc hay không, đừng bao giờ xin lỗi về nó. Tôi đã học được điều này, và đây là bài học mà tôi nhớ nhất, khi tôi viết một fic có nội dung có thể khiến người khác khó chịu. Một số người phản ứng lại fic của tôi, chỉ trích nội dung đó. Nhưng khi tôi xin lỗi về nó, thì tôi nhận được không ít những lời "Bạn không cần xin lỗi về nó", "Đừng bao giờ xin lỗi" từ cả những người ủng hộ tôi và những người đã chỉ trích tôi. Bởi vì nếu bạn đã không yêu thích và tự hào về những gì mình viết thì post nó có ý nghĩa gì chứ? Và nếu bạn thông báo nó ra thì còn có ai muốn đọc nó nữa không? ĐỪNG POST TRUYỆN CHO ĐẾN KHI BẠN TỰ HÀO VỀ NÓ.

    8. Chú ý của người viết (Author Note/AN). Một số người có xu hướng đặt AN vào ngay giữa câu chuyện của mình. Đừng làm thế. Bạn không cần phải chen ngang vào một câu AN dạng "AN: Tôi quên mất không nói, đó là người yêu cũ của cô ta." hay "AN: Viết cậu ta như thế này tôi cũng đau lắm chứ." Nếu bạn có điều gì quên mất không nhắc đến, hãy tìm cách nhắc đến ở phần sau, và mọi AN chỉ nên đặt ở đầu hoặc cuối truyện. 1

    9. Hãy để cho mình có thời gian để viết. Đúng là có nhiều khi bạn sẽ viết được một fic hay với những tình cảm trào dâng chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho fic của bạn. Dành thời gian để đọc lại nó và suy nghĩ về nó. Nếu bạn viết toàn bộ fic trong một phút cảm hứng dào dạt, cũng đừng nói nó ra khi giới thiệu về fic của mình, vì tâm lý người đọc là chẳng bao giờ muốn đọc một fic có vẻ không được chăm chút cẩn thận cả.

    10. Đặt cho mình một hạn cuối, deadline. Hãy cố hoàn thành kịp fic của mình trước deadline đó. Tuy deadline có tác dụng kích thích bạn viết, nhưng xin nhớ deadline không phải là một thứ giết chết chất lượng. Hãy chú ý tới deadline nhưng đừng coi trọng quá mức deadline. Nếu bạn cần, thì hãy để thêm thời gian cho mình để viết một fic thật sự chất lượng chứ không phải chỉ là một sản phẩm trong cơn vội vã. Và đối với việc đọc, việc một fic đang hay dừng lại và phải chờ đợi nó update tiếp là một việc disturbing af, nhưng cũng đem đến một cảm giác chờ đợi rất hay chỉ có ở riêng việc đọc truyện. ^^

    Inside the fic - Bên trong truyện:

    1. Đừng lặp lại chính mình. Một số thông tin liên quan tới nội dung chuyện được đưa ra là cần thiết và đem lại điểm nhấn cho câu chuyện. Lần thứ hai nó được đưa ra mà không phải nhằm tạo ra tình huống truyện vẫn có thể chấp nhận được. Lần thứ ba sẽ tạo nên phản cảm. Người đọc không phải là người dễ quên. Lần thứ nhất là họ hiểu rồi. Bạn không cần phải nhắc lại nữa. +

    2. Nắm rõ tính cách nhân vật. Điều này rất cần thiết nếu như bạn đang viết fan fiction và đặc biệt cần thiết nếu bạn đang đi theo tình tiết có sẵn trong truyện gốc. Nên cố đừng làm sai lệch tính cách nhân vật hết mức có thể. Khi đọc một fan fic, người đọc đã có sẵn hình tượng nhân vật trong đầu, vì vậy, khi nhân vật bạn viết đi chệch với hình tượng ấy, người đọc sẽ có phản cảm. Dĩ nhiên, điều này là điều thừa đối với những truyện vui cười, Humor, vì trong thể loại này, sự làm sai lệch tính cách nhân vật được sử dụng như một công cụ để tạo tính hài hước.

