Những bí mật về con người Gia Cát Lượng luôn được giấu kín cho đến mãi ngày nay?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi thachkimthu, 13 Tháng bảy 2022.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]

    Những bí mật về con người Gia Cát Lượng luôn được giấu kín cho đến mãi ngày nay?

    * * *

    Trong lịch sử Trung Hoa, hình tượng của Gia Cát Lượng vẫn luôn được nhân gian biết đến và ca tụng qua những câu chuyện lưu truyền đến suốt nghìn đời, về sau lại được La Quán Trung tiểu thuyết hóa và càng trở nên nổi tiếng thông qua tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, một trong Tứ Đại Kỳ Thư của nền văn học Trung Hoa. Trong tác phẩm này, nhân vật Gia Cát Lượng được mô tả là một vị quân sư thừa tướng tài ba lỗi lạc, tài đức song toàn, với tài năng xuất quỷ nhập thần, đoán mưu lập kế trên thông thiên văn dưới tường địa lý không gì không biết, cũng là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh. Ngoài ra ông cũng còn được biết đến là một nhà phát minh kỹ thuật đại tài nổi tiếng của nhà Thục Hán.

    [​IMG]

    Trong khoa học kỹ thuật, việc tạo ra một chuyển động vĩnh cửu là vô cùng khó và dường như không thể. Để một vật có thể chuyển động, nó bắt buộc phải chịu một lực tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy mà vào đầu thế kỷ 20, khi bộ tiểu thuyết lịch sử Tam Quốc Diễn Nghĩa ra đời rồi được dịch ra ngôn ngữ tiếng anh, nó đã tạo ra một chấn động vô cùng lớn trong làng khoa học Thế Giới. Các nhà khoa học đã đọc đi đọc lại những sáng chế của Khổng Minh, nhưng vẫn không sao hiểu nổi.

    Nhiều người còn nghi ngờ bản dịch ấy, còn cố công học được tiếng hán cùng tìm những nhà học giả nổi danh hòng giải mã những bí mật ấy, nhưng cho dù là vậy mà vẫn không tìm ra được bí mật ở đâu. Những người nản chí thì luôn cho đó là sự tưởng tượng của nhà văn, nhưng nhiều người thì vẫn tin vào sự thần kỳ ấy, còn có nhận định rằng tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa là một tác phẩm lịch sử có tới bảy tám phần là thực. Còn nhân vật Khổng Minh là con người mưu lược, quyền biến trung thành và có biệt tài luôn được người dân Trung Hoa tôn sùng coi như một thần nhân vậy. Với vô số những trận đánh liên miên từ khi vị quân chủ Lưu Bị còn chưa có đất dụng võ cho tới khi thiên hạ chia cắt phân tranh hình thành nên thế chân Vạc, Gia Cát Lượng đã thể hiện được bản lĩnh một vị quân sư đại tài, một vị tướng hiểu thời hiểu thế, hầu như không có đối thủ trên chiến trường. Phải tới khi gần cuối đời, Gia Cát Lượng mới gặp một đối thủ nặng ký, ông cũng coi kẻ đó như một tâm giao, người này không ai khác chính là Tư Mã Ý.

    Trong cuộc đấu sức đấu trí cùng Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng đã để lại cho hậu thế hai cuốn bí kíp lớn nhất về sự sáng chế khoa học, đó là phép "rút đất" và những con trâu gỗ bò gỗ tự có thể chuyển động mà vận chuyển lương thực. Cho đến ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh được nền văn hóa khoa học kỹ thuật Trung Hoa cổ đã phát triển rất cao.

    [​IMG]

    Trong một trận chiến để dụ tướng giặc, Gia Cát Khổng Minh đã ngồi trên xe nhỏ bốn bánh được quân binh đẩy ra giữa trận. Tướng giặc thấy vậy liền cáu tiết đuổi theo hòng muốn bắt giết Khổng Minh cho kỳ được. Lúc ấy Khổng Minh truyền lệnh cho quay xe bỏ chạy, đồng thời ngay lúc này tại 3 hướng khác cũng liền xuất hiện thêm 3 vị thừa tướng Khổng Minh khác, với áo quần là lượt. Tướng giặc lúc này thực sự bất ngờ, liền nhằm lấy một trong những cỗ xe đó rồi đuổi riết. Thật kỳ diệu ở chỗ, chiếc xe chở vị quân sư Khổng Minh có người đẩy chỉ chạy rất chậm, trong khi đám quân bi với đàn ngựa chiến hùng mạnh mà không sao đuổi kịp, càng đuổi gấp thì chiếc xe phía trước lại càng chập chờn, đuổi nhanh thì xe chạy nhanh, đuổi chậm xe cũng chạy chậm.

    Trên thực tế, một chiếc xe do người đẩy thì làm sao có thể chạy nhanh hơn được ngựa phi, hiển nhiên trong chuyện này phải có yếu tố bí ẩn đằng sau ấy. Thế rồi các nhà khoa học cho dù nghiên cứu một hồi cũng không sao tìm ra sự thật, họ cho rằng cuộc chiến hai bên diễn ra tại vùng núi Kỳ Sơn vô cùng hiểm trở, rừng núi lại rậm rạp um tùm, Gia Cát Lượng lại là kẻ ưa dùng nghi binh và tà thuật, đánh thẳng tâm lý đối phương, do là chiếc xe bốn bánh dùng sức người đẩy chắc không thể sánh được với tốc độ ngựa phi, nên phép ấy liền được lý giải.

    Thứ nhất: Thực tế là chiếc xe bốn bánh đã không tồn tại.

    Thứ hai: Có nhiều chiếc xe tham gia vào phép ấy.

    Sau đấy Khổng Minh dựa theo phép sử dụng gương đồng mà tạo ra những ảo ảnh chạy trên đường.

    Có một câu hỏi lớn cũng liền được đặt ra, vậy thừa tướng đùa giỡn tướng giặc để làm gì?

    Thực tế thì Gia Cát Lượng chỉ có vẻn vẹn chưa tới 10 vạn quân, hơn nữa trước khi ra Kỳ Sơn, ông đã phải để lại một lượng lớn quân trong nước, lực lượng Khổng Minh chỉ bằng một phần nhỏ của quân địch. Chính vì thế mà Khổng Minh đã sử dụng phép này để hù dọa quân địch. Có thể nói với phép "rút đất" này đã từng làm bao nhà quân sự, nhà khoa học và những độc giả phải đau đầu.

    Trong chiến tranh, lương thực dùng để tiếp tế cho các quân đoàn chính là điều kiện sống còn. Do địa hình vùng núi Kỳ Sơn rất phức tạp, dốc đá treo leo khúc khủy, việc vận chuyển lương thực vô cùng khó khăn. Tư Mã Ý đã rất thông minh, ông ta cho rằng cứ cố thủ không ra đánh, quân Thục Hán hết lương tất nhiên sẽ vỡ. Quả nhiên nỗi lo lương thực vẫn luôn làm Gia Cát Lượng ngày đêm trăn trở, rồi ông gọi thợ giỏi vào trướng lấy ra bản vẽ làm trâu gỗ ngựa gỗ, yêu cầu làm lại tỉ mỉ không được sai sót. Đúng thực lạ lùng, những chú trâu gỗ ngựa gỗ ấy lại có thể kéo xe lương đi lại dễ dàng trên những sườn non ấy.

    Nhiều người không tin vẫn cho rằng Gia Cát Lượng đã dùng thủ thuật phù phép, khiến những con vật vô tri ấy cử động được. Nhưng có một chứng cứ khoa học nói rằng, khi Tư Mã Ý thấy vậy liền cho bắt lấy vài con mang về tháo rời nghiên cứu, bản thân Tư Mã Ý cũng là một bậc thầy về khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ, cho nên ông ta đã bắt chước rồi cho làm ra một bầy.

    Sau này các nhà nghiên cứu quân sự đã trở lại địa thể hiểm trở ở những ngọn núi Kỳ Sơn, để vận chuyển lương những đoàn xe tất phải đi men theo các sườn núi đá, những con đường mấp mô gập ghềnh chính là địa thế dành cho trâu gỗ ngựa gỗ. Nguyên lý như sau, trong khớp nối ở các ống chân gỗ, người thợ sẽ tiện một đĩa gỗ tròn sao cho cơ thể con trâu có thể trượt về đằng trước đằng sau một khoảng bằng chính bán kính của đĩa gỗ đó. Như vậy nếu đứng trên mặt phẳng thì con trâu hoặc là sẽ chúi về phía trước hoặc lại trượt về phía sau, khi mang thêm trọng tải trên lưng chính là tạo ra một lực đẩy rất lớn. Thế nhưng nếu theo phân tích vậy thì trâu gỗ ngựa gỗ vẫn chưa thể đi được, nhất là khi đà dốc chỉ đủ để dúi cho nó tới gần đỉnh cao nhất, vẫn cần một ngoại lực tác động. Điều này lại lần nữa được hé lộ thông qua cái lưỡi của chúng.

    Khi Tư Mã Ý lấy được số trâu gỗ mang về, ông ta cũng bắt chước làm theo, ông ta cũng cho chúng chuyển lương nhưng lại bị quân Gia Cát Lượng giả làm quỷ cướp đi số lương thực ấy, quân Thục chỉ cần tháo bỏ lưỡi trâu là chúng không thể đi được. Như vậy là ngoại lực đã truyền qua lưỡi và tác động lên các trục tròn qua những thanh sắt chuyển lực. Bộ khung sắt này nằm kín đáo trong bụng trâu gỗ và nước được kéo quay tròn như thể một cái guồng nước vậy. Nó bao gồm có 4 thanh chính, khi thanh thứ nhất và thứ hai quay thì làm cho chân trước và chân sau phía bên kia con trâu trượt về phía trước. Lúc này hai thanh còn lại sẽ gạt hai chân còn lại về phía sau, tạo ra chuyển động nhịp nhàng.

    Sau này các nhà khoa học hiện đại đã kết luận, chắc chắn sợi dây dắt trâu sẽ được buộc vào lưỡi của chúng. Người lính dắt trâu sẽ điều khiển trâu bằng cách kéo nhẹ vào dây khi đà lăm gần hết, để từ đó lại tiếp tục tạo cho chúng một đà lăn mới.

    * * *HẾT* * *

    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ
     
    Huệ Lê Thịchiqudoll thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...