Những câu chuyện kể về các tấm gương hiếu học trong lịch sử

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Cute pikachu, 12 Tháng ba 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Từ xưa đến nay, tinh thần hiếu học luôn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Sử sách nước Việt Nam ta đã lưu danh vô vàn tấm gương nghèo hiếu học vượt khó. Có những trạng nguyên, danh nhân, thần đồng còn đã đỗ đầu liên tiếp hai kỳ thi Hội, thi Đình; hoặc đỗ trạng nguyên từ khi mới chỉ là cậu bé nhỏ tuổi.

    Gương hiếu học của cha ông chính là động lực khiến biết bao nhiêu tấm gương học sinh, sinh viên Việt Nam ngày nay đã vươn lên, vượt khó, đạt nhiều thành tích cao trong các kì thi cấp quốc gia cũng như trên đấu trường quốc tế.

    Chúng ta ai cũng mong muốn mình tài giỏi và khẳng định giá trị bản thân. Một trong những cách để tiến gần với ước muốn đó là học tập. Top Những câu chuyện kể về các tấm gương hiếu học trong lịch sử Việt Nam hy vọng sẽ giúp các bạn thấm thía hơn tầm quan trọng của việc học và tạo nguồn động lực để các bạn yêu thích việc học, có tinh thần hiếu học, rèn luyện thói quen tìm tòi học hỏi, trau dồi những thế mạnh và sở trường để có cuộc sống tốt đẹp nhé!

    [​IMG]

    **

    Câu chuyện về thần đồng Mạc Đĩnh Chi - Từ cậu bé bán củi trở thành trang nguyên hai nước

    Câu chuyện thứ nhất

    Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo, người đen đủi, xấu xỉ. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào cậu bé cũng vào rùng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ.

    Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được hộc. Mỗi lần gánh cửi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm.

    Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường.

    Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn.

    Không mấy lúc Mạc Đĩnh Chi ngơi đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách, kể cả lúc vai gánh củi đi bán. Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học nhiều cuốn sách quý. Không có tiền mua nến để đọc sách, thì Mạc Đĩnh Chi đốt củi, hết củi thỉ lấy lá rừng đốt lên mà học, thật là vô cùng gian khổ, nhưng chú bé không hề nản chí.

    Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng, tài cao, thi đỗ trạng nguyên (khoa thi năm 1304). Nhưng vì nhà vua thấy ông nhà nghèo lại xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu, buộc ông phải làm một bài văn để thử tài.

    Mạc Đĩnh Chi làm ngay bài phú lấy tên là "Bông sen trong giếng ngọc" để -tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Bài phú rất hay, hay đến nỗi vua Trần phải phong cho ông một chức quan trong triều. Với lòng yêu nước thương dân, ông đã làm nhiều việc lớn cho đất nước.

    Câu chuyện thứ hai:

    Sau khi trở về kinh đô, nhà vua cho vời Trạng vào bệ kiến, hỏi việc chính trị, Trạng nói đâu ra đấy, vua rất hài lòng, ban cho Trạng chức Hàn lâm học sĩ, sau thăng dần đến chức Thượng thư, rồi Đại Liêu ban Tả Bộc Xạ (tương đương chức Tể tướng).

    Năm Đại Khánh triều vua Trần Minh Tông (1314 – 1329), Mạc Đĩnh Chi được cử làm Chánh sứ sang nhà Nguyên đáp lễ. Trong quá trình đi sứ của ông đã biểu hiện rất xuất sắc tài năng ngoại giao và tầm trí tuệ vĩ đại của ông khiến cho vua tôi nhà Nguyên vô cùng kính phục.

    Trên đường đi sứ, ngay trên biên giới hai nước, ông đã chứng tỏ tài ứng đối. Khi đoàn sứ giả tới ải Pha Lũy (tức Mục Nam Quan). Cửa ải đóng chặt, có một vế đối dán sẵn ở cửa ải như sau:

    – Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.

    Nghĩa: Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan.

    Vế đối hiểm hóc ở chỗ có 4 chữ quan và 3 chữ quá. Mạc Đĩnh Chi và đoàn sứ giả biết rằng đây là mưu kế của bọn quan lại nhà Nguyên ra điều kiện để được mở cửa quan. Nếu đoàn sứ giả không đối được thì sẽ không vào được biên giới Trung Hoa. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới quốc thể.

    Sau khi suy nghĩ một chút, Mạc Đĩnh Chi đã đối lại:

    – Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.

    Nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước

    Vế đối cũng có 4 chữ đối và 2 chữ tiên. Tình thế đổi khác. Tưởng đã bí thế mà lại hóa ra một câu đối hay, viên quan nhà Nguyên chịu là vị Trạng nguyên đất Việt có tài ứng biến nên lập tức xuống mở cửa ải, ân cần đón đoàn sứ giả.

    Ngay lần gặp mặt đầu tiên: Vua quan nhà Nguyên muốn làm nhụt chí của đoàn sứ giả, tự cho mình như mặt trời đỏ, ra vế đối ý kiêu căng:

    Nhật hỏa, vân yên, bạch đản thiêu tàn thỏ ngọc.

    Nghĩa là: "Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày thiêu cháy vầng trăng"

    Vế đối còn có ý ám chỉ đối phương yếu và nhát như thỏ.

    Nghe xong Mạc Đĩnh Chi đối lại:

    Nguyệt cung, tinh đạn hoàng hôn xạ lạc kim ô.

    Nghĩa là: "Trăng là cung, sao là đạn, buổi chiều tối bắn rụng mặt trời"

    Vế đối rất chỉnh và tài tình, đã nêu cao được ý chí và sức mạnh của đại Việt. Vế đối còn rất đẹp về hình ảnh mặt trăng lưỡi liềm giống như cây cung, muôn ngàn vì sao lấp lánh giống như những viên đạn. Hơn nữa vế đối còn có ý ám chỉ đối phương là con quạ vì kim ô vừa nghĩa là mặt trời, lại vừa có nghĩa là con quạ sắt. Vua Nguyên thấy mình bị trả miếng rất đau, nhưng hết sức phục tài viên sứ nước Đại Việt. Vì vậy, vua tỏ ra vui vẻ:

    – Quả là danh bất hư truyền. Lời đồn đại về tài năng của người thật chẳng ngoa. Nói rồi, vua Nguyên sai ban rượu ngon và bắt viên nội giám xuất nhiều vàng bạc trong kho để tặng thưởng Mạc Đĩnh Chi.

    Đoàn sứ giả nước Đại Việt đang chuẩn bị về nước vì đã hoàn thành sứ mệnh vua giao, thì một tình huống bất ngờ đã xảy ra:

    Công chúa nhà Nguyên qua đời, vua Nguyên sai sứ thần của triều đình đến gặp Mạc Đĩnh Chi và nói:

    Thưa tiên sinh, hôm nay đại bất hạnh cho hoàng tộc, bà trưởng công chúa đã mất, Thánh thượng biết ngài là người có giọng đọc tốt, hơn nữa tên sinh lại là người ngoài nên Triều đình có ý muốn nhờ tiên sinh đọc bài điếu văn cho thêm phần trang trọng.

    Mạc Đĩnh Chi nhận lời:

    – Tôi cũng muốn đến để viếng công chúa và chia buồn với nhà vua, nhưng chẳng hay bài điếu văn này, triều đình muốn tôi phải viết ý tứ gì?

    Sứ giả nhà Nguyên nói:

    Bài điếu văn đã được viết sẵn rồi. Chỉ dám phiền tiên sinh đọc mà thôi.

    Tang lễ được cử hành rất linh đình để khoe sự giàu sang và truyền thống nghi lễ của nước lớn. Đến ngày cuối cùng là ngày an táng công chúa, Mạc Đĩnh Chi được mời vào cung để đọc điếu văn.

    Ông được một viên văn quan long trọng nâng hai tay ngang đầu chuyển cho ông bài điếu văn.

    Một sự kiện cổ kim không tiền khoáng hậu có một không hai xảy ra. Bài điếu văn chỉ có một chữ là chữ "Nhất" rất to.

    Trước sự việc như vậy, Mạc Đĩnh Chi không hề bối rối vì ông biết chắc chắn thế nào người Nguyên thử tài mình bằng những cách thức vô cùng hiểm hóc.

    Sau một thoáng suy nghĩ, ông lấy giọng đọc sang sảng lâm ly bài điếu sau:

    Thanh thiên nhất đóa vân

    Hồng lô nhất điểm tuyết

    Thượng uyển nhất chỉ hoa

    Quảng Hàn nhất phiến nguyệt

    Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết.

    Nghĩa:

    Trời xanh có một đám mây

    Trong bầu vũ trụ có một điểm tuyết

    Trong vườn thượng uyển có một cành hoa

    Cung Quảng Hàn có một vầng trăng

    Than ôi! Mây đã tan, tuyết đã tan, hoa đã tàn

    Vầng trăng đã khuyết!

    Đọc xong với vẻ mặt buồn rầu, ông nghiêm trang bước ra trước sự xúc động nghẹn ngào của những cung phi mỹ nữ và trước vẻ tưng hửng của vua tôi nhà Nguyên; vì họ đã giương bẫy để hại sứ nước Đại Việt. Do tài trí tuyệt vời mà sứ giả nước Đại Việt lại ung dung đi ra trước sự khâm phục của mọi người. Mạc Đĩnh Chi lại tạo ra một kỳ tích có một không hai trong lịch sử văn chương chữ nghĩa trong thời đại của ông.

    Mạc Đĩnh Chi làm quan trải 3 triều vua: Trần Anh Tông (1293 – 1314), Trần Minh Tông (1314 – 1329), Trần Hiếu Tông (1329 – 1341) đến chức Đại Liêu ban Tả bộc xạ (Tể tướng) đứng đầu triều.

    Khi làm quan thì ông nổi tiếng là trung thực và thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước, đến lúc già về hưu chỉ có nếp từ đường (thờ tổ tiên) nhỏ bé mà thôi, thường ngày ông vẫn ra ngồi nơi quán lá uống bát nước vối, chuyện trò thân mật với dân làng, ông sống thanh bạch, giản dị như những người dân quê.
     
    Sói, Admin, chiqudoll7 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng ba 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Gương hiếu học của Nguyễn Khuyến - Từ cậu bé đốt lá đọc sách đã thi đỗ Tam nguyên

    Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

    Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi, thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan, nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.

    Nguyễn Khuyến tên thuở nhỏ là Nguyễn Thắng. Nguyễn Thắng rất hiếu học. Có lần, thấy con vừa nhảy lò cò bên chõng tre, vừa thỏ thẻ đọc một bài trong Kinh Thi, ông Đồ Huy (Nguyễn Tông Khởi) ngạc nhiên lắm, gọi Thắng lại hỏi: "Con đọc cái gì thế? Giảng nghĩa cha xem nào?".

    Thắng thưa: "Đấy là bài học trong kinh thi, cha dạy mấy anh học mà".

    Thầy Huy vừa thích thú, vừa cảm động bảo: "Con học lỏm mà nhớ như vậy là tốt. Từ mai, cha cho con một tập giấy, một cái bút mà viết, không phải viết bằng gạch non nữa".

    Từ đó, Thắng cặm cụi tập viết. Cậu bé học đến quên ăn, quên mọi việc diễn ra xung quanh. Một ngày, Thắng có thể đọc thuộc mấy chục trang. Ông đồ mừng lắm, cho cậu bé vào học cùng các bạn trong lớp.

    Do cảnh nhà thanh bần, chẳng có nổi đèn để học, cậu phải noi theo gương người xưa. Những đêm trăng tỏ, Thắng đọc sách dưới ánh trăng. Những hôm trăng mờ, cậu mang sách ra bờ ao, nghiêng theo ánh sáng phản chiếu mà học.

    Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng. Bằng lòng hiếu học cậu bé Nguyễn Khuyến đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ. Vậy nên trong một buổi học dưới ánh trăng, giữa trời thu cậu thấy lá vàng rơi lả tả. Từ đó nãy ra ý định đôt lá để dùng ánh lửa đọc sách.

    Từ đêm đó, những khi không có trăng sao, Nguyễn Thắng mang sách ra miếu đốt lá học. Sau đó, cậu còn rủ nhiều bạn cùng học với mình.

    Thấy con chăm chỉ, chữ nghĩa thông tuệ, thầy đồ Huy bèn gửi cho người bạn dạy.

    Tương truyền, khi mới vào học, thấy Thắng nhỏ tuổi, nhiều bạn trong lớp tỏ vẻ coi thường. Nhưng rồi bằng trí tuệ, Thắng đã khiến các bạn phải tâm phục, kiêng nể.

    **

    Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội.

    Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn).

    Sau gần 10 năm kiên trì đèn sách, dùi mài kinh sử, sự nỗ lực của ông đã được đền đáp xứng đáng. Năm 1871, ông đỗ đầu hai kì thi liên tiếp Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

    Lòng hiếu học và ham học hỏi Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.. Ông là một người tài năng, yêu nước thương dân, bên cạnh đó ông cũng là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thơ của Nguyễn Khuyến luôn giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng ba 2022
  4. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Truyện về gương hiếu học của trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam: Nguyễn Hiền

    Trạng nguyên Nguyễn Hiền từ nhỏ đã mồ côi cha, mẹ ông cho ông theo học sư cụ chùa Hà Dương ở làng Dương A. Tương truyền, lúc đầu vào học sư mới viết được 10 trang giấy, Hiền liền đọc ngay được như người đã từng đi học rồi, sư cụ lấy làm lạ.

    Một đêm, sư cụ nằm mộng thấy Phật quở rằng: "Trạng nguyên mỗi lần vào chùa thường nghịch ngợm, sao nhà ngươi không răn đe, ngăn chặn?". Sư tỉnh dậy, đốt đuốc khắp chùa thấy sau lưng các pho tượng đều có khắc chữ "phạt 30 roi", riêng hai pho hộ pháp ghi "phạt 60 roi", sư nhận ra ngay chữ của Hiền. Một hôm, sư lên lớp bèn lấy một câu trong sách: "Kính quỷ thần mà phải lánh xa" mà dặn Hiền rằng: "Phật tức quỷ thần, trò không được nhạo báng". Hiền liền nhận lỗi và tự lau sạch những chữ mình đã viết. Từ đó, Hiền càng chăm chỉ học tập, học đến đâu nhớ đến đấy, xuất khẩu thành chương.

    Năm 11 tuổi, Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh là "thần đồng". Bấy giờ có người họ Đặng tự cho mình là đã đọc biết hết các sách, nghe tiếng tăm Hiền liền tìm đến nhà Hiền thử tài, ra đầu đề bài phú:

    Phượng hoàng sào a, kỳ lân du úc

    Và ra hạn cho Hiền số câu, mỗi câu phải có tiếng chỉ một loài cầm thú. Hiền liền ứng khẩu:

    Phi long kiên chiếuMã bất xuất hàÝ bi Hữu Hùng chi thếẤp vu Trác Lộc chi a.

    Dịch là:

    Rồng không bay lên nơi ao, hồNgựa không từ sông phi raĐẹp thay đời có họ Hữu HùngLàm nhà ở nơi Trác Lộc.

    Người họ Đặng hết sức thán phục Hiền và tấm tắc khen là "Thiên tài".

    Đến năm thi Đinh Mùi (1247), Nguyễn Hiền dự kỳ thi đình với bài phú "Áp tử từ kê mẫu du hồ phú" (bài phú về vịt con từ giã mẹ gà đi chơi hồ nước).

    Với bài phú này, Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13 và cũng là vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta.

    Đến ngày vào cung bệ kiến để nhận mũ áo bằng sắc, vua hỏi, Hiền trả lời trôi chảy cả văn lẫn ý, vua khen ngợi và hỏi:

    - Học thầy nào?

    Nguyễn Hiền trả lời:

    - Thần không phải là người sinh ra đã biết, nhưng khi có một đôi chữ không biết thì hỏi thầy chùa.

    Vua lại nói:

    - Vì còn nhỏ mà trạng nguyên ăn nói chưa biết lễ, cần cho về nhà học lễ 3 năm mới bổ dụng.

    Vì thế trạng Hiền chưa được ban áo mão.

    Nguyễn Hiền trở về quê nuôi dưỡng mẹ, ngày ngày đọc sách. Hiền vẫn rất ham chơi, thường lúc rỗi rãi vẫn cùng trẻ làng chơi khăng, thả diều.. Một lần, triều đình tiếp sứ Trung Hoa, viên sứ đưa ra một con ốc xoắn nhờ xâu qua ruột nó bằng một sợi chỉ mảnh. Được như vậy y mới chịu vào thành. Ấy là viên sứ muốn thử tài người Nam ra sao. Vua truyền cho các quan tìm cách xâu thử, nhưng vị nào cũng lè lưỡi, lắc đầu. Bấy giờ vua chợt nghĩ đến trạng nguyên trẻ Nguyễn Hiền, bèn cho triệu trạng về kinh.

    Viên quan được giao việc đến quê gặp trạng, gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu nghịch đất đầu làng, thấy trong đó có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang bày cho lũ bạn đắp một con voi bằng đất mà bốn chân lẫn tai, vòi.. có thể ngoe nguẩy được. Sứ giả đồ chừng đó là trạng Hiền, bèn buông một câu thăm dò:

    Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy?

    Cậu bé nghe được, không ngước mặt lên, cũng thủng thẳng buông một câu:

    Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này!

    Chủ ý của viên quan

    X

    Uất một vế đối theo lối chiết tự chữ Hán. Chữ "tự" (字) có hai bộ phận, trên như cái giằng xay, dưới là

    Chữ "tử" (子). Để nguyên "tự" có nghĩa là chữ, bỏ giằng trên còn lại chữ "tử" nghĩa là con, và gắn luôn với vế đối

    Nôm tiếp đó thành một câu hỏi nửa Hán nửa Nôm. Câu hỏi cũng có sắc thái của người trên hỏi kẻ dưới. Trạng Hiền cũng đối lại bằng cách chiết tự chữ Hán kết hợp với một phần Nôm: Chữ "vu" (于) là chưng có hai nét ngang và một nét móc, bỏ nét ngang (一) ở giữa thành chữ "đinh" (丁), nghĩa là đứa, đi với đứa nào đứa này là một vế đối rất chỉnh và rất xược.

    Sứ biếtđó chính là trạng Hiền, bèn xuống ngựa, truyền lại ý vua vời trạng về kinh.

    Nhưng trạng Hiền không chịu, viện lẽ rằng, trước vua cho trạng kém lễ buộc về, nhưng lần này vua cho vời trạng lên cũng không giữ đúng lễ. Viên quan không biết làm thế nào, phải trần tình đầu đuôi câu chuyện sứ giả nước ngoài đưa câu đố mà chưa ai giải được. Trạng Hiền nghe chỉ mỉm cười, trở lại với đám trẻ chăn trâu. Chờ khi viên quan lên ngựa, Hiền mới xui đám trẻ cùng hát:

    Tích tịch tình tang! Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

    Bên thì lấy giấy mà bưng

    Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang

    Tích tịch tình tang!

    Viên quan nghe nhẩm thuộc lời ấy, biết trạng đã chỉ cách giải, vui vẻ trở về kinh.

