Đến với cực Bắc của tổ quốc, vùng đất của những cánh đồng hoa tam giác mạch bạt ngàn, những cao nguyên đá nhấp nhô và những cũng đèo cheo leo hùng vỹ, Hà Giang không chỉ làm say lòng du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên khiến người ta phải trầm trồ, mà còn là những món ẩm thực độc nhất vô nhị nức tiếng xa gần. Hôm nay, STV Holidays- Du lịch Sáng Tạo Việt sẽ cùng khám phá top những món ăn đặc sản Hà Giang nhé. 1. Thắng Cố 2. Thắng Dền 3. Xôi ngũ sắc 4. Lợn cắp nách 5. Rêu nướng 6. Cháo ấu tẩu 7. Phở chua. 8. Mật ong bạc hà 9. Thịt trâu gác bếp 10. Bánh hoa tam giác mạch 11. Chè tuyết shan cổ thụ Thắng cố là một cái tên không quá xa lạ với những du khách từng đến tây bắc. Thắng cố còn được gọi là "thảng cố" có nghĩa là canh xương. Thắng cố là sự kết hợp giữa xương, thịt, nội tạng của gia súc, chủ yếu là từ ngựa. Người dân truyền nhau rằng, thắng cố đã có lịch sử 300 năm trên miền đất này. Trong những thời chiến tranh nguy khốn, không có xoong nồi, thì người dân đã sử dụng tấm da ngựa làm chảo lớn và thịt ngựa là thực phẩm giúp họ tồn tại. Cho đến nay, thắng cố đã trờ thành món ăn không thể thiếu của người đồng bằng vùng cao, nhất là khi mỗi dịp lễ đến, phiên chợ tấp nập, du khách đổ về. Thắng dền Đến Hà Giang vào một ngày đông rét, cảm nhận cái lạnh thấu của vùng núi cao, một bát thắng dền sẽ giúp bạn thấy ấm áp sum vầy hơn bên đám bạn túm năm tụm ba. Thắng dền là món ăn chơi của người Hà Giang. Vừa nhìn bạn sẽ cảm nhận có chút giống với món bánh trôi nước ở làng quê bắc bộ, nhưng không phải đâu nhé. Thắng dền được làm từ bột gạo nếp, nhân bánh có thể làm bẵng đỗ hoặc nhân chay. Những viên thắng dền được vo nặn to hơn đầy ngón tay cái một chút thôi. Chúng được chế biến và vớt thả ra bát hỗn hợp với nước đường ngọt ngậy, với nước cốt dừa và gừng. Sự kết hợp tinh tế trong một bát thắng dền nhỏ xinh khiến đầu lưỡi vấn vương không thôi bởi chút ngọt ngọt, béo béo và vị cay của gừng, vị thơm phức của lạc, của vừng.. Ghé thăm phố cổ Đồng Văn, đừng bỏ lỡ món ăn đặc sắc này nhé! Xôi ngũ sắc Xôi ngũ sắc giống như tên gọi của nó, là sự kết hợp từ năm màu khác nhau: Trắng, vàng, tím, đỏ, xanh, tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ. Xôi ngũ sắc được làm từ gạo nếp thơm và dẻo do chính người dân tộc trồng ra. Để tạo nên màu sắc thú vị như kể trên, người dân đã sáng tạo sử dụng màu sắc của tự nhiên như: Đỏ của quả gấc, xanh của lá gừng, lá bưởi, hay vỏ măng đắng, lá cây ba soi, cây thành ngạnh khô, màu vàng của nghệ, màu tím của lá cơm đen hoặc cây sau sau. Loại xôi này phải ăn khi mới dẻo, nếu để lâu sẽ bị cứng không còn chuẩn vị. Món ăn này bạn sẽ dễ dàng bắt gặp trong những dịp lễ tết thiêng liêng của người Hà Giang. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, món ăn với người bản địa cũng thường xuyên góp mặt trong túi đồ mỗi khi lên nương rẫy xa, thì một gói xôi giúp con người no lâu và sức khỏe dẻo dai hơn nhiều. Lợn cắp nách Lợn cắp nách là loại lợn nhỏ, người ta có thể kẹp trọn chúng ở nách. Chính vì vậy, người dân cũng đặt cho nó cái tên tương tự thật gần gũi, thân thương. Lợn cắp nách lai giữa lợn rừng và lợn Mường, được nuôi thả, ăn rau củ dại trong rừng nên thịt chắc, nạc, không mỡ nhiều như lợn dưới xuôi. Chế biến lợn cắp nách, người ta có thể nướng, hấp, kho theo nhiều cách. Phần thịt bụng có thể hấp cách thủy, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặc hạt dổi, ớt xanh. Món ăn có chút vị chua, chát, thơm của hạt dổi, hoặc sự kết hợp cúa lá chanh cũng khiến ba chỉ thêm dậy mùi. Rêu nướng Rêu nướng là món ăn đặc sản của người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang. Cái tên rêu nướng không khiến nhiều du khách khỏi tò mò, háo hức: "rêu cũng ăn được sao? Vị của nó thế nào?" Rêu ở đây được người Tày lấy từ khe suối, rêu còn tươi được rửa sạch, vò cho hết nhớt. Sau đó họ xé râu cho tơi, tẩm với gia vị, gói lại trong những chiếc lá dong xanh tươi bằng những lạt tre dẻo dai. Gói rêu được mang đi nướng cho đến khi dậy mùi thơm. Rêu nướng không chỉ là một món ăn độc đáo, mà còn là một bài thuốc dân gian hữu ích giúp cho khí huyết lưu