Câu 1. Giời thiệu vắn tắt về thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám năm 1945 Gợi ý: Trước cách mạng tháng tám Xuân Diệu có hai tập thơ: Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945), ông là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới cả về nội dung lẫn hình thức. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã khẳng định "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại". Khác với các nhà thơ cùng thời kì, Xuân Diệu gắn bó thiết tha với cuộc sống, "lầu thơ của ông xây trên đất của một tấm trần gian". Khát vọng mãnh liệt đến với cuộc đời, giao cảm với đời là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của thơ Xuân Diệu. Cảm hứng về tình yêu là cảm hứng nổi bật trong thơ Xuân Diệu. Với ông, tình yêu đã trở thành lẽ sống. "Làm sao sống được mà không yêu", mặc dầu ông cảm nhận: "Yêu là chết ở trong lòng một ít. Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu". Bởi thế, ông luôn có tâm trạng Vội Vàng, Giục giã. Ông sợ thời gian, ông muốn vũ trụ ngưng đọng: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi (Vội vàng) Hay là: Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em em ơi, tình non sắp già rồi Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn. (Giục giã) Tình yêu của Xuân Diệu diễn tả với nhiều cung bậc, từ gặp gỡ rồi yêu, cho đến khi Xa cách, biệt li êm ái và với những tâm trạng và hành động khác nhau: Ca sĩ là sự "dại khờ", "mời yêu" hay "ngẩn ngơ", "nhớ mông lung", "sầu".. cũng có khi "rạo rực khát vọng: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm Xuân diệu đã thể hiện được một tình yêu đích thực, không e ấp ngượng ngùng khi bày tỏ tình yêu. Ông muốn tạo nên một không gian thấm đậm tình yêu để gửi gắm niềm khao khát về tình yêu vô biên và tuyệt bích: Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ Phải nói yêu năm bận đến nghìn lần Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân Đem chim bướm thả trong vườn tình ái Dẫu tình yêu có nồng cháy, mãnh liệt nhưng nó vẫn không được cuộc đời đón nhận, khiến" cái tôi "phải cầu xin: Mở miệng vàng.. và hãy nói yêu tôi Dầu chỉ là trong một phút mà thôi!.. Càng yêu cuộc đời bao nhiêu. Xuân Diệu càng tự đày ái trái tim của mình và càng thất vọng bấy nhiêu. Điều đó đã tạo nên sự cô đơn muôn lần nuôn thuở cô đơn cho nhà thơ. Đặc biệt có khi" cái tôi "đã lên đỉnh cao của sự cô đơn, nhỏ nhen, tầm thường: Ta là một, là riêng là thứ nhất Không có chi bè bạn nỗi cùng ta " Cái tôi "gục xuống, sợ hãi, thốt lên lời rên rỉ trước cuộc đời thờ ơ lạnh nhạt, hay đau đớn van xin:" chớ đạp hồn em "," chớ để riêng em phải chờ gặp lòng em "và rơi vào tình trạng tuyệt vọng: Xao xác tiếng gà, trăng ngà lạnh buốt Mắt run mở, kĩ nữ thấy trăng trôi Du khách đi, du khách đã đi rồi. (Lời kĩ nữ) Cũng vì thế, tình yêu trong thơ Xuân Diệu gắn liền với nỗi cô đơn và sự hoài nghi. Ngay cả khi" được yêu "nhưng" cái tôi "vẫn lo sợ vì cảm nhận sự biệt li, tan vỡ đang dần đến. Cho dù cùng người yêu dạo bước dưói ánh trăng" cái tôi vẫn cảm thấy: Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ Hay là: Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài (Giục giã) Có thể nói, tình yêu trong thơ Xuân Diệu thời kì này rất nồng cháy "vô biên" để rồi rơi vào bi kịch của một trái tim hiến dâng nhầm chỗ và "say khướt