    Bài thơ chữ "Điền"

    Tương truyền sứ thần Trung Hoa đem một bài thơ ngụ ngôn sang thử nhân tài nước Nam. Bài thơ như sau:

    "Lưỡng nhật bình đầu nhật,

    Tứ sơn điên đảo sơn,

    Lưỡng vương tranh nhất quốc,

    Tứ khẩu tung hoành gian."

    Dịch là:

    "Hai mặt trời bằng đầu,

    Bốn trái núi điên đảo,

    Hai vua tranh nhau một nước,

    Bốn miệng ở trong khoảng dọc ngang."

    Vua và các quan trong triều không ai giải nghĩa được là gì. Một viên quan tâu với vua xin mời Trạng nguyên Nguyễn Hiền (mà vua cho là bé đang ở nhà để rèn luyện thêm) đến để hỏi nghĩa.

    Các quan đến quê mời gặp lúc Nguyễn Hiền đang nô đùa với chúng bạn, Nguyễn Hiền nói với các quan:

    - Trước đây vua nói ta chưa biết lễ, thì nay chính vua cũng không biết lễ. Không ai đi mời Trạng nguyên về kinh lại không có lễ nghĩa.

    Quan về tâu lại với vua, rồi đem đồ lễ và xe ngựa đến đón, Nguyễn Hiền mới chịu về kinh.

    Về đến kinh đô, vua đưa bài thơ của sứ Tàu ra, trạng Hiền liền giải thích như sau:

    Câu thứ nhất có ý nói là hai chữ "nhật" (日) xếp ngang hàng nhau. Câu thứ hai nghĩa là bốn chữ "sơn" (山) xoay ngược xuôi. Câu thứ ba nói về hai chữ "vương" (王) xếp chồng lên nhau. Câu thứ tư là bốn chữ "khẩu" (口) xếp ngang dọc cạnh nhau. Tóm lại, tất cả bài thơ chỉ nói đến chữ "điền" (田), có nghĩa là ruộng đất.

    Giải xong, trạng Hiền viết thư đưa cho sứ Trung Hoa, ông ta phải chịu là nước Nam có nhân tài.
     
    Sói, chiqudoll, Annie Dinh5 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng ba 2022
  5. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Truyện về trạng nguyên Lương Thế Vinh - Trạng lường cân voi, đo độ dày của một tờ giấy

    **

    Lương Thế Vinh là một trong số những hiền tài như vậy, ông là một danh nhân lớn của Việt Nam và cũng chính là nhà toán học đầu tiên của đất nước ta. Người đời thường gọi ông là Trạng Lường vì lúc nhỏ ông rất giỏi trong việc tính toán và đo lường. Dưới đây là câu chuyện về gương hiếu học của ông.

    **

    Ông sinh năm 1442, mất 1496, Ông có tên là Cảnh Nghị hiệu Thụy Hiền, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

    Ngay từ thuở nhỏ, Lương Thế Vinh học rất giỏi, được mệnh danh là thần đồng. Trong lúc học, Lương Thế Vinh luôn biết kết hợp rất khéo giữa chơi và học, vừa thoải mái nhưng lại đạt kết quả cao. Khi đã ngồi học thì ông rất tập trung, luôn tìm cách áp dụng những điều đã học vào đời sống, ngay cả những lúc vui chơi ông cũng không quên điều đó. Lúc thả diều, Vinh rung dây diều để tính toán, ước lượng chiều dài, chiều cao. Khi câu cá, Vinh tìm hiểu đời sống các sinh vật, ước tính đo lường chiều sâu ao hồ, chiều rộng sông ngòi.. và kiểm tra lại bằng thực nghiệm. Vinh nghĩ ra cách đo bóng cây mà suy ra chiều dài của cây.

    Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi bóng với các bạn, quả bóng lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bóng lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bóng nổi trên nước để lấy lại quả bóng.

    Trong học tập, Lương Thế Vinh nổi tiếng là người học nhanh và nhớ lâu nên ông vẫn có nhiều thời gian vui chơi, có giai thoại so sánh ông với Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng Sơn Nam (ngày nay thuộc Thái Bình và Nam Định). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình, Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn, còn Vinh thì thư giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu, nhưng đến khoa thi Đình (kì thi Quốc gia) năm Quý Mùi, đời vua Lê Thánh Tông (1463), Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên, Quách Đình Bảo chỉ đỗ Thám hoa.

    Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh còn được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!".

    Chính nhờ tài năng toán học xuất sắc nên Lương Thế Vinh được dân gian gọi là Trạng Lường.

    **

    Nổi tiếng với tài tính toán nhanh và chính xác, Lương Thế Vinh đã để lại cho đời sau bộ sách "Đại thành Toán pháp" (bộ sách được sử dụng trong giáo dục Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX) và chế ra thước đo ruộng, diện tích tính đất đai. Các thế hệ đời sau nói là ông lập chí hướng để trở thành "Thần Cơ Diệu Toán Vạn Niên Sử".

    Chẳng những là một nhà toán học tài ba của nước Nam, ông còn viết văn rất hay. Bài văn "Đối Đình sách" của ông cho thấy ý kiến sắc xảo về chính trị. Ông bàn về đạo trị nước của đế Vương, nhấn mạnh vào sự đồng tâm của vua tôi và yêu cầu cả vua và quan đều phải tự sửa mình. Bài văn của ông đã làm cho vua Lê Thanh Tông (bậc minh quân thời bấy giờ) rất khâm phục, đồng thời ông cũng là người đỗ đầu trong đợt thi Đình năm 1463 nhờ vào bài văn "Đối Đình sách" này.

    Lương Thế Vinh còn sáng tác văn Nôm mà tiêu biểu trong số đó là tác phẩm "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn". Sau khi vua Lê Thánh Tông lập ra hội tao đàn, Lương Thế Vinh là một hội viên với việc đóng góp rất nhiều bài văn thơ, đồng thời ông cũng rất am hiểu thời cuộc và vận mệnh của quốc gia.

