Tản Văn Nhớ Tiếng Trống Trường Nhớ Bục Giảng Thân Thương - Lê Gia Hoài

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Lê Gia Hoài, 27 Tháng chín 2020.

  1. Lê Gia Hoài

    Bài viết:
    556
    Bài viết: Nhớ Tiếng Trống Trường Nhớ Bục Giảng Thân Thương

    Tác Giả: Lê Gia Hoài

    Thể Loại; Tản Văn

    Có lẽ nỗi nhớ trống trường, bục giảng chẳng quắt quay, lăn dài đến mức trôi cả vào giấc mơ như thế này nếu không có dịp phải xa trường, xa lớp lâu đến như vậy. Trời đã tháng tư, nắng đã chuyển mùa mà đợt nghỉ học từ tết vẫn kéo dài. Nó còn kéo dài chưa biết đến bao giờ nữa. Tất cả, tất cả những điều ấy đều có thể đổ lỗi cho một nguyên nhân duy nhất – Đại dịch. Dịch Covid19 như cơn đại hồng thủy kinh hoàng làm cả thế giới điêu đứng ấy đã là nguyên nhân tối thượng để những mĩ từ "giãn cách, cách ly, tránh tiếp xúc" lên ngôi. Thật buồn và đáng tiếc biết bao khi nạn nhân của cơn đại dịch này là nụ cười trẻ thơ, tiếng trống trường và lời giảng thân yêu của các thầy cô giáo cũng chẳng là ngoại lệ.

    Lệnh giãn cách xã hội như một liệu pháp an toàn cho tất cả. Thực hiện lệnh giãn cách xã hội chính là nghĩa vụ của mỗi công dân. Bỏ qua ý nghãi của tinh thần yêu nước như câu nói "Yêu nước là ở yên tại chỗ" thì gian cách xã hội còn là phép thử để chúng ta biết được tình yêu nước của người dân Việt trong thời điểm hiện nay ra sao. Hơn thế nữa nó cũng như một giải pháp an toàn để chúng ta chiến thắng đại dịch quái ác lần này. Tình yêu thương con người với con người giờ đây là cách xa nhau. Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại vô cùng hợp lý bởi xa nhau là mang đến cho nhau an toàn và sức khỏe. Tiếng trống trường, bục giảng thân thương lai phải xa các bạn nhỏ cũng là điều buồn nhưng thôi đó là xa để mà gần.


    [​IMG]

    Mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh thân yêu đều phải gắng gượng hết mình để chống lại nỗi buồn, nỗi chán trường khi phải bó buộc thể xác và tâm hồn mình trong những bức tường vô cảm tại gia đình mình. Những ngày như thế âm vang của tiếng trống trường ồn ã, vang động lại trở thành thứ xa xỉ. Mỗi thầy cô giáo lại thấy nhớ bục giảng thân yêu, nhớ bảng đen phấn trắng, nhớ ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, vô tư trong trẻo của học trò biết bao nhiêu.

    Có lẽ nào "Cứ để gió cuốn đi" những điều ta còn trăn trở, còn nghĩ suy. Đại dịch đến như không hề báo trước nhưng mỗi chúng ta không ai ngỡ ngàng, không ai sợ hãi. Chúng ta có thể chủ động ngăn ngừa và phòng tránh nó để nó không nhaaph vào ta, không lan ra xa làm ảnh hưởng đến người khác, ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội. Tiếng trống trường tuy đã tạm im lắng, bục giảng tuy chẳng còn xao động mỗi ngày nhưng hơn tất cả là để chúng ta có một cuộc sống an toàn và một tương lai tốt đẹp hơn.

    Những ngày "cách li xã hội" thôi nó cũng như là khoảng thời gian cần thiết, quý giá để mỗi người sống chậm lại, thay đổi thói quen, suy ngẫm nhiều hơn và hiểu hơn về vẻ đẹp của niềm yêu thương, sự xum vầy mà gia đình mang lại. Những ngày nghỉ không mong muốn ôn như thế này ngày thôi thì thì những bài giảng ảnh trực tuyến cũng là cứu cánh để thầy đỡ nhớ trò, trò đỡ quên bài, quên vở nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế thế chứ nó không mang đến cho con người những xúc cảm vui buồn trực tiếp.

    Chẳng thể có điều gì thay thế được được âm vang của tiếng trống trường thôi thúc lòng người mỗi buổi sáng tinh sương bước vào lớp học, lắng nghe lời thầy giảng bài và tích lũy cho mình những kiến thức vô cùng tốt đẹp. Chẳng có điều gì có thể làm cho thầy cô giáo có thể có những cảm xúc chúc trào dâng theo bài giảng và theo ánh mắt học trò thân yêu nhiều đến như vậy. Thời Gian này cũng là lúc để mỗi thầy cô suy nghĩ nhiều hơn về học trò của mình và cũng để học trò suy ngẫm nhiều hơn về con đường mình sắp đi trong tương lai.

    Rồi mai này bệnh dịch sẽ qua đi, âm vang của tiếng trống trường sẽ quay lại. Lúc ấy chúng ta lại cùng nhau lên lớp, cùng nhau sớt chia những điều ngọt ngào trong những bài dạy, bài học thân yêu. Tôi và các học trò của tôi đều tin rằng đó là những điều không thể trượt khỏi vòng quay của cuộc sống này. Ngày mai, ngày mai đây ta sẽ tiếp tục đến trường và niềm yêu thương sẽ trở lại.

    Lê Gia Hoài.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...