Nhật ký tình yêu của anh và em Tác giả: Thiên Hi Thể loại: Tiểu thuyết, ngôn tình, nhẹ nhàng, có chút ngược,.... Tình trạng: đang viết. Số chương: chưa xác định. Link thảo luận-góp ý: Các tác phẩm của Thiên Hi Văn án: Cuộc sống của tôi không có gì là suông sẻ từ lúc tôi còn nhỏ cho đến khi tôi lớn lên, có ý thức, có suy nghĩ riêng của chính mình,... Cho đến khi tôi gặp được em. Tôi lúc ấy mới biết cảm giác yêu một người là gì. Để vụt mất đi một người sẽ có cảm giác gì? Đau, buồn, vui, giận, hờn, hạnh phúc,.. Tất cả chỉ có thể là em. Mời mọi người cùng đón đọc tác phẩm ngôn tình đầu tay của mình nhé.
Chương 1: Những tháng năm trong quá khứ 1. Bấm để xem Tôi là một người đàn ông bình thường, không giàu sang cũng không quá tài giỏi. Tôi năm nay đã gần năm mươi tuổi. Cuộc sống gia đình tôi đã trải qua vẫn như một thước quay chậm trong tâm trí tôi. Đã là hai mươi hai năm kể từ lúc tôi lập gia đình tới nay. Cuộc sống của tôi không có gì là suôn sẻ từ lúc tôi còn nhỏ cho đến khi lớn lên, có ý thức cho tới tận hiện tại. Năm tôi bảy tuổi, đã có thể nhớ hết những chuyện mà tôi đã phải làm, phải trải qua. Gia đình tôi có sáu anh chị em, tôi là con trai thứ ba cũng là con trai út trong gia đình. Gia đình tôi là một gia đình có vẻ rất gia trưởng. Bố mẹ tôi, khi người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ họ là con người rất lương thiện, sống hòa thuận, dạy con cái rất nề nếp gia giáo. Nhưng đấy chỉ là vỏ bọc bên ngoài mà họ muốn người khác thấy, họ muốn người khác biết gì thấy gì thì những người đó cũng không thể nào biết hơn được. Và tôi, cũng là một trong số ấy. Tôi bị họ lừa cho đến khi tôi không còn giá trị gì nữa. Vì là gia đình theo suy nghĩ lối phong kiến cũ, nên họ luôn đặt niềm hy vọng tình thương hết vào con trai cả. Những đứa con trai, con gái còn lại không là cái gì hết. Biết ăn nói, khôn khéo sẽ dễ chiếm được chút ít tình thương còn lại. Tôi nhớ khi tôi bảy tuổi, đã bị trễ mất một năm để đi học. Dù gia đình không phải là dạng nghèo khó gì, nhưng việc học hành của tôi vẫn bị trì hoãn lại. Khi tôi nhìn anh hai và anh ba cắp sách đến trường, tôi ước ao mình cũng được như hai anh. Đeo chiếc cặp oai phong bước vào trường, học lấy từng con chữ mà tôi vẫn thường ước ao. Khi hai anh cặp sách đến trường, tôi ngồi ngoài sân mà nhìn theo bóng dáng hai anh khuất dần mà cảm thấy thật tủi. Vì sao tôi không được đến trường? Tôi lau đôi tay hơi có chút mồ hôi vào người, chạy đến cái ghế đẩu mà mẹ tôi đang ngồi, nghiêm túc nhìn bà hỏi: "Mẹ ơi, con muốn được đi học như hai anh!" Mẹ tôi bỏ cuộn len mà bà đang đan dở xuống, khuôn mặt bà thoáng nhăn một cái nhưng rất nhanh lại giãn ra. Bà nhìn tôi, mặt buồn rười rượi nói: "Nhà ta không thể đủ tiền mà cho con đi học được. Con cũng không lanh lẹ lắm, học cũng không có ích gì?" Bà như chực chờ muốn rơi nước mắt: "Mẹ muốn cho con đi lắm, nhưng nhà ta thật sự không còn tiền nữa. Mẹ không thể làm gì được cả. Nhà ta cần.." Khụt khịt mũi, bà nói tiếp: "Nhà ta cần một lao động chính. Nhưng hai anh con phải đi học rồi. Em gái con thì còn quá nhỏ. Phải làm sao bây giờ?" Đầu óc non nớt của tôi khi ấy chỉ nghĩ được rằng, nhà tôi đang thật sự nghèo khó, đang cần một lao động chính. Mà tôi lại là người thích hợp nhất. Tôi lau nước mắt cho bà, giọng nói trong trẻo cất lên: "Vậy thì để con làm. Con không đi học nhưng mấy anh và em gái sẽ đi học. Như vậy thì con không cần phải học nữa. Con sẽ kiếm tiền để anh trai và em gái có thể đỗ đại học giống như anh Thành nhà bác Nam. Lúc đó, có phải nhà chúng ta cũng sẽ được sung sướng." Câu nói nghiêm túc của đứa bé nếu như ai đó nghe thấy sẽ cảm thấy thật đau lòng mà rơi nước mắt. Nhưng người phụ nữ ngồi trước mặt lại mảy may không có cảm xúc gì. Bà chỉ nghĩ rằng gia đình đã có một lao động phụ giúp rồi. Cậu bé bảy tuổi ấy hay nói là tôi, chỉ với một ý định kiếm thật nhiều tiền để lo cho tập thể cả gia đình. Hằng ngày tôi đều tới vườn mà tôi được mướn để cuốc đất và rẽ luống rau. Đất cằn cỗi làm tay tôi sưng phồng hết cả lên, đau nhức không chịu nổi. Nhưng trách nhiệm phải kiếm tiền đang đè nặng trên vai làm tôi luôn phải kiên định bản thân không thể yếu đuối mà rơi nước mắt. Tôi luôn tự cổ vũ bản thân, tự tập quen dần với công việc, với cuộc sống mà tôi buộc phải chọn. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường trèo tường ngồi ngoài lớp anh ba mà nghe giảng bài. Bữa được bữa không nên chỉ biết được bảng chữ cái và cách ghép vài từ. Ba năm học lóm cũng cho tôi nhận biết được mặt chữ. Nhưng khẩu phần gia đình đang ngày cành tăng lên, tiền học tiền ăn ngày càng nhiều làm tôi không còn thời gian bước đến trường nữa, những buổi học lóm cũng kết thúc tại đây. Bạn biết không, cảm giác của một người nghèo khổ lại đi làm thuê làm mướn, không ai có thể hiểu được cả. Dù có cho là cùng hoàn cảnh, nhưng với một người chủ kiêu căng và độc ác thì sao? Ai có thể hiểu đây? Người chủ này tôi đã làm cho ông ta nửa năm nay. Tôi bắt đầu làm cho ông ta khi công việc của người chủ trước không còn nữa. Đây là một người đàn ông giàu có, ông ta được mọi người gọi với biệt danh Năm Móm. Ông ta hơi mập, tóc dài và người không cao lắm. Ông ta có chung sở thích của những người có tiền, là nuôi thú cưng, và con chó Nhật trắng mà ông ta đang ôm trên người kia rất được ông ta yêu thương. Bữa cơm tôi ăn ông ta chỉ có thể cho được một bát cơm trắng, một chén nước mắm và miếng đậu phụ nhỏ. Nhưng con chó ấy, nó không có bữa nào là không có thịt cả, mà còn là thịt bò ấy chứ. Nhiều khi nhìn cơm của nó mà tôi ước ao, tôi ước gì bản thân mình được trao đổi thân phận cùng với nó.