    Khả năng ứng đáp của Lương Thế Vinh cũng rất nhạy bén, trong một lần vua Vua Lê Thánh Tông đi kinh lý vùng Sơn Nam hạ, ghé thăm làng Cao Hương, huyện Vụ Bản, quê hương của Trạng Nguyên Lương Thế Vinh, lúc bấy giờ ông cũng đang theo hầu Vua. Hôm sau vua đến thăm chùa làng. Khi ấy, sư cụ đang bận tụng kinh. Bỗng sư cụ đánh rơi chiếc quạt xuống đất. Vẫn tiếp tục tụng, sư cụ lấy tay ra hiệu cho chú tiểu cúi xuống nhặt, nhưng một vị quan tùy tòng của Lê Thánh Tông đã nhanh tay nhặt cho sư cụ. Vua Lê Thánh Tông trông thấy vậy, liền nghĩ ra một vế đối, trong bữa tiệc hôm đó đã thách các quan đối. Vế ấy như sau: Ðường thượng tụng kinh sư sử sứ (Trên bục tụng kinh, nhà sư sai khiến được quan), các quan đều chịu chẳng ai nghĩ ra câu gì. Trạng nguyên Lương Thế Vinh cứ để cho các quan suy nghĩ còn mình ung dung ngồi uống rượu chẳng nói năng gì. Vua Lê Thánh Tông quay lại bảo đích danh ông phải đối, với hy vọng đưa ông đến chỗ chịu bí. Một lúc ông cho lính hầu chạy ngay về nhà mời vợ đến. Bà trạng đến, ông lấy cớ quá say xin phép vua cho vợ dìu mình về. Thấy Vinh là một tay có tài ứng đối mà hôm nay cũng đành phải đánh bài chuồn, nhà vua lấy làm đắc ý lắm, liền giục:

    - "Thế nào? Ðối được hay không thì phải nói đã rồi hẵng về chứ?".

    Vinh gãi đầu gãi tai rồi chắp tay ngập ngừng:

    - Dạ.. muôn tâu, Thần đối rồi đấy ạ!

    Vua và các quan lấy làm lạ bảo Vinh thử đọc xem. Vinh cứ một mực: "Ðối rồi đấy chứ ạ!". Sau nhà vua hỏi mãi, Vinh mới chỉ tay vào người vợ đang dìu mình, mà đọc rằng: Ðình tiền túy tửu, phụ phù phu (Trước sân say rượu, vợ dìu chồng). Câu đối hay khiến vua phải khâm phục và thưởng cho ông rất hậu.

    Những giai thoại về Trạng nguyên Lương Thế Vinh rất nhiều, nhưng hầu hết trong số đó đều thể hiện sự nhạy bén và tài ứng đối của ông, là một nhà ngoại giao lớn của Đại Việt khi ứng xử với sứ giả Trung Quốc. Khi Lương Thế Vinh mất, Lê Thánh Tông rất thương tiếc và ca ngợi ông là người "Danh lạ còn truyền để quốc gia". Ông chính là tấm gương sáng về ý chí học tập để chúng ta ngày nay noi theo.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng ba 2022
  6. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Truyện về tấm gương Nguyễn Quan Quang - Vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta

    **

    Nguyễn Quan Quang là người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay là xã Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Về sau, có thời gian, Quan Quang đổi tên thành Quán Quang

    Quan Quang sinh trong một gia đình nghèo, không có tiền gạo theo học, lúc bé thường phải lân la ngấp nghé ngoài cửa lớp lúc thầy dạy bọn học trò trong làng học sách Tam tự kinh, rồi ngồi ngay trước sân dùng gạch non viết chữ xuống nền gạch.


    Một hôm tan học, thầy chợt để ý thấy sân nhà có nhiều chữ, nét chữ như phượng múa rồng bay. Thầy kinh ngạc nói rằng:

    - Đây mới chính là trò giỏi!

    Nói rồi, thầy gọi Quan Quang đến và cho vào học.

    Quan Quang nổi tiếng thông minh học một biết mười. Chẳng bao lâu, ông đã lầu thông kinh sử, ứng khẩu thành thơ, luận bàn việc đời thông thái uyên thâm.

    Gặp khoa thi Hương, ông ứng thi đậu Giải nguyên. Đến thi Hội lại đậu Hội nguyên, khi vua Trần Thái Tông mở khoa thi Đại Tỉ thủ sĩ, ông đậu Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên).

    Ông thi đỗ đầu khoa thi tiến sĩ năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 3, tức năm Giáp Ngọ – 1234), đời vua Trần Thái Tông trị vì. Vì thế, các sử gia, các tác giả phong kiến đều gọi ông là Khai khoa Trạng nguyên.
    Người đương thời cũng như người đời sau đều gọi ông là "ông Tam nguyên".

    Sau khi vinh quy bái tổ, ông vào chầu vua để được ra xuất chính.

    Bấy giờ quân xâm lược Mông Cổ tiến đến biên giới đông như kiến cỏ, lăm le đợi ngày xâm chiếm nước ta. Vua ra chiếu cử Nguyễn Quan Quang sang thương nghị với giặc. Tên tướng giặc nổi tiếng là kiêu hùng và thâm thuý, cho rằng Quan Quang đến là để mang ba tấc lưỡi thuyết khách, hắn bèn nghĩ cách dùng uy để chế áp ông. Nhân đi qua ao bèo, hắn vớt một cây bèo lên, nắm gọn trong lòng bàn tay rồi bóp chặt. Lát sau, hắn mở ra chìa cho Quan Quang xem: Cây bèo đã nát vụn, thế rồi hắn cười sằng sặc ra chiều đắc ý lắm. Quan Quang hiểu rằng tướng giặc tỏ ý coi nước Việt như những cánh bèo non yếu chỉ cần khẽ đánh là tan. Nghĩ vậy ông liền nhặt một hòn đá rất to, rồi ném xuống giữa ao. Bèo dạt ra một khoảng trống, nhưng chỉ giây lát sau những cánh bèo lại tụ lại kín mặt ao. Tướng giặc tái mặt hiểu thâm ý của Quan Quang: Người Việt bao giờ cũng đoàn kết toàn dân để bảo vệ giang sơn, không một sức mạnh nào có thể khuất phục được. Chính vì thế, hắn phải hoãn binh không dám tiến quân sang xâm lược nước ta ngay.

    Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258), Nguyễn Quan Quang có nhiều cống hiến nên được nhà vua thăng đến chức Bộc xạ (tương đương Tể tướng). Khi làm quan ông hết lòng vì dân vì nước, thanh liêm, trung thực, được trong triều ngoài dân mến phục cả về tài lẫn về đức. Khi tuổi già, ông về quê hương mở trường dạy học, sống một cuộc đời thanh đạm, lấy việc dạy trò làm nguồn vui. Người dân Tam Sơn cho rằng ông là người khai sáng nền Hán học của quê hương, mở đường cho đất "Ba Gò" sau này có "một kho nhân tài"..


    Sau khi Nguyễn Quan Quang mất, dân làng lập đền trên nùi Viềng, để thờ ông làm thần Thành hoàng, gọi là Bản thổ thành hoàng, đại vương phúc thần. Triều đình cũng truy phong ông là Đại tư không.

