Những câu nói hay của Thích Nhật từ

Thảo luận trong 'Thư Giãn' bắt đầu bởi Ột Éc, 24 Tháng mười một 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,948
    Thích Nhật Từ là người thầy nổi tiếng với những bài pháp thoại hay, giàu ý nghĩa, hướng mọi người đến vẻ đẹp chân - thiện - mỹ. Những câu nói giàu tính triết lý, sâu sắc giúp bao người thức tỉnh và nhận những niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày. Mỗi câu nói là mỗi thông điệp mang tư tưởng, tình cảm lớn dành cho nhân loại, bất cứ ai khi đọc đều nhận ra những giá trị mà cuộc sống ban tặng.

    Mời mọi người hãy cùng đọc những câu nói hay của thầy Thích Nhật Từ để bình yên suy ngẫm và nhận ra nhiều điều ý nghĩa, tốt đẹp thông qua từng câu nói nhé!

    1. Chánh ngữ, bằng thói quen và sự huấn luyện, ta truyền thông những gì mình biết chắc. Truyền thông mang tính xây dựng, lịch sự, cẩn trọng, lễ phép và những nội dung thật sự có lợi lạc cho người nghe.

    2. Như tay nắm cục than cháy đỏ, người chấp thì càng nắm chặt. Càng nắm chặt thì tay càng nóng. Buông tay thì cục than rớt, than rớt thì mình hết nóng, bớt khổ. Càng buông thì càng bớt khổ. Cuộc đời chúng ta, khổ vì chấp, bớt khổ vì buông.

    3. Miệng là của thế gian, lỗ tai là của mình. Đừng vì một câu nói của họ mà làm mình mất vui. Sống là phải giả vờ điếc với những câu nói không cần thiết phải nghe.

    [​IMG]

    4. Cái thân làm tội cái đời

    Cái miệng nói lắm thành lời hại thân

    Bao nhiêu cái họa đường trần

    Đều do cái miệng mới cần phải tu.

    5. Sống ở đời, sẽ có người thích người ghét mình, nhưng chẳng sao cả, hãy cứ sống thật tốt vì đó là cuộc sống của mình, cần gì phải cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Cứ cười thôi, mặc kệ đời mà ung dung, tự tại.

    6. Chánh niệm là làm chủ các giác quan, các hành vi đi, đứng, nằm, ngồi. Ta trải nghiệm được hạnh phúc ở hiện tại, với trách nhiệm, phương pháp, sự quyết tâm, sự sáng suốt.

    7. Chánh tư duy, ngoài phương pháp khoa học bao gồm diễn dịch đúng, quy nạp đúng; sâu sắc hơn, Đức Phật dạy tư duy thoát khỏi tham ái, sân hận và si mê trong đó. Chánh tư duy là khó thực hiện nhất trong Bát chánh đạo. Khi hoàn thiện những tư duy không phát xuất từ tham, sân, si, thì vị đó được xem như là vị thánh hiện tiền. Cố gắng làm chủ các giác quan thì ta mới đạt được chánh tư duy.

    8. Đừng để sân hận len lỏi vào hơi thở, sự sống kể cả trong ý nghĩ và việc làm. Trong thuận cảnh không sanh tâm tham luyến. Trong nghịch cảnh không sanh tâm sân hận.

    9. Chánh kiến là tầm nhìn chân chính, tức là cái nhìn về thế giới, con người bằng học thuyết duyên khởi, tương tác đa chiều, không có nguyên nhân đầu tiên, dầu là Thượng đế, hay là duy vật, duy tâm. Không có số phận an bài, không ngẫu nhiên. Người có tầm nhìn chân chính sẽ biết nâng đỡ chính mình trong các nỗ lực cần thiết.

    10. Trong thuận cảnh nghĩ đến vô thường. Trong nghịch cảnh nghĩ đến nhân quả.

    11.