Chương 2: Những tháng năm trong quá khứ 2. Bấm để xem Thấy tôi cứ nhìn chằm chằm vào tô cơm của nó, mà ông ta thẳng thừng cầm lấy cái roi mây mà quất tới tấp vào người tôi. Ôm con chó nhỏ lên cùng bát cơm của nó, ông ta thủ thỉ vào tai của con chó nhỏ: "Đi vào trong ăn thôi. Không là nó ăn hết của con bây giờ?" Không biết ông ta có ý gì đây, nói với con chó nhỏ hay cố tình nói cho tôi nghe? Nhiều khi cảm thấy đời bất công quá thể. Chỉ có thể trách phận mình bọt bèo. Nhưng từ hôm đấy trở đi, tôi cũng không lại gần thú cưng của ông ta. Chỉ loay hoay một góc của mình. Tôi sợ mình như lời lão ta nói mà giành lấy đồ ăn của thú cưng ông ta mất, cũng sợ bản thân mình không biết kiểm soát mà bị sỉ nhục. Đến hết một năm làm công ấy, tôi cũng không tiếp tục làm cho lão ta nữa. Lấy tiền công xong là bỏ về nhà. Chả quan tâm lão ta ở đằng sau đang chửi đổng cả lên rồi. Về tới nhà, tôi mới biết anh hai tôi đã đi lính. Gia đình bớt đi một khẩu phần nhưng hai em gái đã đến tuổi đến trường rồi. Lại bắt đầu công cuộc kiếm tiền, kiếm tiền và kiếm tiền. Anh hai đi hơn hai năm thì trốn trở về vì không thể chịu nổi cảnh sống trên chiến trường khắc nghiệt. Gia đình sợ anh ấy bị bắt hay gì đó thì tôi cũng không rõ, nhưng cả gia đình đều giấu nghẹn hết chuyện anh ấy đã từ chiến trường trở về. Không ai hay biết trong nhà tôi tồn tại một con người, một người mà đáng lý ra hiện giờ phải đang gắng sức góp công lao cho đất nước. Tôi ngày càng cao lớn, từ một thằng nhóc còi nhoi đen nhẻm ngày nào giờ đã ra dáng thiếu niên mười lăm, mười sáu tuổi. Vì là thanh niên sức dài vai rộng nên việc kiếm tiền đối với tôi không còn là vấn đề vì nữa. Ba em gái đã được đi học đầy đủ. Anh ba học hết cấp hai cũng không vào được cấp ba nên hiện tại đang rãnh rang ở nhà. Anh hai thì vẫn như ngày nào, nhởn nhơ này đây mai đó. Việc kiếm tiền cũng là tôi, mà việc ngày tám cây số trở các em đi học cũng là tôi. Vừa kiếm tiền còn phải phụ trách đưa đón các em như vậy, khiến tôi thật sự không có thời gian để thở. Tôi nhiều lần cũng thật muốn hỏi ba mẹ tôi vì sao không bắt hai anh kiếm việc mà phụ gia đình hay chỉ đơn giản là nhận lấy cái việc đưa đón em gái đi học cũng được. Nhưng lần nào cũng nhận lại là bài giáo huấn của ba, cùng nước mắt kể khổ của mẹ. Tôi nhiều khi cảm thấy bố mẹ có thiên vị quá không? Vài lần ngậm ngùi, vào lần tủi thân, nhưng mọi chuyện vẫn chẳng xê dịch chi cả. Tôi như trai sạn rồi cứ thế cho qua, không còn đề cập đến vấn đề ấy nữa. Tôi đi theo một đoàn chuyên đi cưa bao bì. Mỗi cục bao bì là một cục gỗ bự đường kính cả năm mươi phân, to như cái quạt, đối với tôi cũng thật sự rất nhẹ nhàng. Mỗi chuyến tôi đi chỉ một hai tuần là có thể mua cả bảy tám chỉ vàng. Dư dả chi tiêu mọi thứ trong nhà. Mỗi tháng còn dư ra mà mua sắm linh tinh mọi thứ. Tiền trong nhà cũng ngày càng tích góp nhiều ra. Nhưng dù có vậy, tôi cũng không nghĩ tới việc kiếm đủ tiền là về nhà. Tôi làm ở bãi gỗ, ngủ luôn tại đây nên thời gian về nhà là hoàn toàn không có. Chỉ gửi tiền về theo thời gian định kì mà thôi. Đi hơn một năm, tới gần tết. Mọi người trong bãi mới lục tục cuốn gói đồ chuẩn bị về nhà. Tôi cũng khăn gói hành lý mà về nhà. Nhà tôi mấy năm nay đều ăn tết lớn, thịt thà gạo thóc là chất đầy cả một nhà. Bánh kẹo hoa quả là không thiếu thứ gì hết. Mẹ tôi đi chợ tết, bà có sắm cho gia đình mỗi người hai bộ đồ mới. Ba anh em trai tôi giống nhau là áo sơmi và quần tây thẳng thớm. Tôi rất không thích kiểu quần ông già đứng đắn này nên đưa cho hai anh mặc, tự lấy tiền mà đi mua cho mình hai cái quần kaki túi hộp, cùng áo thun đơn giản. Mặc vào nhìn chất chơi hơn nhiều. Và đây cũng là suy nghĩ chung của những thanh niên hiện tại tầm tuổi tôi. Đều theo một phong cách này cả. Mẹ tôi nhìn bọc quần áo trong giỏ xe mà chăm chăm nhìn tôi một lát, xong quay ngoắt mặt đi mà không thèm quan tâm đến. Sự lạnh nhạt của bà làm tôi mất mát lắm, nhưng mà mẹ là người mà tôi thương nhất nên là cứ mặc kệ bà thôi, cũng chẳng tỏ thái độ gì. Ba tôi từ lúc tôi đi cưa bao bì là cũng trở nên đổ đốn ra. Cờ bạc, rượu chè, đề đóm không gì là không góp mặt. Đi một lần thau đêm cả ba bốn ngày mới thấy mặt một lần. Về đến nhà là lại lấy tiền mà đi tiếp. Mẹ tôi khóc ròng vì tiền trong nhà cứ chảy ra ngoài hết, đến một ngày nào đó cũng không còn cho xem. Nhưng vì "quy tắc, nề nếp" bà cũng cứ để mặc ba tôi muốn làm gì thì làm. Nhiều lúc bị ba tôi chửi bới, bà cũng chỉ có lẳng lặng ngồi nghe mà gật đầu đồng ý. Bà nhu nhược đến không còn thuốc chữa. Có hôm, ba tôi chơi thua người ta cả hai cây vàng. Không mang theo đủ tiền trả, người ta giữ lại không cho về, đánh cho một trận thừa sống thiếu chết. Bọn chúng cho người đưa tin về gia đình tôi bắt phải đưa tiền đến chuộc, không thì lo liệu mà nhận xác ông đi. Mẹ tôi nghe tin mà ngất xỉu tại chỗ. Nhưng khi tỉnh lại vẫn vào phòng, lấy tiền ra mà đi chuộc ông về. Tiền thì có nhưng không ai có can đảm mà tới hang hùm động sói vậy đâu. Nhà tôi nhìn qua thì số lượng rất hùng hậu, nhưng mà không có xíu chất lượng nào cả, nhìn qua thì ghê gớm lắm thật ra lại rất nhát gan. Nhìn hết thảy, mọi ánh mắt đều đổ đồn vào tôi, chỉ còn tôi là lựa chọn để đi đến đó mà thôi. Đến khi đi cũng chỉ có bản thân tôi đơn phương độc mã.
Chương 3: Cuộc gặp gỡ đầu tiên, chính là em. Bấm để xem Đến nơi tôi mới biết, bọn này thì ra là một tổ chức nhỏ chuyên đi gạt tiền mấy con ma bạc đây mà. Không hiểu ba tôi từ đâu mà tìm tới được bọn chúng. Bọn chúng cả băng hết thảy cả gần mười thằng cao thấp đủ loại, nhưng nhìn thằng nào cũng gấu lắm. Thằng cầm đầu to con nhất, đứng đánh giá tôi một vòng, sau đó nói mới hỏi ngọn nguồn mục đích đến. Nó hỏi tôi bằng giọng ồm ồm: "Mày tới tìm ai?" Tôi không có chần trừ mà trả lời: "Người nhà mà hôm qua mày cho người đến báo mang tiền