"NHẶT TẾT" TÁC GIẢ: A THẢO THỂ LOẠI: TRUYỆN NGẮN "8h40'.. Tùng Tùng Tùng.. Cơn buồn ngủ kéo đến giữa trời đông giá lạnh.. Lan thiếp đi từ từ rồi chìm sâu vào giấc hòe.. Sao mày có năng khiếu văn mà cô không cho mày đi bồi nhỉ? Tao có học đều các môn đâu à.. Các em ai thích bồi dưỡng văn và có chút năng khiếu thì chốt chiều nay đi nhé.. Lan.. Lan.. Lan cô ơi.. Tôi cười một cách ngại ngùng.. Dạ vâng ạ cô.. Lan em đỗ rồi được 10.5 điểm ấy.. Cô lao vào tôi ôm đến nghẹt thở. Tôi nhớ hôm ấy là ở dưới cây bàng.. Em khóc hả? Ủa lạ nhỉ ngại vậy không ai khóc đâu cô-tôi thầm nghĩ.. Dịch này bộ giáo dục không cho thi huyện nữa e nhé.." Bồi dưỡng là một vinh dự là một trách nhiệm, e cũng muốn học theo bạn Nam đòi nghỉ à.. Lần đầu tiên thầy thấy thầy An lại nổi giận, em có khúc mắc hả? 21h30 hiện tại đơn miêu tả.. Ting Ting Ting.. Lan ơi, em trượt rồi nhé có 9.5 điểm.. My có 8 điểm thôi à.. Đừng buồn em nhé, giờ hãy tập trung vào kì thi cấp 3 quan trọng này hết sức mình.. đã đến tết rồi á, mình chẳng thích tết gì.. Năm nào mình cũng mệt mỏi với bố của mình.. Mẹ thì.. " Tùng.. Tùng.. Tùng.. 5 phút sau.. Bước chân cô rảo bước.. Dậy dậy cô vào kìa nhanh lên.. cô vào nhanh thế.. Lan hiện là học sinh lớp 11-một cô bé khá đa sầu đa cảm và đôi khi cũng rất dở hơi theo nghĩa bóng.. Một giấc mơ vỏn vẹn 10 phút ra chơi nhưng gần như tua hết đến 9 năm cuộc đời tôi.. Giá như có thể mơ thêm chút nữa thì tốt.. Cứ vậy tôi học mà trong đầu không thể nguôi ngoai.. Cái suy nghĩ vẩn vơ ấy bao trùm lên cô bé 17 tuổi đến hết 5 tiết học đầy mệt mỏi.. Tôi cố học hết tiết 5 rồi cố lết cái xác về.. Về nhà, vứt các cặp ở ghế điện thoại rung lên hiển thị mama-mẹ tôi gọi: - Ăn cơm chưa con, Ăn rồi nghỉ sớm nhen, tối học mấy ca con? Tối nay gần Tết lạnh thế này nhà mình ăn lẩu nhé.. * * *Xì Xì Xì.. Nay mẹ về sớm nhỉ.. Hôm nay thứ bảy công ty cho về sớm, từ hôm sau 10h mẹ mới về cho đến tận 28 tết cơ, con liệu mà lo ăn uống tự giác nhé.. Chuẩn bị lẩu đi con.. Ăn rồi mẹ nghỉ sớm, nay mẹ mệt lắm đứng ròng rõ mấy tiếng đồng hồ.. Tôi đã chuẩn bị xong lồi nẩu bật full max 2600.. Cứ thế làn khói mờ mờ ảo ảo bay lên hết cái kính cận của tôi.. Kí ức tết xưa hiện về.. - Mẹ ơi, cây quất đẹp quá. - Sắm làm gì cho bẩn với phí tiền - Mẹ ơi nếu mùng 1 tết bố quấy quá thì phải làm sao nhỉ? - Cứ kệ ông ấy.. - 7h.. 8h.. Mẹ, mẹ, mẹ dậy thôi muộn rồi còn vào bà nữa.. - Ting Ting Ting.. Chị vào nhanh nhé mọi người đang chờ ấy - À tớ dậy muộn ngó sang nhà mình đóng cửa tưởng chưa đi nên tớ định đợi rồi đi cùng thể.. Cậu chú rút 2 tờ 500 mừng các em: - Chú mừng Trang, Linh thật đỏ như tờ 500 nhé.. Tôi đứng cạnh góc, năm nào cũng vậy quen rồi.. Cái suy nghĩ luẩn quẩn đã dần khiến tôi sợ tết theo đúng nghĩa đen.. Mẹ tôi đứng cạnh gọi: - Lịch ơi, qua bác mừng lì xì nha, con trai nay lớn lắm rồi đẹp trai ra dáng thanh niên lắm rồi, vậy định thi trường gì hả con? - Bố nó định hướng cho nó vào trường FPT bác ạ, tiền không thiếu không biết