Nhóm máu Null là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Phạm Hàn Tịch, 27 Tháng chín 2020.

  1. Phạm Hàn Tịch Ryon

    Bài viết:
    73
    Nhóm máu Null là gì?

    Nguồn: Excellent Ac

    Đây là phần còn lại của bài "Những điều thú vị về máu - Blood" và sẽ nói đến trường hợp nhóm máu hiếm NULL.

    Những điều thú vị về máu - Blood

    [..]

    Khi mà hai người có nhóm máu trái dấu sinh con (cụ thể là vợ mang RH-, chồng mang RH+), người con đầu có xác xuất bình thường cao, còn từ người còn thứ hai trở đi, khả năng sống sót sẽ là "rất thấp". Bởi vì lần đầu thụ tinh, huyết tương của RH (-) chưa phát sinh kháng thể để chống lại RH (+) nên tỉ lệ thụ thai tốt. Còn từ lần thứ hai trở đi, khi huyết tương (-) đã có kháng thể "chống" lại nhóm RH (+) thì hiện tượng "tan huyết" sẽ xảy ra gây ra hiện tượng "chết yểu" của thai nhi, hoặc nếu có "may mắn" sống sót để ra đời thì tỉ lệ phát triển bình cũng rất thấp (tật nguyền, thiểu năng).

    Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Y học, hiện nay hầu hết mọi người đều được xét nghiệm nhóm máu của mình trước khi sinh. Nếu bạn là phụ nữ có nhóm máu RH (-) mà người bạn muốn chung sống cả đời mang dòng máu RH (+) thì cũng đừng buồn. Bởi vì trong 72h đầu sau khi sinh con, bạn sẽ được tiêm kháng thể anti D. Mục đích của việc này là làm hạn chế sự sản xuất kháng thể của người mẹ, từ đó sẽ không gây nguy hiểm cho những đời con tiếp theo. Và tất nhiên, con của bạn sẽ phát triển bình thường dù là đứa thứ mấy đi chăng nữa.

    Nếu bạn sinh trước khi nghiệm pháp này ra đời, thì bạn sẽ.. nếu là người con thứ hai, quả là may mắn đúng không nào.

    Đó là quy luật đi truyền của nhóm máu, nghe khá phức tạp đúng không? Đừng lo, bạn chỉ cần vạch "vài đường" ra giấy là mọi chuyện OK ngay. Nhưng nó lại phát sinh ra một vấn đề là: Quy luật di chuyền giữa các nhóm máu cùng dấu và khác nhau rồi, vậy quy luật truyền máu giữa các nhóm máu cùng hoặc khác dấu ra sao? Nó có sự khác biệt nhau như thế nào? Ta sẽ xem xét nó cụ thể như sau:

    [​IMG]

    TH cùng dấu:

    Nhóm máu O có thể truyền được cho tất cả nhóm máu còn lại nhưng chỉ nhận được của nhóm máu giống nó.

    Nhóm máu A, B có thể truyền cho nhóm máu AB, A cho A, B cho B, nhận của nhóm máu O và chính nó.

    Nhóm máu AB là nhóm máu "kẹt sỉ" nhất chỉ nhận nhưng không cho.

    TH khác dấu:

    Các nhóm máu (RH+) dương có thể nhận được máu của cả nhóm dương và âm theo quy tắc của TH cùng dấu.

    Example: O- -->AB+

    Các nhóm máu (RH-) âm chỉ có thể nhận của nhóm âm và lần đầu truyền máu nhóm dương vào trong cơ thể (vì chưa tạo ra kháng thể) theo quy tắc ở TH cùng dấu.

    Example: O- --> O-

    O+ --> A- (lần truyền máu đầu)

    Đó là quy tắc truyền máu cơ bản nhất mà bạn cần biết dù không phải dân chuyên ngành. Cuối cùng, để kết thúc seri cơ bản về Blood, ta sẽ nói về nhóm máu hiếm nhất thế giới: NULL.

    Khác với nguyên tắc đặt tên của các nhóm máu khác, nhóm null là một trường hợp đặc biệt. NULL mang nghĩa là vô giá trị, nhóm máu được coi là "vàng" của các viện truyền máu trên thế giới. Hiện nay, chỉ có khoảng 43 người có nhóm máu đặc biệt này. Nó đặc biệt ở chỗ, hồng cầu của nó không chứa bất kì kháng nguyên nào trên bề mặt.

    Vâng, bạn không nghe nhầm đâu, không chứa bất kì kháng nguyên nào trên bề mặt. Trước khi phát hiện ra nó, các nhà Khoa học khẳng định rằng mọi nhóm máu đều phải có kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu để tồn tại. Vì không có bất cứ kháng nguyên nào trên bề mặt hồng cầu, nên nhóm máu NULL có thể truyền được cho tất cả những nhóm máu khác trên thế giới, nhưng nó chỉ nhận được duy nhất nhóm máu giống nó.

    Vì vậy, những người mang nhóm máu NULL thường có những chương trình bảo vệ của các tổ chức, để hạn chế tối đa sự cố, gây ra sự thương tổn cho họ. Đồng thời, họ cũng được khuyến khích đi hiến máu với tần suất đều đặn và lượng máu cao hơn bình thường (trong ngưỡng đảm bảo về sức khoẻ) để dự trữ máu vào những TH khẩn cấp.

    Thank you for reading!
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng chín 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...