    3. Tránh xa Mary Sue. Mary Sue là một nhân vật quá hoàn thiện mà người viết sáng tạo nên từ mơ ước của chính mình. Đúng, có một số tác phẩm viết về Mary Sue vẫn rất hay và được yêu thích, nhưng chúng hiếm như một con mèo không thích ăn cá vậy, tác phẩm của bạn sẽ không nằm trong số đó đâu >_< Không có gì khó chịu hơn là đọc về Mary Sue. Mary Sue. Cô ta phải chết! 6

    4. Đừng viết tắt, đừng dùng những từ phổ biến và thông dụng trong khi chat như LOL, U, Luv. Ít ra thì nó cũng giữ được cho người đọc một ấn tượng bạn là một người coi việc viết là nghiêm chỉnh, chưa cần biết truyện của bạn có hay hay không. Và điều này sẽ giúp cho những cảm xúc bạn đang muốn thể hiện cho 1 đoạn văn không bị phá hủy. Cứ thử tưởng tượng một câu chuyện bi kịch mà trong lời hội thoại, đối phương luôn được xưng hô thành U, m (mày), n (nó) hay viết tắt tên, từ 'và' luôn thành '&', chắc chắn bi kịch đó sẽ chuyển thành hài kịch.

    5. Trước mỗi cảnh, nên giới thiệu bối cảnh về thời gian và địa điểm để người đọc không bị khó hiểu với những câu hỏi như 'Lúc nào thế nhỉ? Ở đâu đây?'. Chuyện này là không cần thiết nếu bạn viết PWP (truyện không tình tiết) hoặc POV ngắn.

    6. Hãy cho nhân vật một cái tên. Một số người viết có vẻ như không nghĩ ra được cái tên hay sao đó mà để nhân vật có cái tên như ***, ---, XYZ.. Xin đừng làm thế. It's disturbing af. Cái tên là cái căn bản nhất để xây dựng ấn tượng về một nhân vật đối với người đọc.

    7. Đừng viết những truyện mà bạn hoặc bạn của bạn nhảy vào và tiếp xúc với nhân vật. Mọi dạng viết đều là một loại luyện tập tốt, nhưng có post thì hãy post ở đâu mọi người biết bạn và bạn của bạn là ai như ở forum, đừng post lên những cộng đồng viết fic lớn hoặc một trang Web riêng. Thật khủng khiếp khi phải đọc một fic mà luôn phải tự hỏi, 'người này là ai nhỉ, người kia là ai nhỉ'.

    8. Tìm hiểu về những nội dung mình viết nếu bạn muốn viết AU. AU là khi bạn viết một nội dung, bối cảnh hoàn toàn khác sử dụng những nhân vật có sẵn, ví dụ như Gundam Wing đặt trong bối cảnh cảnh sát và tội phạm. Để viết chúng, ít ra bạn cũng nên biết đôi chút về những gì mình viết. Nếu bạn đặt nhân vật vào ngành cảnh sát chẳng hạn, thì ít ra bạn cũng nên biết cách ăn nói của cảnh sát. Người bình thường thì không sao, nhưng một cảnh sát thật có thể đọc fic của bạn trong lúc giải trí, và anh ta sẽ cười sặc sụa khi thấy bạn dùng sai từ ngữ.