thi nổi không? - Quên mừng nó, toan đưa 500 rồi lại rút vào.. Sau một hồi lúi húi cậu chú vẫn miễn cưỡng rút ra và im bặt. Sự im bặt đến đáng sợ của con người ấy cùng dòng kí ức không mấy tốt đẹp về cậu chú đã là một vết dao lòng lớn với tôi tận bây giờ.. Thôi miễn cưỡng nhận vậy-Tôi thầm nghĩ. Đồng hồ cát điểm 12h và rung một tiếng thật to, thời gian lúc ấy như dừng lại ở năm ấy: -Ở dưới bếp hai thím đang loay hoay hì hục một mình vừa đun nước sôi thịt gà vừa rán chả tươm tất mọi cỗ bàn trong 3 ngày.. Mẹ tôi một người vẫn vụng về chỉ chuyên phụ trách việc lặt rau, mua trái ớt củ hành về cho các thím làm: - Chuyên với Trang khéo thật ấy, chị vốn vụng về chỉ dám nhận phần rửa bát với linh tinh chứ làm thì cũng không theo kịp các thím nhà ây.. Một tiếng thở dài cùng với đó là tiếng to nhỏ xì xào dưới gian bếp đầy mùi mỡ: - Thật ra em chả thích về em ở đằng ngoại sướng hơn chả phải làm gì cả ở đây sáng sớm chưa thấy mặt trời đã phải dậy chuẩn bị mà em có khỏe đâu chị, say xe lê lết mà vẫn phải làm. Đàn ông gia đình này gia trưởng lắm, cứ bày vẽ ra thôi, Ông Thế giàu nhưng chỉ được cái to mồm. Đấy ví dụ các anh em chia tiền nhau ra thuê sắp cỗ có phải em đỡ cực hơn không.. Đằng này ăn thì ít lấy sĩ diện với bạn bè là nhiều, có khổ tụi em thôi ạ.. Mẹ tôi cười ngượng, tôi luôn là người lạc lõng giữa dòng họ và vậy tôi luôn bám đuôi mẹ tôi, cuộc trò chuyện to nhỏ ấy tôi đã nghe hết tôi hỏi mẹ: - Mẹ ơi, sao tết năm nào nhà bà mình phải sắp cỗ làm màu thế nhỉ? - Tết là cái thứ nghĩa tình tuy một mà là hai, tưởng hai lại về mo.. Tôi dạ đáp: Là sao hả mẹ, con chưa hiểu lắm.. Lớn rồi con sẽ hiểu.. Tết là cái lý tưởng của tụi nhỏ được hân hoan xúng xính mặc đẹp với những phong bao dày cộp nhưng đó chỉ là nét vẽ trong thế giới của bọn nhỏ.. Người lớn á.. thì.. không như vậy 4 chữ cơm áo gạo tiền nặng lắm con ạ, nó ghì chặt những kiếp người không thể ngóc đầu lên nổi, khiến cho những buổi hoàng hôn chỉ là chiều tà, cũng khiến cho bà ngoại mình chết trong tủi nhục, bị chính bà mẹ chồng khinh miệt thốt lên rằng:" Vợ chồng son không một tấc cắm dùi".. Cảnh ở cữ 1 tháng là phải đi làm.. Con cái thì bỏ bê nay đống rơm này mai đống rơm nọ, những buổi tối mẹ vừa đi vừa khóc tìm các con trong bất lực.. Chị con cũng khổ lắm.. Vì vậy các con phải cố gắng học và thoái nghèo để có cái tết trọn vẹn nha con. Tôi lặng rất lâu.. Dường như lúc này ranh giới giữa hiện thực và mộng tưởng nó mỏng manh đến độ tôi không thể biết được.. Tôi cũng phải tự thú nhận với bản thân là tết đã khiến tôi không còn cảm thấy vị ngọt như ngày xưa nữa, chiếc áo tết với tôi ngày càng tối và dần tôi hay trở lên tiêu cực vì tết cho tôi nhìn thấy những rãnh đục bên trong nó. Sau một hồi suy nghĩ tôi nhẹ nhàng thủ thỉ bên mẹ rón rén: - Vậy tết vui hay buồn hả mẹ? - Làm gì có tết vui hay tết buồn chỉ có lệ sống ngắn hay dài thôi con ạ? - Lan ăn đi con.. Đối với tôi tết như cái nồi lẩu hôm nay của nhà tôi: 6 phần vị chua, 4 phần vị ngọt. Người ta hay nhớ cái cảm giác tê tê chua trên đầu lưỡi hơn là cái vị ngọt ở sau cùng vì nó dễ cảm nhận hơn. Cũng như tết, nó rất đẹp mà cái đẹp lại là nghệ thuật, mà nghệ thuật thì luôn còn mãi với thời gian vượt trên những cùng khổ nhất của đời sống xã hội.. Đâu đó vọng xa tôi thấy nồi bánh chưng đang heo hút những ngàn khói.. * * *HẾT-----
Chào bạn, trước tiên xin chúc mừng bạn đã hoàn thành tuần thi thứ nhất, dù không đạt giải cao nhất, nhưng Ban tổ chức hy vọng sẽ tiếp tục theo dõi và đạt giải cao trong những tuần thi sau. Ngoài chấm điểm, Ban giám khảo còn có một vài nhận xét/góp ý về bài viết của bạn như sau: Giám khảo 1: Điểm đặc biệt ở bài viết này là tên tiêu đề. Tuy nhiên, vấn đề là bạn lại không thể hiện cho người đọc thấy nguyên nhân vì sao gọi là "Nhặt Tết" Cách trình bày của bạn còn vụn vặt quá. Nói chung, bạn cần nghiên cứu thêm về cách đặt dấu câu. Tham khảo mọi người cách viết thoại sao cho phù hợp. Nếu nói về khung cảnh bạn tạo ra trong bài, thật sự nó có nhiều chiều sâu. Tuy nhiên, do bạn chưa biết cách thể hiện qua câu từ nên nó cứ xoay qua xoay lại vài câu thoại và kết truyện. Điều đáng nói là câu kết truyện lại rất hay. Nó mang hình ảnh khiến người ta phải suy nghĩ. Vậy nên, nhìn tổng thể, bạn là người có nhiều ý tưởng nhưng lại gặp hai hạn chế lớn là ít vốn từ và thiếu người dẫn dắt. Lời khuyên dành cho bạn: Hãy đọc thêm sách để trao dồi vốn từ, học hỏi kinh nghiệm vài tác giả mà bạn thấy ấn tượng. Giám khảo 2: Trình bày chưa rõ ràng, câu thoại và lời dẫn truyện không được phân chia rõ rệt nên khó phân biệt; bố cục sắp xếp giữa quá khứ và hiện tại, giấc mơ và hiện thực, đối thoại của nhân vật đan xen khá loạn gây rối rắm cho độc giả khi theo dõi mạch truyện. Các yếu tố về hashtag, số từ, ảnh minh họa đạt yêu cầu. Nội dung: Truyện ngắn xoay quanh chủ đề "tết vui tết buồn" đáp ứng được yêu cầu cuộc thi, dù vậy cách trình bày hỗn loạn, kém chỉn chu của bài viết khiến thông điệp truyền tải qua câu chuyện bị giảm thiểu đáng kể. Chưa bàn luận đến nội dung, độc giả chỉ đọc được mấy dòng đầu tiên thấy câu thoại với lời dẫn truyện nhập nhằng, cách trình bày không rõ ràng là đã đủ để bỏ truyện không đọc tiếp rồi. Góp ý: Câu chuyện sẽ hay hơn nếu người viết khắc phục được vài điểm chưa ổn sau: - Trình bày câu thoại và lời dẫn truyện rõ ràng, không nên viết nhập nhằng chung một dòng mà không phân chia để mặc độc giả tự hiểu. - Trong các cuộc đối thoại phải trình bày hợp lý để độc giả biết người nào phát ngôn câu nào, không nên gạch đầu dòng một loạt câu thoại rồi để độc giả tự đoán. Giám khảo 3: Hình thức trình bày làm người đọc khó hiểu, đang còn viết tắt, chưa cảm nhận được chủ đề chính của câu chuyện, đọc xong không để lại một chút ấn tượng nào.
Dạ em cảm ơn các ad đã dành thời gian quý giá của mình để đọc và nhận xét bài của em nhiều ạ! Dạ em đã học được nhiều kinh nghiệm qua lần đầu viết ạ! Mong cuộc thi sẽ ngày càng phát triển và tốt đẹp hơn ạ!