Những bài hát ru của Trịnh Công Sơn NS Trần Văn Lộc “ RU” là một đề tài không có gì mới lạ, thậm chí trong các tác phẩm văn học dân gian đã có đề tài hát ru. Ban đầu là những bài hát ru con : “Ru em, em ngủ cho ngoan Để mẹ đi chợ bán chè, mua rau” “ Ru con con ngủ cho ngon Cha còn đánh giặc ngoài xa chưa về” ( Ca dao ) Ban đầu là những bài hát ru em bé nhưng dần dần đã xuất hiện các bài hát ru em yêu ( người yêu ) Rồi khi tân nhạc ra đời, đề tài “ ru” lại xuất trong các tác phẩm tân nhạc : “ Tôi ru em vào đời bằng ngàn câu hát chơi vơi Tôi ru em tuyệt vời, trần gian hoa lá rơi” ( Ru em tròn giấc ngủ ) “ Ru em trắng nỏn một dòng như mây “Ta bay một trời không cây. Ôi dừng cánh phương nào đây” ( Ru- Tùng Minh) “ Còn đâu nữa, còn đâu nữa, tiếng hát ca dao ru tôi vào đời” ( Bóng mát cuộc đời ) Nhưng đến thời kỳ của Trịnh công Sơn đề tài “ru” đã có sắc thái khác người .Trước tiên trong các tình khúc của ông cách xưng hô đã có khác. Trước đây các nhạc sĩ khác khi viết tình khúc đều xưng hô ( anh- em) nhưng trong các tình khúc của Trịnh Công Sơn thì lại là ( tôi-em)Với cách xưng hô này ta thấy có sự cách biệt, có một khoảng cách nào đó giữa tác giả và cô gái kia, dường như ông luôn luôn giữ một khoảng cách nhất định với người mình yêu,cùng với khoảng cách đó ta thấy có một sự bao dung, tha thứ với người con gái, như một người anh lớn, luôn đứng ở vị thế cao hơn cô gái chứ không phải ngang hàng như (anh và em), vì thế cô gái cũng trở nên nhỏ hơn để được sự chiều chuộng, che chở của " ông anh" lớn. Điều đó càng lúc càng rỏ nét hơn theo trình tự sáng tác của ông Với những tình khúc ở giai đoạn đầu ông viết: " tôi ru em ngủ một sáng mùa đông, em ra ngoài ruộng đồng, hỏi thăm cành lúa mới"( Tôi ru em ngủ) " Ru mãi ngàn năm vừa má em hồng" ( ru em từng ngón xuân nồng) ta còn thấy sự gần gũi giữa em và tôi nhưng càng về sau đã có sự xa cách và sự xa cách sẽ tăng dần lên theo thời gian " Ru em thèm khát xa hoa, ru em quì gối vong nô, ru em bồng bế con theo" ( Ru em) đã có sự không hòa hợp giữa 2 người, nghe như có sự trách móc, phê phán, có vẻ như lúc này em đã " theo đời cơm áo" ( Yêu dấu tan theo) không còn vô tư như trước nữa. Rồi đến bài (Ru tình) thì khoảng cách ấy càng xa thêm :" Ru em ngồi yên đấy, tôi tìm cuộc tình cho" hệt như lời dỗ dành của người lớn với một em bé :- Bé ngồi yên đấy nhé, đừng chạy lung tung để anh mua bánh cho- Nhưng với " em bé" này thì không phải mua bánh mà (tìm cuộc tình cho) nghe như vừa lớn lại vừa nhỏ và có vẻ chua xót, mỉa mai, như thế nhân vật tôi đã thoát ra ngoài quan hệ cuộc tình, như một người ngoài cuộc chơi, một ông anh tìm dùm tình yêu cho em gái Có khi lời ru mang màu sắc chiến tranh, lời ru của bom đạn thay cho lời ru của mẹ, ru những em bé lớn lên trong cuộc chiến " Đại bác nghe quen như câu chuyện buồn, trẻ con chưa lớn để thấy quê hương" ( Đại bác ru đêm) Cuối cùng, tác giả cũng rời xa những cuộc tình" những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây" ( Như một lời chia tay) phải chăng đó cũng là qui luật của con người :" Tình do tâm ta mà sinh ra, có khi tình mất mà tâm còn động vọng, đến khi tâm bình yên thì tình kia cũng đoạn nổi" ( lời dẫn trong bài " Đóa hoa vô thường").Sau một thời yêu đương ai mà không mệt mõi, cuối cùng chỉ còn lại ta với những tàn phai, rong rêu vây phủ " Về bên núi đợi ngậm ngùi ôi qúa thương thay" ( chiếc lá thu phai) Để rồi tác giả lại ru chính mình, ngậm ngùi ru ta về lại thờ thơ ấu :" Xin ngủ trong vành nôi, ta ru ta ngậm ngùi"( Ru ta ngậm ngùi) Phải chăng tất cả rồi cũng hoang vu-vô thường trong cỏi đời tạm bợ này.Cuộc sông còn có ý nghĩa gì khi mà con người còn tranh giành, bon chen, đố kỵ nhau, Trịnh công Sơn đã nói " Dù là kẻ chiến thắng hay kẻ chiến bại suốt cuộc đời cũng không thể vui chơi, hạnh phúc đã ngủ quên trong những ngăn kéo quên lãng". Trần Văn Lộc