Phần 1 Bạn có biết rằng động vật cũng có khả năng tích trữ lương thực! Thậm chí chúng sẵn sàng chém giết lẫn nhau để có thể hưởng trọn vẹn hương vị của một đại yến! Với tất cả những khả năng thiên phú, cộng thêm một ít mưu ma chước quỷ, động vật thực sự tìm được cho bản thân những bữa tiệc để đời.. Qua quan sát giống khỉ Macaca Nhật Bản tại trung tâm nghiên cứu Japan Monkey Center, người ta phát hiện ra việc một con khỉ cái biết đem khoai tây ra hồ nước để rửa! Nó dùng tay cọ sạch đất cát, nhổ bớt những sợi rễ loằng ngoằng, sau đó kĩ lưỡng lau củ khoai vào bộ lông rồi mới đưa lên miệng. Ý tưởng tuyệt với này lập tức được cả bầy áp dụng và truyền lại cho những con non. Thậm chí, một vài con khỉ non lười rửa khoai, đã bị mẹ "phết" vào mông một phát rõ đau. Khỉ Mamaca Nhật Bản (nhìn bản mặt nó kìa) Loài chuột nước ở Úc lại còn sạch sẽ hơn: Kiên nhẫn rình mồi bên bờ sông hàng giờ liền, khi tóm được một con tôm hay cá nhỏ, nó dùng hai chân trước khoắng thật mạnh con mồi xuống nước, rồi mới ăn. Thỉnh thoảng người ta lại "thử" nó bằng cách bôi mực đen vào đuôi cá. Cho dù cố gắng thế nào nó cũng không thể rửa sạch chỗ mực ấy, chẳng ngần ngại nó vứt luôn con cá đi, thà nhịn đói còn hơn ăn bẩn! Tương tự như vậy, những loài ăn thịt thuộc họ mèo, khi bắt được mồi có lông thì luôn nhổ thật kỹ rồi mới xơi, dù đói rã ruột. Với một số loài động vật, nước uống luôn là vấn đề nan giải, một khi buộc phải sống trong những vùng đất quá ư là khô cằn. Gấu Koala Úc - theo thổ ngữ địa phương có nghĩa là "không uống", hiếm khi người ta bắt gặp được cảnh chúng uống nước, vì khi trườn xuống đất để uống nước, loài gấu Koala chậm chạp sẽ trở nên cực kì hậu đậu, dễ trở thành bữa ăn cho các loài thú săn mồi khác. Nó hấp thụ nước qua thức ăn, hoặc liếm những giọt sương ban mai trên lá. Thời gian gần đây người ta nhận thấy rằng những con gấu Koala đang phải chiến đấu vất vả để chống lại nạn thiếu nước, vốn chẳng phải vấn đề quá to tát với chúng trước kia. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu hiện tượng trên và cuối cùng cũng tìm ra câu trả lời. Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu. Về cơ bản Koala cần uống nhiều nước hơn khi gặp những hiện tượng tự nhiên như cháy rừng do hạn hán. Tuy nhiên, do sự ấm lên toàn cầu, lượng nước trong lá cây đã giảm xuống rõ rệt. Hậu quả dễ thấy là sự thiếu nước của gấu Koala ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Những nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng, chúng không bao giờ ăn những chiếc lá mà hàm lượng nước bên trong chiếm chưa tới sáu mươi phần trăm, nhưng giờ thì hoàn toàn ngược lại. Không còn cách nào khác, chúng buộc phải đi tìm những nguồn nước khác. Ở một số địa phương như Gunnedah (Úc) - nơi còn được biết đến trên thế giới như là thủ phủ của loài Koala, người ta thậm chí phải đặt những cái máng nhỏ chứa nước trên cây nhằm cung cấp thêm nước cho chúng. Kinh ngạc hơn không ít lần họ bắt gặp cảnh tượng một con Koala uống một mạch mười phút liên tục mà chẳng cần nghỉ lấy hơi! Đúng là một hiện tượng lạ lùng! Một bé Koala đang hạnh phúc bên máng nước nhỏ mới tìm được! Lạc đà là một trong số những loài động vật đặc trưng nhất và thường được