Những câu hỏi kiểm tra sẽ gặp trong bài lưu biệt khi xuất dương của Phân Bội Châu lớp 11

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Linh babe, 21 Tháng hai 2022.

  1. Linh babe

    Bài viết:
    60
    Câu 1. Phan Bội Châu sáng tác thơ văn nhằm mục đích gì?

    Giải:

    Phan Bội Châu không xem văn chương là mục đích của cuộc đời "lập thân tối hạ thị văn chương". Nhưng ông là một chiến sĩ đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc, nhiệm vụ buộc ông phải cầm bút sáng tác văn chương phục vụ cho công cuộc cách mạng. Sẵn có năng khiếu và được gọi giũa từ nhỏ, sẵn nguồn cảm xúc dồi dào xuất phát từ trái tim đa cảm và luôn sôi sục bầu máu nóng, lại thêm sự từng trải và thử thách qua những bước đường cách mạng gập ghềnh, gian lao, Phan Bội Châu đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương xuất sắc.

    Phan Bội Châu là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình - chính trị, từng được xem như một trong như một trong những mũi tiến công kẻ thù. Về mặt này, ông để lại nhiều bài học quý cho thế hệ nhà văn cách mạng sau này.

    Câu 2.

    Theo anh chị yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đối với ngưòi đọc?

    Giải:

    - Tư thế con người trong bài thơ kì vĩ ngang tầm vũ trụ.

    - Lòng yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ nhục-vinh gắn liền với sự tồn vong của Tổ Quốc.

    - Tư tưởng đổi mới táo bạo, đi tiên phong cho thời đại.

    - Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách.

    - Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

    Câu 3. Phân tích hình tượng nghệ thuật ở hai câu thơ sau đây:

    Muốn vượt biển Đông theo cánh gió

    Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi

    Giải:

    Bài thơ kết lại trong tư thế và khát vọng buổi lên đường của nhân vật trữ tình. Các hình ảnh ở hai câu thơ này đểu hết sức lớn lao, kì vĩ: Biển Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc. Tất cả đều như hòa nhập với con người trong tư thế "bay lên" (câu thơ dịch tiễn ra khơi lại quá êm ả, không phù hợp). Hình ảnh kết thúc này thật lãng mạn, hào hùng, con người dường như được chắp đôi cánh thiên thần, bay bổng ở bên trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt, vươn ngang tầm vũ trụ bao la. Trong thực tế, đây là một cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa chỉ có vài ba đồng chí thân cận nhất, phía trước mới chỉ le loi những tia sáng của khát vọng, ước mơ. Vậy mà con người ra đi tìm đường cứu nước vẫn hăm hở, tự tin và đầy quyết tâm như thế. Hình tượng thật đẹp và giàu chất sử thi.

    Câu 4.

    Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (xuất dương lưu biệt) của Phan Bội Châu được sáng tác vào năm nào?

    A. 1904

    B. 1905

    C. 1917

    D. 1925

    Đáp án: B

    Câu 5.

    Con người Phan Bội Châu khác với con người nam nhi trong văn học trung đại như thế nào?

    A. Không lấy chuyện lưu danh thiên cổ làm mục đích tối hậu

    B. Thấy rõ trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, dân tộc

    C. Biết dứt khoát từ bỏ cái học từ chương lúc này đã trở thành gánh nặng

    D. Cả A, B và C

    Đáp án D

    Câu 6.

    Các hình ảnh: Càn khôn, non sông, khoảng trăm năm, muôn thuở, bổ Đông, cảnh gió được đưa vào bài thơ có một tác dụng như thế nào?

    A. Làm nổi bật nhân vật trữ tình: Tự tin, dám đối thoại cùng trời đất, lịch sử

    B. Làm nổi bật sự gian khổ mà nhân vật trữ tình sắp sửa phải đương đầu.

    C. Làm nổi bật sự trăn trở về bổn phận trách nhiệm của kẻ làm trai.

    D. Làm nổi bật sự dứt khoát từ bỏ cá nhân gánh trách nhiệm đối với non sông đất nước.

    Đáp án: C
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...