1 Cơ sơ thực tiễn: 1.1 Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: Từ năm 1858, đế quốc Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn lần lượt kí kết các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp. Từ năm 1858, đến cuối thế kỉ XIX, các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp liến tục nổ ra. Điều đó chứng tỏ nhân dân ta rất yêu nước, song giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng của nó đã suy tàn, bất lực trước nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc. Sau khi đã hoàn thành việc bình định Việt Nam về mặt quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam một cách mạnh mẽ và từng bước biến nước ta thành nước thuộc địa phong kiến. Thực dân Pháp vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với khoảng 95% dân số là nông dân. Lúc này bắt đầu xuất hiện những giai tầng mới, đó là công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiếu tư sản ở thành thị. Từ đó, liền với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phong kiến là nông dân và địa chủ phong kiến, xuất hiện các mẫu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp. Cùng với những biến đổi trên, đến đầu thế kỉ XX, trước ảnh hưởng của các cuộc vận động cải cách, của cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc và tấm gương Duy Tân, ở Việt Nam xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đều thất bại. Nguyên nhân sâu xa là giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu. Nguyên nhân trực tiếp là các tổ chức và người lãnh đạo của các phong trào đó chưa có đường lối và phương pháp đúng đắn. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của giai cấp mới là giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc xuất hiện dấu hiệu của một thời đại mới sắp ra đời. "Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân". Phong trào công nhân và các phong trào yêu nước VN đầu thế kỉ XX là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác-Lenin xâm nhập, truyền bá vào nước ta. Chính Hồ Chí Minh là một người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận chính trị; tư tưởng và tổ chức, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam. Sau đó, chính thức tiễn Đảng lãnh đạo cách mạng Tháng Tám thành công, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lời; lãnh đạo vừa bổ sung vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là nhân tố góp phần bổ sung, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trên tất cả các phương diện. 1.2 Thực tiễn thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Một số nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ, Nga, Hà Lan.. đã chi phối toàn bộ tình hình thế giới. Phần lớn các nước châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của các nước đế quốc. Tình hình đó đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản. Sang đầu thế kỉ XX, những mâu thuẫn này ngày càng gay gắt. Giành độc lập cho các dân thuộc địa không chỉ là đòi hỏi cho riêng họ, mà còn là mong muốn chung cho giai cấp vô sản quốc tế, tình hình đó đã thúc đẩy phong trào trên thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Leenin ở một nước lớn rộng một phần sáu thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga đã lập nên một xã hội mới- xã hội chủ nghĩa mở ra một thời đại mới trong lịch sử. Sự ra đời của nhà nước Xô Viết, Quốc tế Cộng sản và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cùng với phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu và con đường cứu nước. 2 Cơ sở lý luận 2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại qua mọi khó khăn trong dựng nước và giữ nước mà phát triển. Chính chủ nghĩa yêu nước là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lenin con đường cứu nước, cứu dân. Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia. Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: "Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và thực sự đã độc lập thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy". Không có gì quý hơn độc lập tự do- chân lý lớn của thời đại được Hồ Chí Minh khẳng định, đồng thời cũng chính là một điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng; dân là gốc của nước, gốc có vững cây mới bền; đoàn kết dân tộc là một nguyên tắc chiến lược quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Không ngững giữ gìn văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xâu dựng nền văn hóa mới của Việt Nam. Chính Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp của sự tích hợp tinh hoa văn hóa phương Tây và phương Đông. 2.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại - Tinh hoa văn hóa phương Đông: Tinh hoa văn hóa phương Đông là kết tinh trong ba học thuyết lớn Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Đó là những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng ở phương Đông và ở Việt Nam trước đây. Về Nho giáo, Hồ Chí Minh phân tích: "Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học." Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thư thái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại ". Lenin dạy chúng ta như vậy. Đối với Phật giáo, Hồ Chí Minh chú ý kê thừa, phát triển tư tưởng từ bị, vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình đăng của con người và chân ly; khuyên con người sông hòa đồng;gắn bó với đất nước của Đạo Phật. Những quan điểm tích cực đó trong triết lý của Đạo Phật được Hồ Chí Minh vận dụng tư duy sáng tạo để đoàn kết đồng bào theo Đạo Phật, đoàn kết đại đoàn kết vì nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Đối với Lão giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử, khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên hơn nữa còn biết bảo vệ môi trường sống. Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân ta trồng cây, tổ chức" Tết trồng cây "để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người. - Tinh hoa văn hóa phương Tây: Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Pháp- bản xứ ở Thành phố Vinh (1905), Hồ Chí Minh đã quan tâm tìm hiểu tới khẩu hiệu của Đại Cách mạng Pháp: Tự do- Bình Đẳng- Bác ái. Đi sang phương Tây, Người quan tâm tìm hiểu những khẩu hiệu nổi tiếng đó trong các cuộc tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc trong thời đại ngày nay. 3 Chủ nghĩa Mác-Lênin Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và thời đại mới cũng như chủ nghĩa Mác-Lenin là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khiến người vượt lên trước so với những người yêu nước cùng thời. Hồ ChíMinh khẳng định:" Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắc nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lenin". Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin, Hồ Chí Minh đã giải quyết được cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lenin tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản trên cơ sở hiểu biết sâu sắc kho tàng tri thức của nhân loại từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Vệt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đã vận dụng sáng tạo, mà còn bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lenin trong thời đại mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước nhảy vọt trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. 4 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh 4.1 Phẩm chất Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh có lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu dân, cứu nước thoát khỏi cảnh lầm than, cơ cực để đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Người có ý chí, nghị lực to lớn, một mình dám đi ra nước ngoài khảo sát thực tế các nước đế quốc giàu có cũng như các dân tộc thuộc địa nghèo nàn, lạc hậu, mà chỉ đi với hai bàn tay trắng Đặc biệt Hồ Chí Minh là người có bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới và cách mạng;đã vận dụng đúng quy luật chung của xã hội loài người, của cách mạng thế giới vào hoàn cảnh riêng, cụ thể của Việt Nam, đề xuất tư tưởng, đường lối cách mạng mới đáp ứng đúng đòi hỏi thực tiễn. Hồ Chí Minh là người tận tâm suốt đời vì dân, tận trung với nước, là người suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và của cách mạng thế giới. Những phẩm chất cá nhân đó là một nhân tố quyết định những thành công sáng tạo của Hồ Chí Minh trong hoạt động lý luận và thực tiễn không vì cho sự nghiệp riêng của mình mà vì cả dân tộc Việt Nam và nhân loại. 4.2 Tài năng hoạt động, tổng kết phát triểm lý luận Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thưởng. Trước khi trở thành Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã sống, học tập, hoạt động, công tác ở khoảng 30 nước trên thế giới. Người hiểu biết sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và chế độ thực dân Người hiểu biết về phong trào giải phóng dân tộc, về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng đảng cộng sản không chỉ qua việc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.. Những phẩm chất cá nhân cùng những hoạt động thực tiễn phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong nước và trên thế giới là nhân tố chủ quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh