Những bí ẩn chưa lời giải đáp trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Rùa Siêu Tốc, 18 Tháng bảy 2018.

  1. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    453


    Xuyên suốt chặng đường lịch sử lâu dài hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, có biết bao câu chuyện bí ẩn, biết bao điều uẩn khúc mà qua lớp bụi phủ dày của thời gian có thể khiến hậu thế sẽ không bao giờ lý giải được. Đi tìm câu trả lời cho những ẩn số thiên cổ ấy, xét đến cùng mà nói, chính là cách lưu truyền, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vẹn toàn nhất.

    1. Vua Hùng trị vì bao nhiêu năm?
    2. Ai sát hại vua Đinh Tiên Hoàng?
    3. Lê Long Đĩnh có thật là vị vua tồi tệ nhất?
    4. Ai là thủ phạm trong thảm án Lệ Chi Viên?
     
    Hany, Minh Nguyệt, Muối1 người nữa thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng một 2019
  2. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    453
    1. Các Vua Hùng trị vì bao nhiêu năm?

    [​IMG]

    (Ảnh minh họa)​

    Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, triều đại các vua Hùng ở Việt Nam bắt đầu khi vua Kinh Dương Vương lên ngôi năm Nhâm Tuất (2879 TCN). Triều đại này kéo dài đến năm Quý Mão (258 TCN) thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm. Tính trung bình, mỗi thời vua Hùng Vương kéo dài tới.. 150 năm.

    Đây rõ ràng là một con số khó tin. Vì vậy, nhiều sử gia đã tỏ ý nghi ngờ và đưa ra các cách lý giải khác nhau về niên đại của thời kỳ Hùng Vương.

    Một ý kiến khác cho rằng: Con số 18 ở đây không phải 18 đời vua mà là 18 ngành vua, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhành mới đặt vương hiệu mới. Nếu tính như vậy thì có thể có đến 180 đời vua Hùng, và thời gian trị vì trong 2.622 năm là hoàn toàn hợp lý.

    Cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 – 400 năm và niên đại kết thúc là khoảng năm 208 TCN chứ không phải là năm 258 TCN.

    (sưu tầm)
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng chín 2018
  3. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    453
    2. Ai sát hại vua Đinh Tiên Hoàng?

    Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, khai mở triều đại nhà Đinh. Lên ngôi chưa lâu, ông bị hại khi đang ngủ. Đến nay, nhiều nhà sử học còn tranh luận về thủ phạm giết vua.

    Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày rằm tháng 2 năm Giáp Thân (tức ngày 22/3/924). Ông là con của Thứ sử Đinh Công Trứ tại thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng, nay là thôn Vân Bồng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

    Về nguồn gốc của Đinh Bộ Lĩnh, các tài liệu lịch sử có đôi nét khác nhau, cộng thêm hàng loạt truyền thuyết, những câu chuyện dân gian lưu truyền khiến việc xác định nguồn gốc nhân vật gặp không ít khó khăn.

    Truyền thuyết kể lại rằng hồi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh đi chăn trâu cho chú ruột là Đinh Thúc Dự ở làng Uy Viễn. Cậu thường tụ tập mục đồng bẻ bông lau làm cờ tập trận và nhanh chóng chiếm được lòng tin của chúng bạn.

    Khi được bạn bè tôn làm "chủ tướng", Đinh Bộ Lĩnh tổ chức khao quân mà vật hiến lễ chính là con trâu của ông chú. Buổi lễ khá độc đáo, cậu bé đã dựng được "triều đình tí hon" tại hang Cát Đùn với áo mão, cờ xí bằng bông lau, cây cỏ, hoa rừng.

    [​IMG]

    Tranh minh họa Đinh Bộ Lĩnh tập trận cờ bông lau với trẻ mục đồng. Ảnh cắt từ video.

    Đại Việt sử ký tiền biên chép
    : "Khi vua còn hàn vi, thường đánh cá ở sông Giao Thủy, kéo lưới được viên ngọc khuê to nhưng va vào mũi thuyền, sứt mất một góc. Đêm ấy vào ngủ nhờ ở chùa Giao Thủy, giấu ngọc ở dưới đáy giỏ cá".

    Đến đêm, trong giỏ có ánh sáng lạ, nhà sư chùa gọi dậy hỏi duyên cớ. Bộ Lĩnh nói thực và lấy ngọc khuê cho xem. Sư than rằng: Anh ngày sau phú quý không thể nói hết, chỉ tiếc phúc không được dài "

    Sau khi cha là Đinh Công Trứ mất, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ và toàn bộ gia nhân về quê sinh sống.

    Dẹp loạn 12 sứ quân

    Năm 944, Ngô Quyền mất. Một năm sau, Dương Tam Kha chiếm ngôi và xưng là Bình Vương. Tiếp đó, con thứ của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn, truất bỏ Dương Tam Kha, lên ngôi và đưa anh ruột là Ngô Xương Ngập về cùng làm vua. Triều đình hai vua của nhà Ngô rối ren, không quản lý được đất nước.

    Một số nơi, thổ hào chiếm đóng các địa phương và dần dần hình thành nên các lực lượng riêng rẽ chiếm giữ, sau này sử sách gọi là 12 sứ quân.

    Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết rằng:" Bấy giờ trong nước nổi loạn, Bộ Lĩnh cùng con là Đinh Liễn đi theo sứ quân Trần Minh Công. Minh Công thấy Bộ Lĩnh là người khôi ngô, khác thường và độ lượng nên giao binh quyền. Sau khi Minh Công mất, Bộ Lĩnh thống lĩnh đội quân, về giữ Hoa Lư. Nam Tấn Vương (tức Ngô Xương Văn) cùng với Thiên Sách Vương (Ngô Xương Ngập) đem quân đến đánh ".

    " Bộ Lĩnh sai con trai là Liễn vào làm con tin để hoãn binh. Khi Đinh Liễn đến, hai vương liền bắt Liễn treo lên đầu ngọn sào, sai người báo với Bộ Lĩnh rằng nếu không hàng thì sẽ giết con trai ông.

    Đinh Bộ Lĩnh nổi giận khẳng khái: "Tài trai đã quyết chí công danh, khi nào lại chịu bắt chước như đàn bà con trẻ". Ông sai hơn mười tay nỏ cùng nhắm chực bắn vào Liễn.

    Hai vương thấy thế kinh hãi bảo nhau: "Ta treo con hắn là cốt muốn cho hắn đầu hàng ngay. Nay hắn tàn nhẫn như vậy thì dẫu giết con hắn đi cũng chẳng ích gì". Hai vương bèn không giết Đinh Liễn nữa, rút quân về. Sau Đinh Liễn lại trở về Hoa Lư.

    Sự kiện đó xảy ra vào năm 951, các sử gia sau này coi hành động của Đinh Bộ Lĩnh sánh với của Lưu Bang Hán Cao Tổ, đặt sự nghiệp vì nghĩa lớn lên trên cả tình cảm gia đình.

    Năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh chết. Sau đó, Ngô Xương Văn đem quân đi đánh các thế lực chống đối và chết trận. Không còn chính quyền trung ương, đất nước càng thêm rối loạn, bị chia rẽ sâu sắc bởi sự nổi lên của 12 xứ quân. Triều đình phương Bắc lại nhăm nhe khôi phục ách đô hộ. Nhận thấy rõ tình cảnh đó, Đinh Bộ Lĩnh đã đứng lên dẹp loạn, thống nhất đất nước.

    Là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương góp sức, đánh đâu thắng đó, Đinh Bộ Lĩnh được tôn làm Vạn Thắng Vương. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng. Tình trạng cát cứ chấm dứt và đất nước trở lại bình yên, thống nhất. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

    [​IMG]

    Tượng vua Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư, Ninh Bình. Ảnh: Wikipedia

    Thiên mệnh ngắn ngủi

    Về cái chết của Đinh Bộ Lĩnh, nhiều tranh cãi và giả thiết được đưa ra. Trong đó, giả thiết được nhiều người biết đến nhất là Bộ Lĩnh bị kẻ phản nghịch Đỗ Thích giết hại.

    Tháng 11 năm Kỷ Mão 979 (có tài liệu ghi tháng 10), đêm ấy, vua Đinh Tiên Hoàng ngự tiệc ở điện với quần thần, uống rượu say quá, nằm ngủ luôn tại bậc thềm của sân điện. Phúc Hầu Hoằng là Đỗ Thích có dã tâm từ trước, ra tay giết vua và giết luôn cả Đinh Liễn.

    Dân gian kể rằng trước đây, Đỗ Thích làm chức lại ở Đồng Quan, đêm nằm trên cầu thấy sao rơi vào mồm, cho là điềm lành được làm vua nên mới manh tâm phản loạn.

    Tuy vậy, gần đây, nhiều nhà sử học lại đưa ra giả thuyết Đỗ Thích không phải thủ phạm giết vua. Tác giả Lê Văn Siêu trong sách Việt Nam văn minh sử nêu giả thiết: "Trong cuộc chiến cung đình giữa các hoàng hậu, bà mẹ Hạng Lang (Hạng Lang là con trai thứ ba của Bộ Lĩnh) đã chọn Nguyễn Bặc làm vây cánh. Khi Hạng Lang bị giết mà thủ phạm Đinh Liễn không bị trừng trị, bà nảy ý định trả hận và đã cùng Nguyễn Bặc dùng Đỗ Thích ra tay. Sau đó, Nguyễn Bặc theo lệnh của bà bắt giết Thích để diệt khẩu".

    Nhà giáo Hoàng Đạo Thúy và một số nhà nghiên cứu cho rằng Đỗ Thích không thể giết vua để giành ngôi báu bởi y chỉ là viên hoạn quan, chức nhỏ, sức mọn, không hề có uy tín hay vây cánh.

    Trong khi đó, triều đình còn vô số người giỏi, nắm trọng quyền. Vậy cớ gì mà Thích có thể mơ tưởng sẽ khuất phục được các đại thần nhà Đinh để ngồi trên ngai vàng?

    Sau khi mất, Đinh Bộ Lĩnh được triều thần tôn là Đinh Tiên Hoàng đế. Ông ở ngôi được 12 năm, hưởng dương 56 tuổi.

    Linh cữu Đinh Tiên Hoàng được táng ở Sơn Lăng trên núi Mã Yên thuộc Trường Yên, Hoa Lư. Hiện nay, dưới chân núi Mã Yên, đền thờ của ông được dựng trên nền cung điện cũ.
     
  4. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    453
    3. Lê Long Đĩnh có thật là vị vua tồi tệ nhất lịch sử?

    Trong chính sử Việt Nam, Lê Long Đĩnh được mô tả là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa. Ông nổi danh vì những thú vui tàn ác như tra tấn tù binh bằng các cách thức mạn rợ, lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc cho tóe máu.. Do sống dâm dục quá độ nên Lê Long Đĩnh mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là "Ngọa-triều".

    [​IMG]

    (Ảnh minh họa: Lê long Đĩnh ham mê tửu sắc)​

    Tuy vậy giới sử học Việt Nam gần đây đã có những cách nhìn khác về vị vua tai tiếng này. Nhiều nguồn sử liệu khẳng định, Lê Long Đĩnh là ông vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng cho Phật giáo và sư Vạn Hạnh, thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu cũng như các cao tăng khác thời đó đều được Lê Long Đĩnh rất trọng vọng.. Và một ông vua đề cao Phật pháp như vậy có thể nào "lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc"?

    [​IMG]

    (Ảnh minh họa: Róc mía trên đầu nhà sư. Nguồn: Phim "Về đất Thăng Long" )

    Trước khi chết ở độ tuổi 24, Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân. Một ông vua suốt ngày ham mê tửu sắc không đi lại được đến mức phải "ngọa triều", ông vua đó có thể làm được những chuyện ý nghĩa như vậy không? Không chỉ vậy, trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã 6 lần trực tiếp cầm quân ra trận, lần cuối cùng chỉ cách 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân đánh giặc liên miên. Như vậy, phải là người có sức vóc. Người "dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được" sao có thể cáng đáng nổi?
     
  5. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    453
    4. Ai là thủ phạm trong thảm án Lệ Chi Viên

    Vụ án "Lệ Chi viên" được xem là vụ án oan kinh hoàng nhất trong sử Việt, đằng sau việc vua Lê Thái Tông băng hà đột ngột ở tuổi 20, là án "tru di tam tộc" vô cùng thảm khốc đối với công thần, bậc hiền tài bậc nhất trong lịch sử dân tộc – Nguyễn Trãi.

    22 năm sau, vua Lê Thánh Tông lên ngôi mới giải oan cho gia đình Nguyễn Trãi nhưng cũng chỉ là gỡ bỏ đi cái nỗi oan giết vua, chứ không đi vào chi tiết sự thật. Trong suốt hàng trăm năm qua, nhiều nhà sử học đều nghiên cứu về vụ án "Lệ Chi viên" và nỗi oan khuất của Nguyễn Trãi.

    [​IMG]

    Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. (Ảnh minh họa qua kienthuc. Net. Vn)

    Định mệnh

    Cuốn "Đông A di sự" có ghi chép rằng ông ngoại của Nguyễn Trãi chính là quan tư đồ Trần Nguyên Đán, trụ cột của nhà Trần, rất giỏi về mệnh lý.

    Về tài mệnh lý của Trần Nguyên Đán, "Đông A di sự" kể rằng ông từng xem lá số tử vi của thái thượng hoàng Nghệ Tôn, thấy có Vũ Phá thủ mệnh, coi người thân như cừu thù, coi kẻ ác như ruột gan, chắc chắn sẽ nghe Hồ Quý Ly; lại thấy Quý Ly có Tử Phá thủ mệnh, biết y sẽ cướp ngôi, và nhà Trần mất. Khuyên can thượng hoàng nhiều lần mà không được, cuối cùng Trần Nguyên Đán quyết định kết làm thông gia với Hồ Quý Ly.

    Đúng như dự đoán của Trần Nguyên Đán, năm 1399, Hồ Quý Ly cho thanh trừng 370 tướng lĩnh tôn thất nhà Trần, dẹp tan thế lực nhà Trần, năm 1400 thì lên ngôi vua. Tuy nhiên gia đình Trần Nguyên Đán không hề bị Hồ Quý Ly đụng đến, nhờ thế cháu nội và cháu ngoại của ông là Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi mới có điều kiện ăn học thành tài, sau này đều là anh hùng dân tộc.

    [​IMG]

    Nguyễn Trãi. (Tranh qua unescovietnam. Vn)

    Trần Nguyên Đán khi xem lá số của Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi biết 2 cháu mình sau này sẽ thành nghiệp lớn. Với Trần Nguyên Hãn thì ông không lo lắng lắm, nhưng ông lại rất lo cho Nguyễn Trãi. Sau khi xem lá số tử vi của Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán đoán biết rằng đây là lá số của anh hùng dân tộc, nhưng lại gặp phải họa đến ba họ, vì thế mà dặn Nguyễn Trãi cẩn thận rằng: "Chiếm thành thì lui binh" , dù Trần Nguyên Đán biết rằng số mệnh khó lòng thay đổi được.

    Xem thêm: Câu chuyện định mệnh của vị thư sinh thời Trần làm quan đầu triều khi chưa đến 20 tuổi

    Thăng trầm chốn quan trường

    Nguyễn Trãi là người có công lớn trong cuộc chiến chống lại quân Minh, ông là người cùng hoạch định các kế sách cho nghĩa quân Lam Sơn, và đã cùng quân Lam Sơn đi từ không có gì nổi bật trong số hàng chục cuộc khởi nghĩa lúc đó dần dần thành cuộc khởi nghĩa mạnh nhất cho đến khi giành được thắng lợi hoàn toàn vào năm 1427.

    Đầu năm 1428, dù chưa chính thức lên ngôi vua, Lê Lợi đã tổ chức đại hội để ban thưởng. Lúc đó, Nguyễn Trãi được ban tước Quan Phục hầu, chức danh đầy đủ của ông là "Tuyên phụng đại phu, Nhập nội hành khiển Môn hạ Hữu gián nghị đại phu, Đồng Trung thư lệnh sự, tứ Kim tử ngư đại, Thượng hộ quốc, Quan phục hầu, tứ tính Lê Trãi" .

    Trong đó đáng chú ý có "Tứ Kim ngư đại" là được ban cái túi thêu con cá vàng, một đặc ân đối với đại thần từ quan tam phẩm trở lên. "Thượng hộ quốc" là một huân hàm dùng để tặng riêng cho người có công lao lớn. Quan phục hầu là phẩm tước gia ban mà cao nhất là Huyện Thượng hầu, cũng thời gian này được ban cho Lê Vấn, á Thượng hầu ban cho Lê Ngân, hai vị khai quốc công thần của nhà Lê. Tứ tính Lê Trãi là Nguyễn Trãi được đặc ân ban quốc tính, tức được đổi theo họ của nhà vua.

    Với những chức tước nêu trên, ở thời điểm ngay sau chiến thắng, Nguyễn Trãi cũng có vị thế nhất định trong triều đình nhà Lê. Tuy nhiên sau đó không lâu, nhất là sau sự kiện tự trẫm của Trần Nguyên Hãn và cái chết của Phạm Văn Xảo, hai vị đại thần và là người thân thiết với Nguyễn Trãi, ông dần dần bị hạn chế quyền hành. Nguyễn Trãi chủ yếu chỉ được giao cho san định lễ nhạc, sử sách, ông từng hiệu đính nhã nhạc, định quy chế mũ áo..

    Nguyễn Trãi vừa tài giỏi lại chính trực, mọi việc làm của ông đều là "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", vì thế khi chiến tranh nổ ra ông là lựa chọn số một của nghĩa quân; thế nhưng trong vương triều thì Nguyễn Trãi lại không hợp lòng nhiều người.

    [​IMG]

    Nguyễn Trãi. (Tranh qua elib. Vn)

    Chẳng vậy mà trong lạc khoản bài văn bia soạn cho lăng mộ Lê Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 6 (1433), Nguyễn Trãi chỉ tự đề là: "Vinh lộc đại phu, Nhập nội hành khiển tri Tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn" . Tam quán bao gồm Chiêu văn quán, Tập hiền viện và Sử quán, coi việc sưu tập điển tịch, đồ thư và soạn sử. Rõ ràng là Nguyễn Trãi chỉ đảm nhận những chức vị hết sức khiêm tốn. Ngay cả đặc ân ban quốc tính, cũng không thấy nêu ở đây.

    Nhưng rồi sau đó, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông khôi phục quyền chức và được trọng dụng mà trong biểu tạ ơn năm 1439 ghi là "Vinh lộc đại phu, Nhập nội hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu gián nghị đại phu kiêm Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ, tri Tam quán sự, đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự, á đại trí tự, tứ quốc tính Lê Trãi" . Như vậy, hầu như các chức tước cũ của Nguyễn Trãi đã được khôi phục.

    Cũng chính vì sự trọng dụng của vua Lê Thái Tông đối với Nguyễn Trãi mà nhiều lộng thần muốn trừ ông.

    Vụ án "Lệ Chi viên"

    Cuối năm 1437, Nguyễn Trãi thực hiện lời căn dặn của ông ngoại Trần Nguyên Đán xưa kia – "chiếm thành thì lui binh" . Ông xin từ quan về quê nhà ở Côn Sơn.

    Tuy nhiên vua Lê Thái Tông lúc bấy giờ tỏ ra rất xem trọng Nguyễn Trãi và cố mời ông lại ra làm quan cho triều đình. Năm 1439, Nguyễn Trãi được mời ra làm quan ban cho tước Vinh lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu Gián nghị Đại phu kiêm Hàn Lâm viện Học sĩ Tri Tam quán sự Đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự.

    Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442 vua Thái Tông đi tuần về miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh. Nguyễn Trãi mời vua ngự ở chùa Côn Sơn. Đến ngày 4 tháng 8 âm lịch vua đi chơi ở "Lệ Chi viên" (vườn Vải), xã Đại Lại, ven sông Thiên Đức thì bất ngờ băng hà.

    Nguyễn Trãi cùng vợ là Nguyễn Thị Lộ bị bắt vì nghi mưu sát vua. Ngày 12 tháng 8 âm lịch năm 1442 triều đình tôn thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên ngôi vua.

    Ngày 16 tháng 8 âm lịch triều đình khép Nguyễn Trãi vào tội giết vua và bị "tru di tam tam tộc".

    [​IMG]

    Tru di tam tộc. (Tranh: Trí Thức VN)

    Nỗi oan khuất không chỉ của Nguyễn Trãi

    Về vụ án "Lệ Chi viên", "Đại Việt sử ký toàn thư" chép:

    Tháng 8, ngày mồng 4, vua về đến vườn Vải huyện Gia Định1688, bỗng bị bạo bệnh rồi băng.

    Trước đây, vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người rất đẹp, văn chương rất hay, gọi vào cung phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền đông, xa giá về tới vườn Vải, xã Đại Lại, ven sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng, các quan bí mật đưa về.

    Ngày mồng 6 về tới kinh, nửa đêm đem vào cung rồi mới phát táng. Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua.

    ..

    Ngày 16 tháng 8 (tức ngày 19 tháng 9 năm 1442), giết Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ, giết đến 3 đời.

    Trước đây, Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền cợt nhả với thị. Đến đây, vua đi tuần về miền Đông, đến chơi nhà Trãi rồi bị bạo bệnh mà mất, cho nên Trãi bị tội ấy.

    Tuy nhiên, sau này rất nhiều nhà sử học đặt nghi vấn về việc này và cố công tim hiểu vụ án "Lệ Chi viên" để tìm ra thủ phạm thật của vụ án, cũng là để minh oan cho người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.

    Các nhà nghiên cứu Phan Duy Kha, Đinh Công Vĩ, Lã Duy Lan đã trình bày lại kết quả nghiên cứu của mình trong cuốn sách "Nhìn lại lịch sử" xuất bản năm 2003.

    Trước khi mất, vua Lê Thái Tông đã truất ngôi thái tử của Nghi Dân để phong cho Bang Cơ. Bang Cơ là con của bà phi Nguyễn Thị Anh. Thời điểm này một bà phi khác là Ngô Thị Ngọc Dao (mẹ vua Lê Thánh Tông) mang thai, Nguyễn Thị Anh đã tìm cách hãm hại khiến bà Ngọc Dao bị giam ở lãnh cung. Tuy nhiên vợ chồng Nguyễn Trãi lại hết lòng bảo vệ, xin vua tha cho bà Ngô Thị Ngọc Dao.

    [​IMG]

    Một cảnh trong vở "Mặt trời vườn Lệ Chi". (Ảnh qua maivang. Nld. Com. Vn)

    Xin được rồi, vợ chồng Nguyễn Trãi lại tiếp tục đưa bà Ngọc Dao ra tá túc tại chùa Huy Văn (nay ở đường Chùa Bộc, Hà Nội) và đã sinh hoàng tử Tư Thành ở đấy vào ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (dương lịch 24-8-1442). Sau đó lại đưa mẹ con bà Ngọc Dao về tá túc tại một ngôi chùa ở Từ Liêm (hiện chùa mang tên Thánh Chúa, nằm trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tên chùa là do vua Lê Thánh Tông đặt khi mới lên ngôi, ý nói nơi đây vị chúa thánh minh đã từng tá túc; việc này văn bia ở hai ngôi chùa trên có ghi lại). Tiếp theo Nguyễn Trãi mới đưa mẹ con bà Ngọc Dao ra trú ở vùng An Bang (nay là Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh), nơi ông trị nhậm với cương vị Ngự sử Đông Bắc đạo.

    Việc làm của vợ chồng Nguyễn Trãi khiến họ trở thành cái đinh trong mắt hoàng hậu Nguyễn Thị Anh.

    Hơn nữa lúc bấy giờ, có nhiều lời đồn đại rằng Bang Cơ không phải là con của vua Thái Tông, vì Nguyễn Thị Anh đã mang thai trước khi vào cung. Các nhà nghiên cứu nói trên đã tìm được cuốn gia phả họ Đinh là "Ngọc phả họ Đinh" của thái sư Đinh Liệt, trong có chép bài thơ nói về chuyện này:

    茸新六个月開花,

    不識何人寶種多.

    主靠送胎為靈藥,

    舊瓶新酒盛醫科.

    Dịch nghĩa là:

    Nhung tân lục cá nguyệt khai hoa,

    Bất thức hà nhân chủng bảo đa.

    Chủ kháo Tống khai vi linh dược,

    Cựu binh tân tửu thịnh y khoa.

    "Nhung tân" đọc lái là Nhân Tông, tức ý chỉ thái tử Bang Cơ, "Thịnh Y" tức là Thị Anh (tất nhiên đây chỉ là giải nghĩa phiên âm sang tiếng Việt, còn cách đọc chính xác phải là phát âm tiếng Hán). Bài thơ trên được dịch như sau:

    Nhân Tông sáu tháng đã ra hoa

    Dòng máu ai đây quý báu à?

    Núp bóng Thái Tông làm linh dược

    Thị Anh dùng ngón đổi dòng cha

    Việc này ngoài vợ chồng Nguyễn Trãi, Đinh Phúc và Đinh Thắng, còn có vài đại thần khác có thể đã biết như Thái sư Đinh Liệt, Thái úy Trịnh (Lê) Khả và con là Trịnh (Lê) Quát (bởi được ban quốc tính), Tư khấu Trịnh Khắc Phục và con là Phò mã Đô úy Trịnh Bá Nhai. Chính cái biết rõ này là mầm mống tai vạ về sau cho Nguyễn Trãi và tộc họ của ông cùng các vị trên.

    Khi nhà vua đi tuần miền Đông, duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón vua về ngự ở Côn Sơn. Lúc này, ở địa vị của mình, Nguyễn Thị Anh thực sự lo sợ rằng gốc gác của thái tử bị tiết lộ, khiến con mất ngôi báu, khiến bà ta và gia tộc bị tội đại hình. Đứng trước áp lực đó, Nguyễn Thị Anh đã tìm cách giết vua Lê Thái Tông tại địa phận của Nguyễn Trãi để dễ dàng đổ oan cho ông, một mũi tên trúng nhiều mục đích: Diệt trừ hậu hoạn, giành ngôi báu cho con, giành lấy quyền lực nhiếp chính do thái tử chưa đầy 2 tuổi.

    [​IMG]

    Một cảnh trong vở "Mặt trời vườn Lệ Chi". (Ảnh qua maivang. Nld. Com. Vn)

    Nhưng chỉ diệt Nguyễn Trãi thôi là chưa đủ với Nguyễn Thị Anh, "Đại Việt sử ký toàn thư" chép:

    Tháng 9, ngày 9, [năm 1442] giết bọn hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng, vì khi Nguyễn Trãi sắp bị hành hình có nói là hối không nghe lời của Thắng và Phúc.

    Có lẽ hai hoạn quan Đinh Thắng và Đinh Phúc (là người ghi chép những chuyện cụ thể ở nội cung) đã khuyên Nguyễn Trãi sớm nói cho vua biết thái tử không phải con vua, nhưng Nguyễn Trãi đã chần chừ không thực hiện. Sau khi hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh giết Đinh Phúc, Đinh Thắng, lại tiếp tục bắt giam Thái sư Đinh Liệt (Đại Việt sử ký toàn thư không nêu lý do) :

    Mùa thu, tháng 7 [năm 1443] bắt giam Thái phó Lê Liệt (Đinh Liệt).

    Mãi đến tận 5 năm sau là Mậu Thìn, Thái Hòa năm thứ 6 (1448), mới thả:

    Mùa hạ, tháng 6 tha cho Lê Liệt ra khỏi lao hầm. Vì cớ bọn người là Lê (Trịnh) Khắc Phục và công chúa Ngọc Lan, tám người làm trạng tâu khẩn khoản xin nới phép rộng ơn.

    Tới đây có thể nói rằng, vụ án "Lệ Chi viên" chính là do bà Nguyễn Thị Anh dàn dựng. Sau này vua Lê Thánh Tông, người minh oan cho Nguyễn Trãi cũng có thể đã biết, nhưng nhà vua vì thể diện của triều đình, của nội bộ hoàng tộc mà không muốn làm to chuyện ra, đành phải giữ kín.

    Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan.

    Nỗi oan của Nguyễn Trãi coi như đã được giải, nhưng nỗi oan của nữ danh nhân Nguyễn Thị Lộ thì vẫn còn đó. Vì vậy, nhiều cuộc khảo cứu và tọa đàm khoa học đã được tổ chức nhằm minh oan cho bà.

    Dựa vào những kết quả thu lượm được, một số nhà nghiên cứu, dưới sự chủ biên của nhà giáo Hoàng Ðạo Chúc, đã biên soạn thành cuốn "Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên" (xuất bản năm 2004). Sau hơn 560 năm, vụ án "Lệ Chi viên" mới chính thức khép lại với sự minh oan trọn vẹn nhất dành cho bà Nguyễn Thị Lộ.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...