đau thương". Về nghệ thuật, xuân diệu cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan mà đặc biệt là cảm giác (Thơ Duyên, vội Vàng, Nhị Hổ), ông sử dụng ngôn ngữ thơ rất sáng tạo và luôn có sự tìm tòi mới mẻ, độc đáo nhằm tạo nên sức gợi tả, truyền cảm mạnh mẽ cho thơ (Đây là mùa thu tới. Khi chiều giăng lưới. Vội vàng) ; Xuân Diệu đã sử dụng thành công sự tương quan giữa các màu sắc, âm thanh, nhịp điệu để tạo nên âm hưởng trong thơ (Nguyệt Cầm, Thơ Duyên) Tóm lại thơ Xuân Diệu trước CM tháng tám biểu hiện rõ tấm lòng của một con người nặng tình với đời sống bế tắc. Tình yêu nam nữ trong thơ Xuân Diệu thời kì này được diễn tả với tất cả cung bậc của nó qua những vần thơ uyển chuyển giàu âm thanh, màu sắc, hình ảnh để lại âm vang mạnh mẽ trong lòng người đọc. Câu 2. Cho biết chủ đề bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu Gợi ý: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt nhưng vẫn không tránh khỏi băn khoăn trước cuộc đời. Câu 3. Trong thi nhân việt nam, Hoài Thanh nhận xét Xuân Diệu là một hồn thơ "tha thiết, rạo rực, băn khoăn". Trong một chừng mực nhất định, bài thơ Vội Vàng có thể cho ta hiểu được hồn thơ ấy không? Hãy phân tích và chứng minh qua thi phẩm này. Gợi ý: Hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám được Hoài Thanh nhận xét rất chính xác trong ba từ: Tha thiết, rạo rực, băn khoăn. Tha thiết rạo rực là yêu đời, băn khoăn là chán nản trước cuộc đời. Ngỡ như mâu thuẫn, nhưng đó lại là hai mặt có mối quan hệ nhân quả, thống nhất biện chứng với nhau trong hồn thơ Xuân Diệu. Vì thế, trong một chừng mực nhất định, bài thơ có thể giúp hiểu được hồn thơ "tha thiết, rạo rực, băn khoăn" ấy, bởi nhìn trên tổng thể, ba từ này có thể ứng với ba đoạn của bài thơ: Đoạn một: Tình yêu cuộc sống, yêu đời tha thiết của Xuân Diệu (trong từ "tha thiết" có bao hàm ý say mê) được thể hiện qua ý tưởng táo bạo của nhà thơ, qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người. Đoạn 2: Nỗi băn khoăn trước cuộc đời của Xuân Diệu nói lên qua đoạn thơ triết lí về nhân sinh và qua bức tranh thiên nhiên đối lập với bức tranh ở đoạn trên. Đoạn 3: Tình yêu cuộc sống, yêu đời rạo rực của Xuân Diệu lại bừng lên (trong từ "rạo rực" có bao hàm ý hối hả, cuồng nhiệt, vội vàng) được bộc lộ rõ trong những ước muốn đối với cuộc sống đang trào dâng mạnh mẽ trong tâm hồn nhà thơ. Câu 4. Trong vội vàng, Xuân Diệu có viết: "Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật". Đặt câu thơ trong hoàn cảnh những năm 30 của thế kỉ XX để lí giải hồn thơ Xuân Diệu. Gợi ý: "Lòng tôi rộng" là bản chất yêu đời, yêu cuộc sống, là hồn thơ rộng mở, khát khao giao cảm với cuộc đời của Xuân Diệu: "Lượng trời cứ chật" chính là cuộc sống của những năm 3o thế kỉ XX, cuộc sống tù túng, mòn mỏi của nhà thơ trong thân phận mất nước. Câu thơ bộc lộ bi kịch trong con người và hồn thơ Xuân Diệu, vừa yêu đời, vừa băn khoăn, chán nản. Hai mặt ấy ngỡ như mâu thuẫn nhau nhưng lại thống nhất trong mối quan hệ nhân quả của hồn thơ Xuân Diệu trước CM tháng tám. Yêu đời nhưng không được đời bù đắp năn băn khoăn, chán nản và chính nỗi băn khoăn, chán nản này đã nói lên một cách sâu sắc và thấm thía lòng yêu đời của nhà thơ. Câu 5. Bài thơ Vội Vàng được rút ra từ tập thơ nào của Xuân Diệu A. Thơ thơ B. Gửi hương cho gió Đáp án: A