    Hằng năm cứ vào dịp 22 tháng chạp âm lịch, dân làng lại tổ chức "Tế phong mã" để tưởng nhớ tới vị trạng nguyên tài năng và đầy ân đức, cũng là để nhắc nhở các thế hệ con cháu nối tiếp truyền thống hiếu học, yêu dân, yêu nước của tổ tiên..
     
  7. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Truyện về Lê Văn Hưu - Người mở đầu biên soạn quốc sử chính thống, Sử gia đầu tiên của nước ta

    **

    Danh sĩ, sử gia đời Trần Thái tông, quê xã Phủ Lí, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Phủ Lí Trung, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Khi Lê Văn Hưu còn nằm trong bụng mẹ, thì thân sinh mất. Ông ở với mẹ và ông ngoại là Đỗ Tất Bình - vốn là một nhà Nho tinh thông địa học, phong thủy..

    Ngay từ bé, được ông ngoại dạy dỗ, Lê Văn Hưu đã tỏ ra là người thông minh hiếu học hơn người. Ngoài học với ông ngoại, Lê Văn Hưu còn theo học ông đồ họ Nguyễn ở làng Phúc Triền, Kẻ Bôn (ngày nay thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

    Lê Văn Hưu quả là người "thông minh vốn sẵn tính trời". Khi còn nhỏ học ở làng thầy giáo đã phải thốt lên câu: Con đã học hết chữ của thầy rồi, thầy không còn gì để dạy con nữa, đặc biệt là những lần đi chơi, dạo ở quanh làng, làng này có nghề rèn thì đã có 1 giai thoại về câu đối người thợ rèn ra cho Lê Văn Hưu: "Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi vở". Lê Văn Hưu đối liền: "Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên".

    Năm Đinh mùi 1247 ông đỗ Bảng nhãn, 17 tuổi làm pháp quan, giữ việc hình luật. Kể từ đó ông có những đóng góp to lớn cho triều đại nhà Trần.

    Rồi sau ông còn làm đến Thượng thư bộ Binh, tước Nhân Uyên Hầu. Ngoài ra ông cũng là thầy dạy học của Thượng tướng Trần Quang Khải.. Tính ông thích du ngoạn, xem xét hình thể núi sông, lưu tâm nghiên cứu về môn Địa lý.

    Đến đời Thánh tông, ông sung chức Học sĩ Viện Hàn lâm, kiêm Tu viện Quốc sử, phụng chỉ soạn bộ Đại Việt sử kí. Sách soạn xong trong năm Nhâm Thìn 1272, gồm 30 quyển, chép từ đời triệu võ đế đến đời Lý Chiêu hoàng, ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ.
     
  8. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Truyện kể về thần đồng Cao Bá Quát

    **


    Cao Bá Quát là tấm gương mẫu mực về tự rèn luyện, học tập để trở thành người tài năng, đức độ, người nổi tiếng văn hay chữ tốt mà người đời tôn ông là "Thánh Quát", "Văn như Siêu - Quát võ tiền Hán".

    **

    Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên, sinh tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

    Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt.

    Khi còn đi học ở Bắc Ninh, Cao Bá Quát nổi tiếng về tài văn thơ đối đáp thông minh và tài họa nhưng chữ viết xấu.

    Thuở đi học Cao Bá Quát vì viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

    Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

    - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?

    Cao Ba Quát vui vẻ trả lời:

    - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

    Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.

    Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

    Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

    Là người thông minh từ nhỏ, năm 13 tuổi, Cao Bá Quát đã theo các bậc đàn anh lều chõng đi thi nhưng không đỗ.

    Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, bị bộ Lễ kiếm cớ xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân.

    Về sau, Cao Bá Quát là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội), và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng ba 2022
  9. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Nguyễn Văn Siêu và chuyện xây tháp bút viết lên trời xanh ở đền Ngọc Sơn - Hà Nội

    **

    [​IMG]

    Nguyễn Văn Siêu (1795-1872), ban đầu tên là Định, sau đổi là Siêu, tự là Tốn Ban, nhân ngôi nhà là nơi ông dạy học có hình vuông nên lấy hiệu là Phương Đình.

    Ông sinh ra tại huyện Thanh Trì (Hà Nội), nhưng từ nhỏ đã chuyển tới sống ở thôn Cổ Lương, phường Dũng Thọ, huyện Thọ Xương (nay thuộc phố Nguyễn Văn Siêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

    Từ nhỏ, Nguyễn Văn Siêu đã có tư chất thông minh. Mới 7 tuổi, cậu bé Siêu đã theo cha học viết chữ, đọc sách. 12 tuổi, người sau này được gọi là "Thần Siêu" tự làm bức hoành phi và đôi câu đối dán ở buồng học.

    Bức hoàng phi gồm 2 chữ "Lạc Thiên", nghĩa là vui với đạo đời; câu đối có nghĩa "Ai xưa nay học đạo không có đường tắt / Nhà tranh vẫn hay có người tài". Nội dung của câu đối và bức hoành phi đã bộc lộ ý muốn thành người tài đức của Nguyễn Văn Siêu.

    15 tuổi, Nguyễn Văn Siêu theo học thầy hương cống Trần Công Tiến. Đây chính là thời gian quan trọng, giúp ông rèn luyện những kỹ năng cần thiết, để sau này trở thành nhà văn, thơ nổi tiếng.

    Sau đó, Nguyễn Văn Siêu tìm đến những người thầy danh tiếng lúc bấy giờ để "bái sư học đạo". Năm 20 tuổi, ông theo học tiến sĩ Phạm Quý Thích ở Hải Dương, dành rất nhiều thời gian để chép sách. Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng học giỏi, vượt qua nhiều bậc danh nho đương thời.

    Năm 20 tuổi, Nguyễn đến tập văn tại trường cụ Phạm Quý Thích. Năm 26 tuổi, Nguyễn bắt đầu lều chõng và đỗ á nguyên nhưng không xin bổ làm quan mà ở nhà đọc sách, học thêm và dạy trẻ. Chính trong thời gian này ông kết bạn thân thiết với Cao Bá Quát.

    **


    Đến năm 1838, ông tiếp tục thi đỗ Phó bảng ở kinh thành Huế. Tương truyền, đáng lẽ ông đỗ đầu nhưng vì chữ xấu nên chỉ xếp thứ hai.

    Tuy chỉ đỗ đến phó bảng nhưng về tài viết văn của ông thì đã có câu thơ của người đương thời (tác giả có thể là vua Tự Đức) ca ngợi:

    Văn như Siêu Quát vô tiền Hán,

    Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường.

