Review Sách Những Cuốn Sách Hay Tôi Đã Đọc Trong 1 Tháng

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi maichi369, 8 Tháng mười hai 2023.

  1. maichi369

    Bài viết:
    1
    Những lợi ích của việc đọc sách

    Đọc sách mang đến nhiều lợi ích bất ngờ mà bạn không hề biết đến. Đọc sách đúng cách giúp kích thích não bộ phát triển tốt hơn, hạn chế lão hóa và giảm khả năng mất trí nhớ. Ngoài ra, đọc sách cũng giúp con người ta nâng cao hiểu biết hơn mọi người, làm giàu vốn từ, tăng khả năng tư duy nhanh nhạy và thông minh hơn, nhìn nhận vấn đề..

    Vì những lợi ích cụ thể mà cộng đồng chúng ta ngày này đọc sách rất nhiều. Qua nhiều cách khác nhau như: Mua sách về đọc hay mua máy đọc sách thay sách, cũng như là nghe sách nói..

    Và điều đó mình cũng đọc sách. Quyển sách đầu tiên đã đưa mình vào thế giới đọc sách là quyển Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu của tác giả Rosie Nguyễn

    1. Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu

    Rosie Nguyễn (tên thật là Nguyễn Hoàng Nguyên) là một nhà văn, một travel blogger và cũng làm giảng viên của một lớp học kĩ năng và yoga nữa. Rosie đã truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ Việt Nam trên con đường du lịch, khám phá đất nước và gia tăng trải nghiệm cho bản thân. Đọc sách của chị mà lúc đấy mình mê lắm, thèm cái cảm giác được xê dịch giống chị.

    [​IMG]

    CuốnTuổi trẻ đáng giá bao nhiêu có thể được coi là một ngọn hải đăng chỉ dẫn ban đọc đi qua đại dương tuổi trẻ vô cùng rộng lớn, mênh mông nhưng ẩn chứa rất nhiều thách thức. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả Rosie nói về những bài học trong quá trình khám phá bản thân của mình và khuyến khích các bạn trẻ đi trải nhiệm nhiều hơnvà cống hiến nhiều hơn. Sách gồm 5 phần với nội dung tương ứng:

    - Tôi đã học như thế nào?

    – Hãy làm những điều mình yêu thích bằng chính đam mê và nhiệt huyết của bản thân

    – Đi cũng là một cách tự học

    – Lấp lánh trước khi tỏa sáng và phần cuối Quà tặng kèm.


    Sau quyển sách tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu mà mình đi tìm sách xem những review sách mình chốt tiếp theo là quyển mang tâm hồn tuổi thơ ý chí cao tò mòn về thế giới. Đó là quyển Chiến binh cầu vồng.

    2. Chiến binh cầu vồng

    Tác phẩm chiến binh Cầu Vồng do nhà văn Andrea Hirata người Indonesia viết xuất bản đầu tiên 2005. Tác phẩm dựa trên cậu truyện có thực tại chính tuổi thơ ấu của chính nhà văn. Đọc tác phẩm cho tôi cảm nhận từ những đứa trẻ nghèo Mã lai là câu chuyện về cuộc đấu tranh kiên cường của thầy trò Trường Muhammadiyah để dành lại quyền được dạy và học chính đáng của mình.

    Về ngôi trường Tiểu học Mohammadiyah, Thầy Harfan và Cô Mus.

    Trên một hòn đảo nhỏ đảo Belitong, có một ngôi trường tiểu học đã hàng trăm năm tuổi. Ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Mohammadiyah. Ngôi trường lâu đời này có nguy cơ bị phá bỏ vì không đám ứng đủ chỉ tiêu, nhưng may thay, nhờ sự xuất hiện củaHarun . Ngôi trường cũ xập xệ, thiếu thốn ấy, chỉ có hai giáo viên phụ trách tất cả các môn và các khối lớp. Đó là Thầy Harfan và cô Mus, hai con người thầm lặng, cốgắng hết mình cho sự nghiệp giáo dục.

    Học thức thể hiện lòng tự trọng, giáo dục thể hiện lòng sùng kính đối với đấng tạo hóa, học tập không phải lúc nào cũng buộc chặt với những mục tiêu như lấy được bằng cấp hay trở nên giàu có. Học tập là cao quý, là ca tụng nhân bản, là niềm vui khi được cắp sách tới trường và là ánh sáng văn minh.