nhắc đến nhiều nhất khi nói về những sa mạc khô cằn trên trái đất. Chúng có khả năng thích nghi tuyệt vời điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc, đặc biệt có thể sống trong nhiều tuần mà không cần uống nước! Chính vì lẽ đó, từ lâu loài vật này được hầu hết các nhóm thương nhân trên "Con Đường Tơ Lụa" lựa chọn để thay thế cho lừa và ngựa. Chúng hầu như không tiết mồ hôi và mất rất ít nước trong quá trình bài tiếti, ngay cả chất nhầy trong mũi của chúng cũng được giữ lại thông qua một cái rãnh dẫn xuống miệng! Lạc đà hoàn toàn có thể trải qua một chuyến đi dài trong sa mạc, lúc đó trọng lượng cơ thể chúng có thể giảm đến bốn mươi phần trăm! Khả năng sinh tồn tuyệt vời như vậy phần lớn là nhờ cái bướu của chúng. Theo các nhà khoa học những chiếc bướu này không hề chứa nước như hầu hết mọi người vẫn lầm tưởng, mà là chất béo (chất béo chiếm khoảng tám mươi phần trăm trọng lượng của những chiếc bướu này), chúng là kho dự trữ năng lượng của lạc đà, giúp chúng có thể sống sót qua nhiều ngày mà không cần thức ăn, những cái bướu sẽ nhỏ dần nhưng lại phồng ra khi chúng tìm thấy thức ăn. Trong bướu lạc đà không hề chứa nước như nhiều người vẫn nghĩ! Ngoài ra những chiếc bướu này còn giúp Lạc đà kiểm soát được thân nhiệt, một kỹ năng sống còn ở những vùng sa mạc nơi mà sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm là cực kỳ cao. Đặc biệt các mô mỡ sẽ giúp tiêu hao nhiệt lượng từ các bộ phận khác làm giảm nhiệt độ toàn thân Lạc đà giữa bầu không khí oi bức kinh khủng ban ngày. Ngược lại, khi màn đêm buông xuống, nhiệt độ môi trường giảm mạnh, lúc này nhiệt lượng tích tụ trong các bướu vào ban ngày sẽ tỏa ra, sưởi ấm cho toàn bộ cơ thể con vật! Vậy rốt cục Lạc đà chứa nước ở đâu? Câu trả lời là máu! Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một con Lạc đà có thể sống sót trong bảy ngày mà không cần nước! Chúng làm được như vậy là nhờ cấu trúc đặc biệt của các tế bào máu. Thay vì hình đĩa hay hình cầu như chúng ta thường thấy, tế bào máu của Lạc đà lại có hình bầu dục, cấu trúc này giúp tăng tính đàn hồi của tế bào máu, giúp nước dễ dàng đi qua các mạch máu, nhờ đó có thể chứa được rất nhiều nước mà không sợ bị vỡ mạch! Khi nhiệt độ nằm trong khoảng từ ba mươi bốn đến bốn mươi hai độ C, các tế bào máu hình bầu dục này sẽ nở ra, thậm chí thể tích có thể lớn hơn gấp hai đến ba lần khi Lạc đà uống liền một trăm lít nước trong vòng vài phút (nên lưu ý là bạn sẽ chết ngay lập tức nếu uống liền mạch một lượng nước tương đương vơi mười phần trăm trọng lượng cơ thể). Sau đó, khi tìm thấy nguồn nước, chúng có thể uống liền tù tì khoảng năm mươi bảy lít nước một lúc để bù lại chỗ nước đã mất. Khi di chuyển, Lạc đà thường cúi thấp đầu để đánh hơi dò tìm nguồn nước, dù cho nguồn nước đó có thể cách chúng hàng dặm hoặc nằm sâu đến bảy mét dưới lòng đất! Lạc đà còn có hai bộ phận khác trên cơ thể giúp chúng kiểm soát triệt để lượng nước đầu ra, đó là thận và ruột, nhờ những cơ quan đặc biệt đó, nước tiểu Lạc đà trở nên đậm đặc như si rô còn phân của chúng khô đến mức có thể bốc cháy ngay lập tức! Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của mình! Nếu thấy hay mọi người đừng ngần ngại cho mình xin một like để mình có động lực viết tiếp, phục vụ các bạn nhé ^^ (Còn tiếp)