    HỌC HẠNH QUAN ÂM

    Con quay về nương tựa.

    Bồ-tát Quan Thế Âm

    Tu viên thông trọn vẹn

    An nhiên giữa đời thường.

    Con quay về nương tựa

    Bồ-tát Quan Thế Âm

    Dấn thân không mệt mỏi

    Xây nhân nghĩa, tình người.

    [​IMG]

    12. Chào mừng ngày Hiến chương nhà giáo 20/11/22

    Trên thế gian này, không gì bằng giáo dục khai thông

    Không thể trồng cây xanh ở nơi thiếu ánh thái dương

    Không thể dạy học trò, khi thầy dạy không có quyết tâm

    Thầy có trách nhiệm dạy trò cách khám phá, phát minh.

    Biết đọc sách thư viện

    Biết học hỏi thầy hay

    Biết siêng năng tự học

    Biết suy nghĩ ngọn ngành.

    Đừng nhồi nhét kiến thức

    Hãy truyền trao kỹ năng

    Đừng chỉ tiêu áp lực

    Giúp trò học thong dong.

    Tri thức là sức mạnh

    Trí tuệ là đỉnh cao

    Tri thức là nguồn khai sáng

    Trí tuệ chấm dứt khổ đau.

    13. Trong cuộc sống, nhất định cần để cho lòng mình được thong dong, thảnh thơi. Đừng để thân bận, tâm loạn. Mà hãy để cho thân bận, tâm nhàn. Học cách thay đổi thái độ một chút để thích ứng với các tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, có như vậy, bạn mới tự chủ, không bị khổ đau, chán nản.

    14. Muốn an lạc thì ta đừng nhìn cái xấu của người, phải nhìn cái tốt của họ để mình tán dương. Nếu thấy cái xấu của họ thì mình khởi lên lòng thương, sự cảm thông vì họ sống trong môi trường như vậy, tiếp xúc như vậy, thói quen như vậy, hiểu biết như vậy.. thì biểu hiện nghiệp lực của họ là như vậy. Người có tu tập thì không phiền, không giận, không sầu não khi nhìn thấy cái chưa tốt của người.

    15. Mỗi khi thấy chán nản, tuyệt vọng, tự trách mình vô dụng, hãy tin rằng trong kho tàng tâm thức của bạn có chứa đủ các hạt giống tích cực như: Tự tin, trí tuệ, từ bi, thành công, hạnh phúc và các hạt giống hữu dụng khác. Hãy nỗ lực khai thác chúng. Đừng tự chôn mình trong nấm mồ của mặc cảm tự ti.

    16. Hãy luộc chín cái tôi đi. Hãy quăng bỏ lo lắng đi. Hãy kết thúc tiếc nuối đi. Hãy làm chủ cảm xúc đi. Làm được như thế, bạn xứng đáng hưởng được hương vị hạnh phúc.

    17. Trở thành Phật tử từ nhỏ, biết tu học đúng mực thì tương lai của con em sẽ rất tươi sáng. Người biết tu học sớm sẽ không ăn chơi, không dựa dẫm, không tạo tội, không bất hiếu, không gây sự; không tham, sân, si. Họ biết cách chăm lo đời sống, biết chọn lựa nghề nghiệp chân chính, biết giữ gìn đạo đức và do đó họ luôn trải nghiệm bình an, hạnh phúc.

    18. Cổ ngữ ghi rằng "Ta không vượt trội hơn người. Chỉ đối xử với người chân thành. Người cũng sẽ đối xử với ta một cách chân thành". Khi chúng ta đối xử chân thành với mọi người, chúng ta cũng sẽ được người khác đối xử chân thành. Lừa dối chỉ được nhất thời, còn thành tín mới là giải pháp lâu dài. Lòng tin giống như một tấm gương, một khi đã vỡ thì khó lành lại.