    Đó là đinh nghĩa giáo dục của thầy Harfan, thầy không bao giờ từ bỏ việc thuyết phục các em trở lại trường học. Và rồi vào một đêm tĩnh lặng, người thầy cần mẫn đó đã trút hơi thở cuối cùng. Thầy đã ra đi ngay trên chính ngôi trường thầy đã gắn bó, đã đấu tranh quyết liệt để gìn giữ. Và cô Mus, một cô giáo trẻ đã gắn bó với ngôi trường tiểu học này từ tuổi mười lăm. Cô từ bỏ cơ hội trở thành nhân viên của điền trang với mức lương hấp dẫn vì ước mơ được trở thành cô giáo. Cô là người đã truyền cho các em niềm đam mê học hành, tạo cho các em cơ hội để phát huy tính ham học hỏi và sáng tạo.

    Chính nhờ những người như Thầy Harfan và cô Mus mà ngôi trường vẫn tồn tại, quyền học hành của những trẻ em nghèo Mã Lai được bảo vệ. Và đối với những học sinh, "hai con người ấy vừa là thầy cô giáo, vừa là bạn bè, vừa là những người dìu dắt tinh thần để chúng tôi luôn đi đúng hướng."

    Nhóm Chiến binh cầu vồng.

    Tại ngôi trường này, nhóm Chiến binh cầu vồng được thành lập. Đây là tên gọi mà cô giáo Mus đặt cho nhóm mười học sinh của mình vì thói quen trèo lên nhánh cây filicium để ngắm cầu vồng sau mỗi cơn mưa. Những chiến binh cầu vồng đó phải đấu tranh với các thanh tra giáo dục, các bậc lãnh đạo, những người luôn muốn đóng cửa ngôi trường này càng sớm càng tốt. Các em phải đấu tranh với tập đoàn khai thác, những máy xúc, máy dò để giữ lại ngôi trường. Và quan trọng hơn, các em phải đấu tranh với chính mình, vượt qua cám dỗ của những đồng tiền còm kiếm được từ công việc culi để tiếp tục đến trường. Đối với Harun, môn học quan trọng nhất chính là môn đạo đức. Và với hành vi cư xử gương mẫu của mình, cậu xứng đáng được nhận điểm cao cho môn đạo đức. "Điều mỉa mai ngược lại là, những đứa có đầu óc bình thường hơn lại chẳng bao giờ nhận được điểm tám cho môn này."

    Vì sao Harun lại muốn trở thành Trapani nhỉ? Trapani chính là hoàng tử của lớp với khuôn mặt điển trai, quần áo tươm tất, sạch sẽ, tính cách tốt bụng.

    Hai chiến binh đặc biệt Lintang và Mahar, hai đứa thần đồng và là niềm tự hào của cả lớp. Nhắc đến litang dành cho cậu một niềm thương cảm đặc biệt, một chàng trai miền biển, sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em. Cái ngày định mệnh đó, litang đã trưởng thành, hoàn cảnh đó bắt cậu phải trưởng thành hơn mọi bạn bè. Khi bố Litang mất ngôi trường Mohammadiyah không còn cậu nữa cả gia đình cơm tiền đều đỏ lên lưng của cậu.

    Chiến binh cầu vồng khép lại với hình ảnh một cô gái trẻ cầm băng rôn với dòng chữ: Cố lên, đừng bỏ học nhé . Đây là ý nghĩa thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến chúng ta. Chỉ cần chúng ta có niềm tin, khiêm nhường, mạnh mẽ và dũng cảm nỗ lực đến cuối cùng sẽ được đền đáp. Nếu Chiến binh cầu vồng là một bức tranh thì bên cạnh gam màu trầm của những khó khăn, hiện thực đau lòng, nó vẫn còn tồn tại những màu tươi sáng.

    3. Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất

    Cuốn tiểu thuyết hồi tưởng lại cuộc đời phiêu lưu của Allan Karlsson, người đã đi khắp thế giới từ những năm trước Đại chiến thế giới thứ nhất đến cuộc Thế chiến thứ hai; từ nước Nga Xô Viết tới nước Mỹ siêu cường và nước Trung Quốc con rồng đang lên ở Viễn Đông đều có đủ. Cuốn tiểu thuyết với giọng điệu hóm hỉnh trào lộng, dẫn dắt người đọc chu du cùng cụ Allan qua những tình huống giả tưởng. Các chi tiết phi lí đến mức hài hước, nhưng tất cả các sự kiện phi lí lại tạo thành một câu chuyện có lí một cách khó tin nhờ vào trí tưởng tượng điên rồ đến mức kì diệu của tác giả.