    9. Cực kỳ quan trọng. Mỗi đoạn hãy dùng một POV (Point of view). POV là quan điểm của người được nói tới. Mỗi đoạn, mỗi một cảnh, hãy gắn liền nó với quan điểm, cách nhìn nhận và cảm xúc của một nhân vật. Nếu trong một đoạn bạn đang viết về Hiei, cách cậu ta nhìn em gái như thế nào, cách cậu ta đối đáp lại Kuwabara. Hiei nói chuyện với Kurama và rồi cậu ta nói. "Hiei, điều này.." Viết như thế sẽ gây khó hiểu cho người đọc, bởi người đọc cũng đang theo dõi câu chuyện của bạn dưới cách nhìn của Hiei, phản ứng đầu tiên sẽ là 'Tại sao Hiei lại tự gọi mình nhỉ?'. Sử dụng nhiều hơn một cách nhìn trong một cảnh rất dễ gây khó hiểu và rối cho người đọc.

    10. Đừng dùng những TỪ VIẾT HOA. Một ý trọng tâm của bạn mà bạn muốn nhấn mạnh, người đọc sẽ tự hiểu, không cần bạn phải nhắc nhở. Nếu là nhấn mạnh trong hội thoại, khi muốn nói nhân vật thể hiện sự nhấn mạnh ấy trong giọng mình, hãy dùng ký hiệu in đậm hoặc dấu chấm, ví dụ như: Shut. The. Hell. Up. (Ngậm. Mồm. Lại) Và những sự nhấn mạnh như vậy cũng không nên được dùng quá nhiều, một hai lần cho một chapter là quá đủ.

    Storyline - Cốt truyện:

    Một truyện nếu không muốn để rơi vào dạng PWP hoặc một đoạn tình cảm đơn thuần thì phải có ít nhất là một plot - tình tiết truyện. Ở đây bạn cần phân biệt truyện để diễn tả một câu chuyện thực sự với các sự kiện, các nhân vật tương tác với nhau để thay đổi các sự kiện đó và truyện để diễn tả một tình cảm nào đó. Bạn có thể có một fic hay mà không cần đến plot không? Vẫn có thể được, nhưng rất khó, bởi lúc đó, fic của bạn sẽ là một đoạn tình cảm, hay một cảnh nào đó, chứ không thể gọi là một 'câu chuyện' được. Ngay cả đối với POV, những truyện ngắn chỉ diễn tả tình cảm và suy nghĩ đơn giản của nhân vật bạn cũng cần tới plot để khiến nó trở nên hấp dẫn chứ không phải chỉ đơn thuần là một đoạn suy nghĩ kiểu như "Một ngày đẹp trời tôi ngồi suy nghĩ về anh ta, và tôi đã nghĩ rất nhiều." Để hiểu thêm về điều này và thấy plot có thể có hiệu quả thế nào với một POV fic, bạn có thể đọc thử fic "Phía bên kia bóng tối" của Kea. Ngay cả đối với những fic chỉ nhằm để diễn tả một cảm xúc chứ không phải để kể một câu chuyện thì plot vẫn cần thiết để fic không chỉ đơn thuần là một cảnh miêu tả nhân vật trong tâm trạng của mình. Để hiểu thêm về điều này, bạn có thể đọc thử fic "Four seasons in the sky" của aster, một fic đã kết hợp một cách tuyệt vời giữa plot và một cảm xúc. Mỗi truyện cần có ít nhất là một tình tiết, dù tình tiết đó có thật đơn giản như "Hiei nhìn chăm chăm vào cái kem 3 tiếng đồng hồ suy nghĩ không biết có nên ăn nó không, và khi cậu ta quyết định ăn thì cái kem đã chảy thành nước." Plot phải bao gồm điểm bắt đầu, phần thân và điểm kết thúc. 2

    1. Điểm bắt đầu:

    Đây là nơi ít nhất một nhân vật chính cùng với bối cảnh của truyện được giới thiệu. Điểm bắt đầu rất cần thiết để người đọc có thể mường tượng được nhân vật và hình dung ra được bối cảnh, từ đó tái hiện lại những hình ảnh mà người viết muốn chuyển đạt. Tuy nhiên, trong điểm bắt đầu, cần tránh kiểu miêu tả: "Cô gái đeo hoa tai, có tóc mái tóc đen." Và sau đó dành cả một khổ để miêu tả mái tóc đó đẹp như thế nào. Hãy miêu tả những gì thật đặc biệt. Những điều bình thường có cần nói không? Có, nếu như bạn muốn người đọc có thể hình dung về nhân vât, nhưng một khổ để miêu tả mái tóc chỉ khi mái tóc đó có màu thật khác người như đỏ rực, hoặc dài tới gót chân. Một khổ để miêu tả mắt, chỉ khi màu mắt thật lạ, như tím hoặc ánh vàng. Ở phần đầu này, nên tránh hoàn toàn việc nêu một đống thông tin ra như kể lại đầy đủ những thông tin cơ bản về nhân vật chính hoặc các thông tin cơ bản về bối cảnh. Đúng là làm như vậy sẽ khiến người đọc có được một cái nhìn đầy đủ về nhân vật của bạn và bối cảnh truyện của bạn. Nhưng một đoạn mở đầu như vậy không đem lại một hứa hẹn gì cho phần sau của câu chuyện. Thông tin được đem tới một cách quá lộ liễu, vì vậy không ẩn chứa được điều gì bí mật hoặc lôi kéo người ta muốn khám phá. Đối với fan fiction, đừng đi sâu vào miêu tả những thứ người đọc đã biết sẵn, hãy miêu tả những gì người đọc chưa biết, như nhân vật đang mặc gì khác với thường lệ, chúng tác động lên nhân vật ra sao. Hãy thử so sánh:

    "Hiei bước tới, đó là một yêu quái thấp, tóc đen nhọn, mắt đỏ rực lửa. Cậu mặc toàn màu đen và mang một thanh kiếm bên mình. Trên trán quấn một dải băng để che đi con mắt thứ ba."

    Và:

    "Trong bộ quần áo của con người bình thường mà Kurama chuẩn bị cho cậu, trông Hiei không còn giống như một yêu quái lạnh lùng. Cậu trông hầu như giống một con người hiền lành và nhã nhặn. Có lẽ là tại hôm nay cậu sẽ gặp Yukina chăng mà trong đôi mắt rực lửa của cậu không còn sự tàn nhẫn nữa, thỉnh thoảng lại có một thoáng dịu dàng và chờ đợi lướt qua."

    Ở đoạn thứ nhất, người viết đã miêu tả toàn bộ những gì mà độc giả đã biết, đã có hình dung về Hiei, nên cả đoạn miêu tả đó có thể nói là không đóng một vai trò quan trọng nếu trong một fan fic bình thường (Nhưng ở AU fic thì cần thiết hay không còn tùy ở bản thân fic đó). Ở đoạn thứ hai, người viết đã miêu tả những gì đặc biệt, khác thường ở Hiei, nên đoạn miêu tả đó là rất cần thiết. Điểm bắt đầu cũng là nơi bạn giới thiệu qua với độc giả một cách ngắn gọn về plot trong fic của bạn. Hãy thử tìm cách thu hút độc giả bằng những gì bạn cho rằng sẽ thu hút họ, và sẽ khiến họ muốn đọc fic của bạn. Trong hai cách sau đây, cách nào sẽ thu hút bạn hơn?

    "Killua ngồi thừ người, nhớ lại giây phút Gon bị cướp bắt đi ngay trước mặt cậu để gây áp lực bắt cậu phải tới cảng tối nay và giao vật mà lúc này cậu đang nắm chặt trong tay."