chuộc." Nó lại nhìn nhìn tôi, rồi gật gật đầu. Rõ ràng xong, nó mới ra hiệu cho hai tên trong đó, đi vào xách ba tôi ra. Ông hiện tại thật chẳng khác gì một con chuột nhắt bị hai thằng lôi ra mà quẳng trước mặt tôi. Nhìn người ông bầm đập xanh tím từng mảng lớn, máu me đầy mình, từ bên trong tôi như có một cỗ nhiệt khí lớn muốn phun trào. Hai mắt tôi nóng lên, như hai viên đạn bay thẳng ghim vào tấm bia bắn, mà nhìn cái thằng cầm đầu kia. Tôi lao tới nắm lấy cổ áo nó mà nhấn xuống đất, nệm vào đầu nó mấy phát khiến mắt nó nổi đom đóm. Mấy thằng xung quanh nhìn mà khiếp sợ, muốn xông lên mà nhìn tình trạng khủng bố muốn giết người của tôi cũng không dám manh động. Thằng cầm đầu nhìn vậy mà không phải vậy. Tôi cứ nghĩ bản thân lao vào đánh nó vầy là đã hết đường sống rồi, hôm nay chắc chắn không thể ra khỏi đây. Nhưng không ngờ nó bị tôi đánh mà khiếp sợ, cầu xin tôi tha cho nó. Nó cam kết sau này sẽ không lôi kéo ba tôi đánh bạc nữa, cũng sẽ không đụng vào cả nhà tôi. Tôi may mắn mà trở thành anh hùng rơm đấy. Bọn nó sau này mỗi lần gặp tôi cũng được một tiếng danh xưng đại ca. Tôi lại không thích cái danh xưng ấy lắm. Nghe nó cứ có vẻ côn đồ. Thời gian lại cứ như vậy mà lặng lẽ trôi qua. Tết năm tôi hai mươi tuổi, được xem là cái tết đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Đó là tôi gặp được em. Em thật xinh đẹp, ngây thơ và trong sáng. Em như ánh mặt trời soi rọi lấy trái tim tăm tối và mù mịt của tôi. Nụ cười của em làm tôi như mê đắm mà chỉ ngây ngốc đứng nhìn em. Em nhỏ nhắn, mỏng manh như ly thủy tinh vậy, mạnh tay là sẽ vỡ tan tành. Lần đầu gặp em là khi tôi đi chợ đêm một mình. Tôi không có bạn, một thân một mình lặng lẽ ở trốn nhộn nhịp dòng người qua lại. Đây cũng là năm đầu tiên mà chợ đêm được mở, nên ai cũng thấy mới mẻ mà tham quan, dạo chơi, thăm thú. Trong dòng người xô bồ qua lại, em phá lệ mà nổi bật nhất ở đây. Em diện trên người một cái đầm dài kín cổ phủ tới mắt cá chân. Dù đầm thời gian gần đây mới thịnh hành, nhưng em mặc vào lại như tinh linh hạ phàm vậy. Đặc biệt thu hút ánh mắt người qua lại. Mái tóc xoăn nhẹ bồng bềnh, dài ngang lưng. Hai bên tóc là hai cái nơ nhỏ xinh xắn. Đôi môi đỏ hồng đầy sức sống, nổi bật trên làn da trắng. Mắt to long lanh nhưng cũng đầy mị hoặc. Lông mi thì dài cong vút. Làn da trắng hồng bị ánh đèn mày vàng nhạt chiếu vào, nhưng lại càng rõ ràng dung mạo tuyệt trần của em hơn. Em đi với nhóm bạn của em, những cô gái mới lớn với vẻ ngoài trong sáng, xinh đẹp động lòng người, nhưng vẻ đẹp của em vẫn là khác biệt nhất. Nhiều chàng trai đi qua luôn phải ngoái đầu lại ít nhất một lần để ngắm nhìn nhan sắc của em. Còn riêng tôi thì đứng nguyên hình ở đối diện mà nhìn em không mảy may cử động. Một chàng trai lần đầu rung động là cảm giác thế này sao? Tim đập mạnh quá. Cảm giác lâng lâng này không sao diễn