    19. Buông đi áp lực thân tâm sẽ bớt đi mệt mỏi. Buông bỏ phiền não sẽ thêm phần thong dong, thu được tự tại. Quên đi tự ti để tin tưởng trở về chính mình. Rời xa tiêu cực để thành tựu bản thân. Xả bỏ oán hận làm cho tâm tĩnh, tiêu dao, tự tại, đời không phiền não.

    [​IMG]

    20. Không ai chịu khổ thay bạn và cũng chẳng ai hạnh phúc thay bạn. Do đó, những chuyện muộn phiền, bạn chớ để vào tâm!

    21. Hãy nuôi dưỡng cách sống giản dị, trong sạch, tử tế và bao dung trước tiên với chính mình, với người để cuộc sống an bình hơn.

    22.

    ĐỪNG NGHĨ MÌNH KHÔN

    Người phạm pháp kêu than oan ức

    Người lỗi lầm biện hộ chẳng làm sai

    Người dối lừa nói mình thẳng ngay

    Luồn lách luật pháp, qua mặt nhiều người

    Đừng nghĩ mình khôn, thông minh số một

    Không thể lừa mãi, qua mặt cả đời

    Có ngày đền tội, ăn năn sám hối lỗi lầm.

    Sống ngoại quốc, chống người trong nước

    Quên cội nguồn, quậy phá nát quê hương

    Làm du côn thích nói luân thường

    Mê quyền lực ảo, hãm hại hiền lương

    Đừng nghĩ mình khôn, không ai chơi lại

    Dù qua mặt luật, nhân quả không buông

    Không nên cố chấp, chịu nhiều bất hạnh thảm thương.

    Người tốt không chơi nick giả

    Không biết thì không nói năng

    Không nên thị phi, xúc phạm

    Không hại người hiền, chính trực, nghĩa nhân.

    Giấy mỏng không ngăn được lửa

    Tỉnh thức, trách nhiệm bản thân

    Vượt lên ghét ganh, thành kiến

    Không theo đường tà, chống lại đạo chân.

    23. Hãy bớt đi một chút đố kị, thêm một chút khoan dung. Bớt một chút tà niệm, thêm một chút chính khí. Bớt một chút ồn ào, thêm một chút chân thực.. Hãy để tâm trí tĩnh lặng, ta mới có thể lắng nghe tiếng nói của con tim.

    24. Muốn có hạnh phúc hôm nay, ta cần buông bỏ tất cả những cảm xúc bất hạnh. Hãy sống với tâm rộng lượng, hoan hỷ, chịu khó làm mới bản thân thì sẽ có hạnh phúc ở mọi nơi mọi chốn.

    25. Ai thích xu nịnh, a dua là những kẻ bị lệ thuộc vào cảm xúc. Người ta nịnh hót mình để sau này làm chủ lấy mình.

    26. Khi đối diện với những khó khăn, thử thách hay những hoàn cảnh bất an không thể tránh được, người có suy nghĩ khôn ngoan nên chịu đựng nhẫn nại một cách trầm tĩnh và hòa hoãn. Với sự kham nhẫn khôn ngoan, ta thoát được mọi phản ứng theo cảm xúc, làm hại bản thân, hại người khác, hoặc hại cả mình lẫn người. Như vậy, những phản ứng liên quan đến ngã xấu ác không có dịp để phát sinh bên trong.

    27. Tâm lý sợ khổ thường diễn ra trong mỗi người. Ai cũng sợ khổ, giải quyết khổ đau đòi hỏi ta phải rất sáng suốt. Hành động đào tẩu không phải là giải pháp, nó chỉ là thuốc giảm đau tạm thời và rồi khổ đau vẫn nối tiếp khổ đau.

    28.

    THA THỨ LÀ TỪ BI

    Khi bị một kẻ bất bình thường gây sự, nhục mạ, vu khống bằng những từ ngữ không còn gì tồi tệ hơn, bạn phải nhận thức rằng không phải vì thế mà trí tuệ và giá trị từ những đóng góp tích cực của bạn cho đời bị mất đi. Không bao giờ!