    "Killua cố gượng dậy nhưng thất bại, sức cậu đã cạn kiệt và máu từ vết thương trên đầu đang làm mắt cậu mờ đi dưới một tấm màn đỏ thẫm. Gã đàn ông bí ẩn đằng sau tấm áo choàng đen bế Gon lên và gằn giọng." Tao sẽ giết thằng nhóc này nếu mày không đem vật đó tới cảng Yorshin vào 9h tối nay!" "

    2. Phần thân:

    Đây là nơi phần lớn câu chuyện diễn ra. Tính cách nhân vật được phát triển. Các đoạn hội thoại, các mối quan hệ được xây dựng, các chỉ dẫn được tung ra. Đây là nơi sẽ khiến người đọc phải mong đợi, lo lắng, đoán già đoán non. Ở những câu chuyện dài, đây là phần mà bạn sẽ cho câu chuyện đi chậm lại theo cách mà bạn mong muốn để thể hiện tất cả những gì bạn muốn thể hiện. Tại phần thân này, khi chuyển hướng truyện, mỗi khi bạn bước từ tình tiết này sang tình tiết khác, bạn cần tránh loại chuyển hướng mà người đọc có thể đoán trước từ vài cây số. Một chút bất ngờ luôn luôn tạo được cảm giác hứng thú. Tuy nhiên, như mọi thứ khác, quá đà luôn luôn gây phản cảm. Một sự chuyển hướng quá đột ngột và không ngờ tới, quá đối lập với tình huống hiện tại có thể gây hẫng cho người đọc và làm họ mất hứng thú. Điều này cũng có nghĩa là trước mỗi sự kiện xảy ra thường bạn có những ẩn ý, những dấu hiệu báo trước cho người đọc rằng" sắp tới chuyện này đây ". Điều này là rất cần thiết, vì nó khiến người đọc bị cuốn hút vào câu chuyện, nó tạo ra những câu hỏi kích thích sự tò mọc của người đọc và khiến họ phải đoán. Nhưng nếu bạn đưa ra quá nhiều chỉ dẫn, hoặc những chỉ dẫn quá rõ rệt, cái sự kiện sắp xảy ra đó sẽ mất đi tính bất ngờ. Một tác phẩm tràn ngập những dấu hiệu báo trước này có lẽ sẽ giống một lời tiên đoán hơn là giống một câu chuyện. Tuy nhiên, nếu bạn không có một chút dấu hiệu nào, bạn sẽ khó mà khiến người ta cảm thấy tò mò, sẽ không khiến người đọc cảm thấy cái cảm giác thôi thúc" Tôi muốn biết ngay chuyện gì sẽ xảy ra. "Đôi lúc, để gây được hiệu ứng bất ngờ một cách toàn diện nhất, bạn có thể không cho người đọc một chút dấu hiệu nào báo trước, nhưng nếu bạn làm điều đó quá nhiều, người đọc sẽ dễ cảm thấy quá căng thẳng, quá nghẹt thở, hoặc quá hụt hẫng với câu chuyện của bạn. Và tất cả những gì có dính tới chữ 'quá' thì phần lớn là đều không hay. Đỉnh điểm: Là phần quan trọng nhất của Thân, cũng là điểm thú vị nhất của câu truyện. Nó làm cho người đọc phải nín thở theo dõi, hoặc rơi nước mắt cảm thông, hoặc phá lên cười khoái trá. Đây chính là phần mà Killua sẽ cứu được Gon, hay sẽ chỉ tìm thấy xác của Gon và giết tất cả để trả thù. Cẩn thận đừng đánh rơi mất đỉnh điểm một cách lãng xẹt, không những phí, mà nó còn gây bực mình cho người đọc nữa. Thử tưởng tượng bạn đang theo dõi một câu truyện trinh thám cả chục chương về một vụ giết người, trải qua biết bao rắc rối, tìm kiếm manh mối, bằng chứng, chợt bạn đọc được một kết thúc thế này:

    " Ngài cảnh sát trưởng trong buổi trà chiều nói với thám tử. "À, tôi quên không nói, ngày hôm qua kẻ giết người đã ra đầu thú. Hắn là tên bác sĩ. Hắn đã giết vợ vì ghen." "À, ra vậy." Thám tử gật gù. "