    [​IMG]

    Jonas Jonasson kết cấu truyện theo lối đồng hiện, tác giả là một người có kiến thức rất rộng và sâu trong mọi lĩnh vực: Từ khoa học, tôn giáo, văn hóa, địa lý cho đến lịch sử..

    Đừng đọc nếu như bạn đang bận.

    Những biến cố cuộc đời của Allan cho đến những nhân vật trong truyện liên quan đến nhau như nào. Có thể nói là mạch truyện tuy dài, tuyến nhân vật khá nhiều, những địa điểm trong truyện thì mình chịu không nhớ được và không đánh vần được, lại rất nhiều cột mốc lịch sử, nhiều sự kiện.. nhưng bởi vì tác giả viết rất logic với nhau nên bạn có thể đọc một lèo mà không cần dừng lại. Điều quan trọng là hãy đón nhận nó bằng ánh nhìn lạc quan và hãy dám làm điều khác biệt để tạo ra những giá trị khác biệt, vậy là đủ.

    Cụ cũng là người đơn giản, chỉ cần có đồ ăn và rượu Vodka là có thể ở bất kỳ đâu, ngủ bất kỳ chỗ nào mà không nề hà, than vãn gì.. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cụ cũng rất lạc quan, châm ngôn sống của cụ là: Cứ để kệ nó thôi – không nghĩ ngợi nhiều vì cũng không thay đổi được gì cả. Chính nhờ tinh thần lạc quan đấy của cụ mà gần như cả đời cụ cứ lêu lổng hết chỗ này đến chỗ khác nhưng chả bao giờ cụ bị chết đói mà thậm chí lại còn có rất nhiều tiền.

    Thôi được rồi viết đén đây là mình cũng đau lưng thoát vị đĩa đệm có quy cơ cao đó hehe. Cuốn cuối cung mà mình dọc trong tháng là tác phẩm Cha giàu Cha nghèo

    4. Cha giàu cha nghèo

    Điều đầu tiên các bạn mua quyển này là gì? Còn mình thì.. mình muốn học làm giàu haha (mình nghèo lắm rồi).

    Quay trở lại với câu nói: "Hãy cắp sách đến trường cố gắng mà học để sau này có một việc làm ổn định, an toàn" - tưởng như là một lời khuyên đúng đắn nhưng theo Robert đó lại chính là lời khuyên nguy hại nhất mà cha mẹ dạy cho bọn trẻ. Nhưng bạn phải biết rằng luật chơi của xã hội người giàu khác.

    Tác giả của cuốn sách Cha giàu cha nghèo là Robert Kiyosaki - ông là một doanh nhân, nhà đầu tư và là nhà diễn giả người Mỹ nổi tiếng trong giới kinh doanh. Cha giàu cha nghèo là những bài học mà Robert rút ra khi cùng một lúc được học hỏi từ hai người cha: Một người được học hành tử tế khuyến khích anh cố gắng làm việc cho xí nghiệp, còn người cha nuôi lại khuyên anh có một xí nghiệp cho riêng mình, thuê người làm cho mình. Mặc dù cả hai đều là những người giàu có.

    [​IMG]


    Thế nhưng người cha nghèo hay chính người cha ruột của tác giả lại gặp rất nhiều rắc rối về vấn đề tài chính, còn người cha giàu lại vô cùng tự do về khoản đó! Vì sao vậy? Hai người cha, mỗi người tiến tới thành công theo hai con đường khác nhau, cả hai đều đòi hỏi phải học tập nhưng bài học của họ lại chẳng giống nhau chút nào. Quan điểm sống của hai người ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Robert. Và ông nhận ra điều: " Nếu bạn động viên con em mình đi làm thuê đồng nghĩa rằng bạn bắt con em mình suốt đời đóng góp quá mức phận sự của chúng để nhận được chút tiền dưỡng lão ít ỏi khi về già ". Trong nền kinh tế này đừng học cách chơi an toàn mà hãy chơi một cách thông minh, biết cách vượt lên kẻ khác!
     
    LieuDuongHạ Quỳnh Lam thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...