    Hãy nhớ sự thật đơn giản sau đây. Bóng đêm luôn ganh tỵ, căm phẫn và quậy phá ánh sáng. Kẻ tự cao, tự đại thường ngộ nhận mình là số một. Kẻ ngông cuồng thường ghét bỏ, chỉ trích, hãm hại người trí. Sự thật này xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc.

    Bên cạnh việc làm quen với những nghiệp chống đối, quậy phá của những người không thích bạn, bạn nên mở lượng từ bi, tha thứ cho sự sai lầm đáng thương của họ, vì có thể nhờ các hành động chống báng của họ, bạn trở nên tốt đẹp, cao thượng và được nhiều người quý trọng hơn.

    [​IMG]

    29.

    BUÔNG XẢ VƯỢT QUA TẤT CẢ

    Nỗi đau được nhà Phật ví như một cây gai gí vào tim, mỗi tích tít trôi qua nỗi đau sẽ rỉ máu. Nếu không điều trị bằng cách thức buông xả thì dần dần sẽ dẫn đến ung thư và tử vong. Tương tự, ôm nỗi đau sẽ chết thông qua sự ung thư của tâm trạng và cảm xúc. Tất cả các trở ngại có là quyền của nó, chúng ta đừng để mắt, để tâm, để lòng thì sẽ vượt qua.

    30. Cái tôi được định nghĩa như vỏ sầu riêng, có mặt nơi nào sẽ làm rỉ máu nơi đó. Hai người ngồi kế nhau mà có vỏ sầu riêng chính giữa thì cả hai đều bị trầy xước.

    31. Thiếu hiểu biết thì đi tới đâu, khổ đau có mặt đến đó. Nỗi sợ hãi phát xuất từ sự thiếu hiểu biết mà ra. Sợ hãi làm người ta độc đoán hơn, cộc cằn hơn, thiển cận hơn, xấu xa hơn, bế tắc hơn và bất chấp hơn.

    32. Trái tim hiểu biết, bao dung, thông cảm, tha thứ và có tấm lòng thật sự trong các mối quan hệ mới làm ta phát ra ngôn ngữ chân thành.

    33.

    HẠNH LẮNG NGHE

    Đừng ngộ nhận "lắng nghe như sọt rác"

    Bạn tha hồ trút bỏ những nỗi đau:

    Nào thị - phi, thăng - trầm, được - mất..

    Làm người nghe phải liên lụy thảm sầu!

    Đừng ngộ nhận "lắng nghe là thoải mái"

    Bạn tha hồ trút cảm xúc bất an:

    Nào than vãn chuyện đã qua, chưa tới

    Làm người nghe ngạt thở, nghẹt tâm!

    Đừng ngộ nhận "nghe là cơ hội kể"

    Kể lê thê toàn cảm xúc khổ đau..

    Nghiện kể khổ, không làm không chịu nỗi

    Tạo "bản sao bất hạnh" cho bao người!

    Nghe chăm chú, dõi theo từng câu chữ

    Nói gọn gàn vào trọng điểm vấn đề

    Nghe xong rồi tặng những lời khuyên tốt

    Siêng thực hành, để hết khổ, sầu, bi.

    34. Sống với người biết tùy hỷ, dễ dàng cảm thông, chia sẻ, rộng lượng, tha thứ thì tâm chúng ta hoan hỷ, hạnh phúc đã đành, nhưng sống với người cau có, khó chịu, bắt bẻ, hơn thua từng câu, từng chữ, không chịu thương lượng, lúc nào cũng háo thắng, chúng ta có hạnh "chúng sinh vô quái ngại" vẫn có thể giúp họ tháo gỡ phần cá tính tiêu cực ấy mà bản thân không bị phiền não ở những tình huống chướng tai gai mắt.
     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...