thông, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng. Cháo ấu tẩu Cháo ấu tẩu được làm từ nguyên liệu củ ấu tẩu, hay còn gọi là ô đầu, phụ tử. Loại củ này thường mọc ở trên đá, đồi núi phía bắc, và rất nhiều ở cao nguyên đá Đồng Văn. Tuy nhiên củ ấu tẩu có chất độc có thể gây tử vong, mặt khác nếu được sử dụng hợp lý cũng có thể biến thành phương thuốc quý chữa bệnh cứu người. Qua cách chế biến tài hoa, tinh tế của đồng bào Hà Giang, đã chế biến ra món cháo ấu tẩu là một món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe con người. Do củ ấu mang chất độc nên chế biến cũng phải khá kỹ càng và có bí quyết riêng: Đầu tiên củ ấu tẩu ngâm trong nước vo gạo một đêm, sau đó đem hầm 4 tiếng đến khi mềm thành thứ bột sền sệt. Thứ khác, gạo nếp cái hoa vàng trộn với tẻ thơm, nấu nhuyễn bằng nước hầm xương chân giò và bột củ ấu. Sau đó, ta cho thêm chút nạc băm nhỏ, chút gia vị vừa đủ. Khi tắt bếp, đập vào đó quả trứng gà, thêm chút ớt, tiêu, hành mùi, tía tô là bạn sẽ có một món ăn tuyệt hảo. Phở chua Món ăn này có xuất xứ từ đất nước Trung Hoa láng giềng, được lựa như một món điểm tâm. Để chế biến món ăn này, người ta cần chuẩn bị nguyên liệu là những bánh phở tươi ngon, nước dùng từ loại giấm chua hòa với đường, cùng với bột sắn quấy sệt, thêm chút gia vị. Ngoài ra, không thể thiếu là những lát thịt lợn rán, lạp xưởng rang cháy cạnh, vài miếng thịt vịt quay vàng rộm cùng tỏi tươi, đu đủ, dưa chuột. Mật ong bạc hà Đi Hà Giang, xách quà mật ong bạc hà về làm quà, chắn chắn sẽ làm người thân phải reo lên thích thú. Mật ong bạc hà được người dân tộc H'mông sản xuất theo phương pháp truyền thống, chủ yếu lấy từ hoa bạc hà và một số loài hoa thảo mộc rừng núi. Khoảng thời gian tháng 9 tới tháng 12 âm lịch, khi những bông hoa bạc hà khoe sắc khắp những sườn đồi cao nguyên, cũng là lúc những bấy ong đua nhau lấy mật về tổ, và sản sinh ra loại mật ong thượng hạng này. Du khách đến Hà Giang, dễ dàng để thấy và chọn cho mình những chai mật ong bạc hà màu sắc hơi ngả vàng trong veo, có vị ngọt ngọt man mát rất đặc trưng này. Thịt trâu gác bếp Không chỉ Hà Giang, mà đôi với các tỉnh miền núi phía bắc, thịt trâu gác bếp là món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình. Những miếng thịt trâu, lợn gác bếp được thái theo thớ dọc dài. Từng miếng thịt được tẩm ướp đặc biệt với những ớt, gừng, mắc khén, sau đó xiên vào que to rồi gác lên bếp. Trâu gác bếp khi khô lại vẫn giữ được hương vị đậm đà, thơm, cay, ngọt làm say lòng mỗi du khách. Mỗi người đến đây, đều muốn mua chút trâu gác bếp về làm quà cho người thân, cũng vì vậy mà đem món ăn này đến nhiều vùng miền mà ai cũng yêu, cũng thích. Bánh hoa tam giác mạch Những năm gần đây, khi phong trào đi phượt của giới trẻ đang ngày càng rầm rộ. Dân tình thích thú rủ nhau check in những cánh đồng hoa tam giác mạch bất tận, dòng sông Nho Quế uôn lượn, những cung đèo chạm mây của Hà Giang. Đây cũng là khi món bánh hoa tam giác mạch được người ta biết đến nhiều hơn. Bánh tam giác mạch được làm từ hạt của cây hoa tam giác mạch. Bánh được hấp chín trên bếp lửa, sau đó bán liền tay cho người mua. Bánh mới ra còn nóng hổi, mềm xốp. Nhấm nháp chầm chậm bạn sẽ cảm thấy hương vị lan tỏa trong khoang miệng có chút gì ngọt thanh, lại có chút gì hương vị đặc trưng của núi rừng. Chè tuyết shan cổ thụ Với những người yêu thích trà đạo, chắc cũng đã một lần nghe đếi cái tên chè tuyết shan. Chè không chỉ thơm ngon hảo hạng, mà còn là liều thuốc bổ cho sức khỏe, tinh thần. Chè Shan tuyết không chỉ có ở Thái Nguyên, Mộc Châu, mà còn nổi tiếng ở Hà Giang nữa. Cây shan tuyết là cây thân gỗ cổ thụ, thân to, lá chè mọc theo từng chum trên cành. Nhiều nơi shan tuyết có tuổi thọ hàng trăn hàng nghìn tuổi. Uống trà shan tuyết giúp con người thanh lọc cơ thể, giải độc nhẹ, đẹp da, và phòng chống ung thư, nâng cao tuổi thọ con người. Hà Giang không chỉ có núi có sông, mà có nền ẩm thực thật phong phú phải không nào. Hi vọng, những chia sẻ của Du lịch Sáng Tạo Việt- STV Holidays về ẩm thực Hà Giang nói trên sẽ là cẩm nang hữu ích cho bạn khi đi du lịch khám phá cực bắc tổ quốc nhé!