    Lãng xẹt. Khi bạn đã đến được đỉnh điểm, hãy hạ cánh xuống một cách hợp lý và phù hợp với mức căng thẳng bạn đã xây dựng ở phần thân. Đừng hy vọng tìm được những cách giải quyết đơn giản và dễ dàng cho những đỉnh điểm đã được đưa lên quá cao. Hãy tự hỏi liệu giải quyết như thế này thì có phù hợp không, các nhân vật có chịu không, có tạo được ấn tượng công bằng không? Giải quyết một đỉnh điểm đã được đưa lên cao bằng một tình huống" Ôi, đúng là một sự tình cờ nhiệm màu "hoặc" 'Tôi rất hối hận. Tôi phục thiện đây' Anh ta nói, và tất cả reo lên 'Tuyệt vời! Chúng tôi tha thứ cho anh!' "thì hầu như tất cả những nỗ lực để xây dựng được đỉnh điểm của bạn ở trước đó đều bị mất. Cũng đừng trông chờ vào việc các nhân vật xung quanh nhân vật chính sẽ bỗng dưng tỏ ra thông cảm, tốt bụng và thản nhiên chấp nhận cái kết có hậu cho nhân vật chính sau khi anh ta đã gây ra đủ mọi lỗi lầm, làm tổn thương vô khối người mà anh ta không phải trả giá bất cứ điều gì. Điều này làm tôi nhớ đến một bộ phim Hàn Quốc tôi xem. Sau tất cả những hiểu nhầm, những tổn thương và bất công mà một nhân vật chính gây ra cho những người xung quanh, bỗng dưng một ngày kia anh ta được cảm hóa vì đứa con mà trước đó mình đã ruồng bỏ. Thế là anh ta quay lại, xin lỗi một vài câu, hứa hẹn một vài câu, rồi mọi chuyện trở nên tốt đẹp. Tất cả mọi người chấp nhận anh ta, kể cả những người trước đây đã điêu đứng vì anh ta hoặc sợ hãi anh ta. Những người bình thường không dễ cảm thông đến thế, không dễ tha thứ đến thế. Một niềm tin đã mất không dễ được khôi phục đến thế. Một sự hạ cánh từ đỉnh điểm như trên chỉ gây ra một cảm giác" không công bằng chút nào "rất khó chịu. Những quan hệ phức tạp được giải quyết một cách quá dễ dàng, khiến cho người ta cảm thấy chúng hầu như không được giải quyết, và kết quả là nó để lại cho người đọc một cảm giác không thỏa mãn ngay cả sau khi câu chuyện đã kết thúc. Còn một điền nữa có hơi liên quan. Nếu bạn định để phần đỉnh điểm này là nơi sẽ để lộ ra một bí mật nào đó đã được che dấu suốt truyện thì nên tránh sử dụng những bí mật mà người ta đã khai thác quá nhiều đến nỗi nhàm. Đối với fanfic chẳng hạn, nếu bí mật bạn định để lộ ở đỉnh điểm đó là:" Tôi là một homo (người đồng tính) ", thì có thể nói bạn đã đánh mất đỉnh điểm. Cách đây khoảng hai ba chục năm, điều này có lẽ sẽ gây shock. Còn bây giờ thì không. Nhất là với fanfiction lại càng không.