    (Cũng từ đây mới có danh hiệu
    thần Siêu thánh Quát đặt cho ông và Cao Bá Quát)

    Về văn chương thì Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát hơn cả những nhà văn Trung Quốc thời nhà Hán (thời văn học phát triển nhất) như: Tư Mã Thiên, Bang Cố.

    Khi vua Thiệu Trị lên ngôi, ông được phong chức Thừa chỉ ở Nội các. Ông làm thầy dạy học cho các hoàng tử, trong đó có Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (vua Tự Đức sau này).

    Sau khi lên ngôi năm 1847, vua Tự Đức xuống chiếu cử Nguyễn Văn Siêu làm phó sứ sang Trung Quốc năm 1849.

    Theo tài liệu, trong nội dung chiếu chỉ, vua Tự Đức phê rằng: "Khanh tính trời thông minh, học vấn uyên bác, đi sứ lần này nhớ thu thập những điều tai nghe mắt thấy, qua các danh lam thắng cảnh, cùng phong tục bên Bắc triều, phải lấy bút biên ghi chép tỉ mỉ ngay, chờ lúc về trình trẫm xem; giúp trẫm thấy rõ ngoài xa muôn dặm".

    Ngay khi trở về, Nguyễn Văn Siêu dâng lên ông vua hay chữ Tự Đức cuốn sách Vạn lý tập dịch trình tấu thảo, được vua khen. Sau đó, ông tiếp tục được thăng chức Án sát Hà Tĩnh, Án sát Hưng Yên.

    Là người có tính ngay thẳng, ông quan niệm "thà mắng ngay vào mặt, không thèm nói vụng sau lưng". Cuộc đời làm quan của ông vì thế cũng có không ít lần rơi vào cảnh thăng trầm.

    Nguyễn Văn Siêu làm quan trong giai đoạn nhà Nguyễn đã suy yếu. Chứng kiến cảnh "chướng tai gai mắt" chốn quan trường, ông cáo quan về ở ẩn năm 1854.

    Ông tiếp tục dạy học, biên soạn sách vở và sáng tác văn chương, thơ phú. Ông để lại cho đời hàng vạn trang sách về lịch sử, văn hóa, địa lý, triết học, văn học.

    **

    Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ đền Ngọc Sơn, Hà Nội. Trên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn cũ), ông cho xây tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút.

    Ngoài ra, chính ông là người cho xây cầu Thê Húc để nối bờ với đền Ngọc Sơ

    Nói về Nguyễn Văn Siêu, sách Đại Nam chính biên liệt truyện viết rằng: "Nguyễn Văn Siêu ở Hàn Các đã lâu nên cáo văn điển sách của triều đình phần nhiều do ông soạn thảo cả. Vì thế, văn học của ông được vua biết đến. Người đương thời đều tôn trọng ông".

    Sau khi mất (1872), ông được dân giáp Giang Nguyên tôn làm Thành hoàng, thờ chung với thần sông Tô Lịch và Đô Đài Công Nguyễn Trung Ngạn thời Trần.
     
    Sói, Annie DinhNgọc Thiền Sầu thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng ba 2022
  10. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Nuyễn Thị Duệ giả trai vì lòng hiếu học - Nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam khi mới 20 tuổi.

    **

    T
    ương truyền, bà Nguyễn Thị Duệ sinh năm 1574, trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống hiếu học tại làng Kiệt Đặc, nay thuộc xã Văn An, Chí Linh, Hải Dương.

    Ở thời phong kiến, phụ nữ nước ta thường không được học hành nhiều, và cũng ít có cơ hội được đỗ đạt làm quan. Vậy nên tấm gương của Nguyễn Thị Duệ chính là minh chứng tấm gương tiêu biểu cho lòng hiếu học của những người phụ nữ trong thời đại phong kiến khó khăn. Vốn được sinh ra trong một nhà nho nghèo. Thế nên con chữ và sách vở như là người bạn với bà từ thuở nhỏ.

    Mặc dù là người có nhan sắc và thông minh. Thế nhưng bà chẳng màn đến việc lập gia đình hay kiếm tấm chồng như các phụ nữ khác.

    Là một người hiếu học, song luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử, bà Nguyễn Thị Duệ phải giả trai để đèn sách đi thi.

    Năm Giáp Ngọ (1594) nhà Mạc mở khoa thi Hội, sĩ tử tham dự rất đông, Bà đỗ thủ khoa, trong khi chính thầy dạy chỉ đỗ á khoa.

    Vậy là, tròn 20 tuổi Bà trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam.

    Trong buổi Ngự yến đãi các tân khoa, vua Mạc Kính Cung thấy vị tiến sĩ trẻ tuổi, dáng mảnh mai, mặt mày thanh tú sinh lòng ngờ vực. Nhà vua liền xét hỏi và phát hiện bà giả trai. Nhưng bà Nguyễn Thị Duệ không những không bị khép tội còn được vua khen ngợi.

    Cảm phục tài năng, vua Mạc còn mời Bà vào cung để dạy các phi tần rồi tuyển làm phi, phong là Tinh Phi có nghĩa là Bà Chúa Sao, ngụ ý khen Bà vừa xinh đẹp vừa sáng láng như một vì sao.

    Bởi thế, bà được người dân ca tụng là "Bà Chúa Sao Sa".

    Năm 1625, quân Lê - Trịnh tiến lên Cao Bằng diệt nhà Mạc. Bà vào rừng ẩn náu trong một ngôi chùa nhỏ, bị quân lính bắt được. Bà cầm thanh gươm trên tay khảng khái nói: "Các ngươi bắt được ta thì phải đưa ta đến nộp chúa của các ngươi, nếu vô lễ thì với lưỡi gươm này ta sẽ tự tử". Cảm phục khí tiết của Bà, quân Trịnh bèn giải Bà về kinh nộp cho chúa Nghị Vương. Nghe tiếng tăm của bà Nguyễn Thị Duệ, chúa Trịnh rất sủng ái, phong cho Bà chức Cung Trung Giáo Tập, rồi Lễ Nghi Học Sĩ để trông coi việc dạy học trong vương phủ. Người dân tôn sùng gọi bà là Nghi ái Quan.

    Bà Nguyễn Thị Duệ không chỉ là nữ tiến sĩ duy nhất của khoa bảng phong kiến Việt Nam mà Bà còn có nhiều đóng góp cho nền giáo dục đương thời. Bà rất quan tâm đến việc thi cử, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Phần lớn các kỳ thi Đình, thi Hội, tất cả bài vở đều qua tay bà chấm chọn. Bà thường viện dẫn nghĩa lý kinh sử, sự tích cổ kim rành mạch. Các biểu sớ, văn bài thi Đại khoa chúa đều nhờ Bà khảo duyệt lại.

