1. Mỗi công dân đều có một dạng vân tay. Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ. (Lê Đạt) 2. Nghệ thuật nằm ngoài những quy luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết. (Xan-tư-khốp Sê-đrin) 3. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. (Nam Cao) 4. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (Nam Cao) 5. Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao) 6. Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. (Nguyễn Minh Châu) 7. Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung. (Lê-ô-nít Lê-ô-nốp) 8. Nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại. (Ban-zắc) 9. Nhà văn là nghệ sĩ của từ. (Bi-ê-lin-xki) 10. Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn. (Chế Lan Viên) 11. Thơ là cái nhụy của cuộc sống. Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy. (Tố Hữu) 12. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói của tâm hồn khi chạm tới cuộc sống. (Nguyễn Đình Thi) 13. Thơ là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu. (Tố Hữu) 14. Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả. (M. Gorki) 15. Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng sống nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật. (Ai-ma-tốp) 16. Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này nhưng thế giới trong mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng. (Hoài Thanh) 17. Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn. (Lê Đạt) 18. Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể. Muối lắng ở ô nề và thơ lắng ở bề sâu. (Chế Lan Viên) 19. Niềm vui của nhà văn chân chí hà niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. (Pau-top-xki) 20. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức. (Thạch Lam) Nguồn: Sưu tầm