    3. Kết thúc

    Kết thúc là nơi mọi thứ được giải quyết triệt để. Mọi chỗ trống được lấp đầy. Mọi trái tim tan vỡ được hàn gắn hoặc bị đập cho vỡ nát hẳn luôn. Đây là nơi người viết cho độc giả biết chuyện gì xảy ra sau khi đỉnh điểm qua đi. Trong ví dụ trên, đây là lúc Gon và Killua ở bên nhau một cách vui vẻ và thanh bình, hoặc Killua đau đớn đến tột cùng trước sự mất mát. Ở kết thúc, bạn có thể cho ngay kết thúc bẳng đỉnh điểm nếu khéo léo để gây ấn tượng mạnh về cảm xúc. Nó thường được dùng cho Heavy Angst, Horror và Tragedy, nhưng lại không hợp với Romance. Cũng như ở đỉnh điểm, đừng biến kết thúc truyện thành một kiểu phủ nhận chính cái cốt truyện dài và tốn nhiều công sức của bạn.'Tất cả chỉ là một giấc mơ.'Đó có thể là một công cụ tốt để kết thúc một truyện ngắn, một truyện Horror hoặc Humor. Nhưng để kết thúc cho một câu truyện dài và các thể loại khác thì nó rất dễ gây phản cảm. Đừng làm cho người đọc phải bị hẫng." Mình mất công đọc cái này để làm gì? ". Và đối với những truyện viết trên mạng, nếu kết thúc của plot trùng với kết thúc của truyện, việc thêm chữ" Owari "hay" The End "hay" Hết "là khá quan trọng, nhất là đối với những truyện nhiều chương. Đã không ít lần tôi vớ phải một truyện, cứ ngỡ là nó đã kết thúc, ai dè mấy tháng sau lên lại đã lại thấy nó thêm mấy chương nữa. Và cũng có lần đợi mãi không thấy thêm chương nào nữa thì tự dưng phát hiện truyện đã bị xếp vào khu" hoàn thành". Cảm giác lúc đó: Bực muốn chết ^^

    4. Những điều cần chú ý.

    Tình tiết truyện của bạn cần phải hợp lý và có thể hiểu được. Nếu nhân vật xuất hiện ở một nơi nào đó lạ lùng, thì họ đến đó bằng cách nào? Nếu đột nhiên trong truyện hai nhân vật hôn nhau, thì quan hệ của họ ra sao, thân mật tới mức nào? Khi một sự kiện chính trong truyện xảy ra, nếu nhân vật của bạn phản ứng khác với một người bình thường sẽ phản ứng, thì tại sao lại như vậy?

    + Hãy luôn tôn trọng nguyên lý nguyên nhân và hệ quả. Khi một nhân vật thực hiện một hành động A, thì cũng có nghĩa là một sự kiện B sẽ diễn ra như là hệ quả của hành động A. Nếu B không xuất hiện, thì bạn phải đưa ra được lý do hợp lý. Điều này là cần thiết để các cảnh trong truyện có thể nối tiếp nhau một cách logic.

    + Một câu chuyện có thể có 1 hay nhiều hơn 1 tình tiết, có thể rất ngắn hoặc rất dài. Đừng ép tình tiết của mình phải diễn ra thành càng nhiều chữ càng tốt. Một trụyện dài chưa chắc là một truyện hay, và một truyện ít hơn 1000 chữ có thể là một truyện ngắn rất đặc sắc.

    + Mỗi một câu chuyện cần có một plot chính mà những tình tiết nhỏ hơn sẽ nằm ở trong đó. Ví dụ như Harry Potter, trong Harry Potter bạn có thể phát hiện ra hàng đống tình tiết nhỏ, nhưng tình tiết chính của nó vẫn là: Một đứa trẻ mà trước kia đã làm Voldermort thất thế khi chỉ là một đứa bé sơ sinh giờ quay lại thế giới pháp thuật và cùng với bạn bè mình tại đó chống lại Voldermort. Plot chính này gần giống như chủ đề của truyện. Thiếu nó, truyện sẽ chỉ là những cảnh, những sự kiện rời rạc chắp nối lại nhau. Để chắc chắn truyện của mình không thiếu plot chính, hãy viết toàn bộ truyện thành 2 - 4 câu. Như vậy, bạn sẽ phát hiện được liệu fic của bạn có thiếu đi plot chính hay không.

    Nguồn: Wattpad BummCat
     
    Hà Cố thích bài này.
    Last edited by a moderator: 3 Tháng sáu 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...