    Hiện nay, dân gian vẫn còn lưu truyền giai thoại về Bà. Năm Đức Long thứ 3 (vua Lê Thần Tông), Bà làm Giám khảo kỳ thi Tiến sĩ (1631), được tổ chức tại làng Mao Điền, Hải Dương, có rất nhiều sĩ tử dự thi, trong đó có sĩ tử Nguyễn Minh Triết (sau gọi là Nguyễn Thọ Xuân - PV) quê tại Hải Dương. Bài thi gồm 12 câu mà trò Triết chỉ làm 4 câu, nhưng 4 câu cực kỳ xuất sắc. Các quan không nỡ đánh trượt, bèn tâu lên vua, vua Lê bèn hỏi ý kiến bà Duệ. Sau khi đọc bài, Bà thấy hay bèn tâu vua: "Bài văn làm được 4 câu mà hay còn hơn làm hết 12 câu mà không hay, triều đình cần người thực tài chứ không cần kẻ nịnh bợ". Nhà vua cảm phục, bèn chấm cho Nguyễn Minh Triết đỗ Tiến sĩ Khoa Tân Mùi.

    Bà Nguyễn Thị Duệ được coi là người khởi đầu hình thức đào tạo từ xa của đất nước. Bà soạn ra các bộ đề thi rồi gửi về địa phương để tổ chức thi. Sau khi kết thúc, bài thi sẽ được gửi lên cho Bà chấm, kết quả được gửi trở lại các địa phương. Bà cũng khuyến khích phong trào học tập, giúp đỡ học trò nghèo hiếu học, đề cao các nhân tài giúp nước. Đó là hình thức khuyến học đầu tiên của nước ta.

    **

    Trong Hậu cung Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương, Bà được thờ cùng Khổng Tử và bảy vị Đại khoa danh tiếng của Việt Nam là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thần toán Vũ Hữu, nhà giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mạnh và danh y Tuệ Tĩnh.
     
    Sói, Annie DinhNgọc Thiền Sầu thích bài này.
  11. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới

    **

    Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung (1), sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân.

    Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học. Vì vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Là người ham học và thông minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người.

    Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con.

    Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời. Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày.

    Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Nguyễn Sinh Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng thiên nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thường kể.

    Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân. Các thầy đều là những người yêu nước. Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện qua các buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu nước. Nguyễn Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan. Trong những người mà ông Sắc thường gặp gỡ có ông Phan Bội Châu.

    **

    Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Đó là nạn thuế khóa nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đường trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nước độc. Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán.

    Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán. Tại đây Nguyễn Tất Thành lại có dịp nghe chuyện thời cuộc của các sĩ phu đến đàm đạo với cha mình.

    Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ông Sắc đến đây dạy học. Ngoài thời gian học tập, Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnh như làng Đông Thái, quê hương của Phan Đình Phùng, thăm các di tích thành Lục niên, miếu thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, v. V..

    Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học. Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết. Ở đây anh xin vào làm trợ giáo (moniteur), được giao dậy một số môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khóa của Trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907. Ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Tất Thành tìm những cuốn sách quý trong tủ sách của cụ Nguyễn Thông để đọc. Lần đầu tiên anh được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair), Môngtétxkiơ (Montesquieu). Sự tiếp cận với những tư tưởng mới đó càng thôi thúc anh tìm đường đi ra nước ngoài.

    **

    Khi mới học hết lớp Nhì bậc tiểu học (Năm học 1908 - 1909 Người học lớp Nhì trường Quốc học Huế), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc sang Pháp năm 1911, anh Ba đã phải làm việc rất cực khổ, nhưng vẫn có ý chí vượt khó và say sưa tự học.

    Một thuỷ thủ cùng đi trong chuyến tàu đó kể lại: "Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm" (*). Thời gian ở nước Anh, lúc đầu anh Ba nhận việc cào tuyết trong một trường học, mình mẩy đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng nên lại thay bằng việc đốt lò. Từ năm giờ sáng cùng một người nữa, chui xuống hầm để nhóm lửa, suốt ngày đổ than, thay than trong lò. Trong hầm rất nóng, ngoài trời rất rét, và không có đủ quần áo, anh Ba bị cảm, phải nghỉ việc. Tuy vậy, anh Ba vẫn không ngừng việc học. Với số tiền để dành, anh Ba trả tiền phòng, tiền bơ và bánh mỳ, và sáu bài học chữ Anh.

    Như thế, trong những năm tháng bôn ba hải ngoại, khi làm bồi bếp trên tàu biển, khi thì đốt lò, quét tuyết trong mùa đông băng giá ở nước Anh, khi thì bán báo, làm thợ ảnh, vẽ đồ cổ ở nước Pháp.. Bác đều tranh thủ để tự học.

    Cần học chữ nào Bác viết lên cánh tay, vừa đi vừa xem, vừa làm vừa học, đến cuối ngày chữ mờ dần cũng là lúc Bác nhớ được hết. Mặc dù công việc nặng nhọc, kéo dài suốt ngày, Bác vẫn tranh thủ tới thư viện đọc sách hoặc nghe những buổi nói chuyện để trau dồi kiến thức. Tối đến, Bác đi dự những cuộc mít tinh, làm quen với các nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật để nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Có thể nói, cuộc sống lao động vất vả ấy đã rèn cho Bác ý chí quyết tâm tự học một cách bền bỉ.

    **

    Là người thông thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới như vậy nhưng Bác luôn có ý thức trân trọng, giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình bởi theo Bác ngôn ngữ là một phần văn hóa, bản sắc của dân tộc.

    Trong Đại hội lần thứ ba Hội nhà báo Việt Nam ngày 8/9/1962, Người căn dặn: ' "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quí trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". Chủ tịch Hồ Chí Minh ủng hộ việc tiếp thu một số từ ngữ từ tiếng nước ngoài mà tiếng Việt không có để làm giàu cho vốn ngôn ngữ dân tộc

    Có thể nói, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, cho đến hiện nay ít người có thể sử dụng nhiều ngoại ngữ như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo lời khai của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7, Người có thể nói được 6 thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga. Tuy nhiên trên thực tế, Người còn có thể sử dụng các ngoại ngữ khác như tiếng Thái, tiếng Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Ả Rập..

    Để có được khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ như vậy, ngoài trí thông minh xuất chúng còn cần phải có một ý chí rèn luyện không mệt mỏi và một quyết tâm thực hiện cho được mục đích mà Người đã xác định rõ ràng từ trước.
     
    Sói, Thùy Minh, Liên Phúc2 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...