Những căn bệnh nào thì không nên hiến máu?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi thuyqunh05, 9 Tháng sáu 2020.

  1. thuyqunh05

    Bài viết:
    30
    NHỮNG CĂN BỆNH NÀO THÌ HÔNG NÊN HIẾN MÁU


    Hiện nay có rất nhiều tổ chức đứng ra kêu gọi công dân hiến máu vì kho chứa mau đang cạn kiệt dần, dù có muốn hiến máu cho ai thì bạn nên biết rằng mình có đang mang mầm bệnh nào hay không hoặc bệnh của bạn có nên hiến máu không? Dưới đây là những một số thông tin mình chia sẻ cho mọi người biết về người nào được hiến máu người nào thì không.

    [​IMG]

    Ai có thể tham gia hiến máu?

    - Tất cả mọi người từ 18 - 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.

    - Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

    - Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.

    - Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.

    - Có giấy tờ tùy thân.

    Chế độ của người hiến máu?

    Người hiến máu được:

    - Phục vụ ăn nhẹ, nước uống tại chỗ: Tương đương 30.000 đồng.

    - Hỗ trợ chi phí đi lại (bằng tiền mặt) : 50.000 đồng.

    - Nhận phần quà tặng giá trị tương đương:

    100.000đ khi hiến máu 250ml;

    150.000đ khi hiến máu 350ml;

    180.000đ khi hiến máu 450ml.


    - Nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện (có giá trị để được truyền máu miễn phí bằng số lượng máu đã hiến, khi bản thân người hiến có nhu cầu sử dụng máu tại tất cả các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc. Người hiến máu cần xuất trình Giấy chứng nhận để làm cơ sở cho các cơ sở y tế thực hiện việc truyền máu miễn phí.

    Ai không nên hiến máu?

    + Người đã nhiễm hoặc có các hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV,


    + Viêm gan B

    Ngân hàng máu sẽ không chấp nhận máu bị phơi nhiễm viêm gan B, ngay cả khi bạn đã bình phục sau khi bị nhiễm bệnh cấp tính.

    + Viêm gan C

    Một trong những chống chỉ định hiến máu là những người hiến tặng có dấu hiệu bệnh hoặc có kết quảxét nghiệm máu dương tính với viêm gan C . Nhưng bạn có thể vẫn được thực hiện hiến tặng nội tạng hoặc mô do vì nguy cơ lây truyền thấp và viêm gan C có thể chữa được nên người được nhận có thể chấp nhận rủi ro này, so với việc tìm kiếm được người hiến tạng tương thích với người nhận thì khó hơn rất nhiều.

    + Các bệnh lây qua đường máu

    +Người tiêm chích ma túy.

    +Người có nhiều bạn tình.

    +Người có quan hệ tình dục không an toàn (quan hệ tình dục ngoài hôn nhân không sử dụng bao cao su).

    +Người có dấu hiệu hoặc triệu chứng như: Sụt cân nhanh, sưng hạch cổ, nách, hoặc bệnh tiêu chảy kéo dài.

    +Bất kỳ người nào có quan hệ tình dục với nhóm người có nguy cơ cao.


    + Mắc các bệnh mãn tính như: Tim mạch, huyết áp, tâm thần, tàn tật..

    +Không đủ tuổi, thiếu cân nặng.

    + Người phụ nữ đang mang thai, có kinh, điều hòa kinh nguyệt, đang trong giai đoạn cho con bú không được hiến máu.

    +Người đã hoặc đang sử dụng thuốc Etretinate;

    + Người tàn tật.

    +Không đủ sức khỏe, huyết áp cao hoặc thấp



    *Ngoài ra, những trường hợp sau đây không được hiến máu:

    1. Không được hiến máu trong 12 tháng đối với những người sau:
    2. Người được phẫu thuật
    3. Người mắc sốt rét và đang điều trị bệnh sốt rét;
    4. Người tiêm vắcxin phòng và điều trị bệnh dại;
    5. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
    6. Người được truyền máu và sản phẩm máu, được miễn dịch bằng các chế phẩm điều chế từ máu;
    7. Người đến từ các vùng, quốc gia có dịch bệnh có thể lây truyền qua đường máu.
    8. Không được hiến máu trong 6 tháng đối với những người hiến máu, kể từ khi:
    9. Xăm trổ trên da, bấm dái tai, bấm mũi, rốn hoặc các vị trí khác của cơ thể;
    10. Phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh truyền qua đường máu;
    11. Đã có quan hệ tình dục không an toàn với người tiêm chích ma túy, với người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và đường máu, với người có quan hệ tình dục đồng giới.
    12. Không được hiến máu trong 03 tháng đối với những người tiêm vắcxin phòng các bệnh (trừ tiêm vắcxin bệnh dại theo Điểm c, Khoản 2, Điều 7)
    13. Không được hiến máu trong 07 ngày đối với những người sử dụng Aspirin hoặc trong thành phần thuốc có Aspirin, riêng đối với hiến máu bằng gạn tách tiểu cầu thì những trường hợp này phải tạm hoãn trong 10 ngày kể từ khi ngừng thuốc.
    14. Các trường hợp khác:
    15. Người có vùng da dự định lấy máu tĩnh mạch bị tổn thương, xây xát, nhiễm trùng: Không được hiến máu khi chưa điều trị khỏi các tổn thương đó
    16. Người sử dụng các thuốc hoặc trong thành phần thuốc có hoạt chất nguy cơ gây đột biến di truyền gồm:

    - Finasteride, Tretinoin, Isotretinoin: Không được hiến máu ít nhất trong 01 tháng sau khi ngừng sử dụng thuốc;

    - Acitretin: Không được hiến máu ít nhất trong 3 năm sau khi ngừng sử dụng thuốc;

    Người sử dụng các loại thuốc khác do bác sỹ xem xét, cân nhắc khi khám tuyển người hiến máu.

    Trên đây là những thông tin cơ bản về điều kiện của người tham gia HMTN và những trường hợp không thể tham gia HMTN.
     
    LieuDuongKhuenguyen006 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...