Phần 2 Chim Ganga Úc lại có cách uống nước khá ngộ nghĩnh, không đụng hàng: Trong lúc chim mẹ mãi rong chơi vô trách nhiệm, chim bố chạy ra sông đầm mình xuống nước đến ướt sũng, chúng sử dụng bộ lông của mình như miếng bọ biển để thấm nước, sau khi lông đã ướt chúng lại hộc tốc chạy về tổ. Lũ chim non tranh nhau mút lấy mút để bộ lông ướt sũng của bố. Phải tầm chục lần chạy đi chạy về như vậy thì lũ chim non mới hết khát. Vì chim bố không biết bay nên cứ phải chạy suốt như vậy! Còn những vùng nước lạnh hoặc bị đóng băng hết thì sao? Nhiều loài chim có mỏ cứng sẽ dùng mỏ để khoét lớp băng trên bề mặt rồi rục mỏ xuống uống, nhưng khi lớp băng quá dày, chúng đành phải chọn hạ sách: Đứng chịu trận giữa trời, trong cơn bão tuyết để hớp lấy từng bông tuyết trắng xóa! Chúng đành đứng chịu trận giữa trời, trong cơn bão tuyết cố gắng hớp lấy từng bông tuyết trắng xóa! Trên biển, nước ngọt càng khan hiếm hơn. Nơi đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt để có thể uống được nước biển. Cũng như đa số các loài sinh vật biển khác, hầu hết nhu cầu về nước của loài rái cá biển được đáp ứng qua thức ăn, tuy nhiên, đôi lúc chúng cũng uống cả nước biển! Với những quả thận tương đối lớn cho phép chúng có thể tách được nước ngọt từ nước biển đồng thời bài tiết nước tiểu chứa nồng độ muối cao (nước tiểu của chúng mặn gấp 2.5 lần nước biển). Với những quả thận tương đối lớn cho phép Rái Cá Biển có thể tách được nước ngọt từ nước biển đồng thời bài tiết nước tiểu chứa nồng độ muối cao (nước tiểu của chúng mặn gấp 2.5 lần nước biển) Tương tự như Rái cá biển, một số loài chim lớn như Hải Âu Biển cũng không ngán nước biển cho lắm, chúng thậm chí còn dám bỏ qua nước ngọt mà chọn thẳng nước biển, nhờ vào các hạch thải muối trên đầu chúng, các hạch này sẽ thu thập toàn bộ lượng muối mà chúng hấp thụ, biến đổi thành dạng lỏng rồi mau chóng thải ra bên ngoài cơ thể. Hươu cao cổ sẽ phải rất vất vả khi uống nước. Nó phải dang rộng hai chân trước ra mới có thể cuối thấp đầu xuống vì cái cổ ngoại cỡ. Các loài động vật ăn thịt như sư tử thường chớp lấy thời cơ đó nhảy thẳng lên cổ hươu và party tại chỗ. Hươu cao cổ sẽ phải rất vất vả khi uống nước! Với một số loài, việc ăn thịt đồng loại là yếu tố quyết định sự sống còn, như chúng ta có thể thấy trong trường hợp của Cá Mập Cát, cuộc chiến sinh tồn rõ ràng được bắt đầu rất sớm. Bằng cách sử dụng máy tính và máy chụp X-quang, các nhà khoa học đã ghi lại nhiều hiện tượng đặc biệt trong tử cung của một con cá mập cát đang mang thai khiến họ vô cùng sửng sốt, khi phôi thai dài tới mười centimet (khoảng bốn tháng tuổi), chúng đã mọc đủ răng và bắt đầu.. "xử" nhau! Điều này đảm bảo rằng chỉ những con to và khỏe nhất mới được quyền chào đời. Điều tương tự cũng xảy ra với trường hợp của loài kỳ nhông trên dãy Alpes, con cái đẻ trung bình khoảng bốn mươi trứng, nhưng thường chỉ bốn trong số đó có thể sống sót bởi vì thói quen ăn thịt đồng loại khốc liệt. Khi cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai con đực xảy ra, kết quả sẽ vô cùng tệ hại nếu phần thắng nghiêng về phía kẻ lạ mặt. Kẻ "tiếm ngôi" sau khi giết vị vua cũ, sẽ tàn sát luôn cả lũ con của kẻ thù và hoan hỉ thưởng thức bữa tiệc thịt trước mặt đám cung tầng mỹ nữ. Sử tử và gấu là những loài hay dùng đến chiến thuật này. Khi cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai con đực xảy ra, kết quả sẽ vô cùng tệ hại nếu phần thắng nghiêng về phía kẻ lạ mặt. Khi gặp phải những loại thức ăn khó xơi, nhiều loài động vật đã biết tận dụng những thứ có sẵn trong thiên nhiên. Rái cá vốn thích ăn nghêu sò nên phải loay hoay tìm cách đập vỡ mấy cái vỏ cứng của con mồi. Trong vòng một giờ rưỡi đồng hồ, một con rái cá đã đập vỡ năm mươi bốn con sò sau hai ngàn hai trăm ba mươi bảy cú nện bằng đá! Nhiều loài kền kền cũng biết quắp con rùa lên thật cao rồi thả xuống những vùng đá sỏi cho mai rùa vỡ ra! Loài cá xạ thủ ở Đông Nam Á biết phun nước thật mạnh vào những con côn trùng bám trên cành cây gần mặt nước, khiến chúng rớt xuống và làm mồi cho cá. Điều đáng nói là các tia nước được phun ra mạnh và chuẩn xác từ một khoảng cách lên đến một mét rưỡi! Nhưng nếu cần, đôi khi Cá Xạ Thủ có thể bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách.. ba mét! Điều tài tình duy nhất ở chúng là khả năng ước lượng khoảng cách và nhắm mục tiêu. Như chúng ta đều biết, từ môi trường nước qua môi trường không khí, ánh sáng bị khúc xaj, "xạ tiễn" như vậy là rất khó ngay cả với con người, thế mà cá xạ thủ lại làm dễ ẹc! Loài cá xạ thủ ở Đông Nam Á biết phun nước thật mạnh vào những con côn trùng bám trên cành cây gần mặt nước, khiến chúng rớt xuống và làm mồi cho cá. Một kiểu hưởng thụ yến tiệc khác là ăn bám, giống như lũ chim ăn côn trùng trên lưng trâu rừng hay xỉa răng cá sấu. Cá mập la hung thần biển khơi, không một loài nào dám đến gần nó, trừ con cá hoa tiêu nhỏ bằng đầu đũa. Vì cớ gì mà một hung thần đáy biển như cá Mập lại để cho những chú cá Hoa Tiêu bé nhỏ quấn quýt lấy mình như vậy? Trước đây, mối quan hệ giữa hai loài được cho là mối quan hệ ký sinh - một bên có lợi, bên còn lại thì chẳng được gì, nhưng giờ đây, mọi thứ đã trở nên rõ ràng hơn, không chỉ giúp thu nhặt những phần thức ăn thừa chúng còn tiện thể chén luôn lũ ký sinh trùng bám trên da cá mập. Đổi lại chúng nhận được sự bảo kê tuyệt đối từ cá mập, rõ ràng chúng nằm trong thực đơn ưa thích của rất nhiều loài, nhưng dù có muốn đến đâu chúng cũng chẳng dám léng phéng trước mặt cá mập! Sư tử khi săn được mồi vẫn chưa thể yên tâm ngồi xơi tiệc, vì nguyên cả tiểu đội linh cẩu đang chực chờ xung quanh. Khi sư tử bỏ đi, cả lũ linh cẩu xúm lại, vừa cắn xé nhau vừa gặm chỗ thịt còn thừa. Cá Piranha ở sông Amazon cũng thế. Chỉ cần một con mồi vô phúc rớt xuống sông là cả khúc sông đó sẽ xùi bọt đỏ. Chưa hết, cả lũ còn quay ra cắn xé nhau cho đỡ thèm! Một trong những kiểu ăn bám độc đáo nhất là trường hợp của loài chim ruồi Carmine, thường bám trên lưng loài Sếu Xám Châu Phi, để ăn côn trùng bám trên đầu gia chủ. Sếu chẳng có gì phải phàn nàn, vì nó vừa được chăm sóc da đầu, lại còn vô cùng đã ngứa nữa chớ! Noice :3 Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của mình! Nếu thấy hay mọi người đừng ngần ngại cho mình xin một like để mình có động lực viết tiếp, phục vụ các bạn nhé ^^