tả được. Như có thứ gì đang thôi miên lấy tôi vậy? Em đi tới quầy hàng bán thịt xiên nướng mà tôi đang đứng, bạn em thì đã tách ra chơi patin rồi. Nhìn cặp mắt to đen lánh, hàng mi dài khẽ lay động chăm chú mà chọn lấy từng xiên que nướng, càng làm trái tim tôi thêm xao động. Làn váy dài của em bị gió thổi bay mà cứ vô tình quét qua chân tôi, cảm thấy hơi ngưa ngứa, nhưng tôi cũng không có ý định mà dịch ra xa. Em đứng mới ngang ngực tôi một chút, thân hình đặc biệt nhỏ bé, làm tôi có cảm giác như muốn che chở, bảo bọc cho em. Tôi thấy em lựa lấy bốn que xiên nướng rồi tính tiền. Hướng về chỗ chơi patin mà bạn em đang tụ tập không xa mà chuẩn bị đi tới. Mái tóc đen dài của em bị gió thổi tung bay quẹt qua mặt tôi, có thể ngửi thấy mùi bồ kết thoang thoảng trên mái tóc. Những sợi tóc cũng đặc biệt mềm mại. Em bỗng nhiên quay lại nhìn tôi, bốn mắt chạm nhau làm tôi đứng hình như tượng đá, đầu óc đình chỉ như vừa bị ai đó lấy đá nệm cho một cái mà choáng váng, ngây ngốc mà nhìn vào mắt em. Em vẫn nhìn tôi với một ánh mắt khác lạ, cứ như tôi là tên biến thái sàm sỡ em vậy. Em nhìn xuống dưới, tôi cũng nhìn theo ánh mắt em mà nhìn xuống, tôi mới thấy thì ra đầm em bị mắc vào một cọng kẽm chìa ra của cái tủ. Tôi nhìn lại em, hóa ra em nghĩ tôi là biến thái nắm lấy váy mình, nên em mới dùng ánh mắt cảnh giác mà kinh ngạc như vậy nhìn tôi.
Chương 4: Tình phải chăng đã tới? Bấm để xem Em nhìn tôi với vẻ mặt ái ngại, gật đầu tỏ vẻ hối lỗi mà vội vàng bước đi. Nhưng có vẻ em quên mất váy mình đang bị mắc vào cạnh bàn bàn. Tiếng "roẹt" vang lên làm người em khựng lại tại chỗ, tôi cũng bất ngờ mà trợn mắt nhìn em. Cái váy của em bị kéo căng mà rách một đường ngay lưng áo, làm lộ ra một mảnh lưng nhỏ trắng muốt. Người xung quanh gần đó đã nhìn qua phía bên này. Tôi không nghĩ ngợi mà cởi ngay áo khoác trùm lên người cho em. Nếu như tôi không làm thì cũng chẳng ai tốt bụng làm cả, họ còn muốn nhìn cho đã con mắt kia kìa. Tôi đỡ lấy hộp đựng xiên nướng của em đặt trên một cái gần đó, sau đấy ra hiệu cho em mặc luôn cái áo khoác vào. Mà cả quá trình cũng chỉ có một mình tôi động thủ. Em vì xấu hổ mà mặt đã đỏ bừng lên hết cả, như quả cà chua chín. Tôi mua thêm cho em mấy cây xiên nướng nữa rồi đưa em ra ngồi ở hàng ghế ngoài sân patin rồi chờ bạn em. Em cũng không có vẻ xa cách tôi như lúc đầu nữa, chúng tôi ngồi tâm sự, trò chuyện với nhau. Em nói cho tôi biết tên em, em tên là Mai Chi. Một cái tên thật đẹp mà nhẹ nhàng, như chính con người em vậy. Em mới mười sáu tuổi thôi. Thua tôi bốn tuổi lận. Hèn chi người em lại nhỏ bé tới vậy, thì ra là chưa có thành niên. Tôi là một con người thực tế, lại khô khan, cũng chưa từng nói chuyện với cô gái nào bao giờ nên hơi lúng túng. Tôi nhìn em, hỏi: "Em nói chuyện với anh có cảm thấy chán không?" Em nhìn tôi, cười dịu dàng, lắc cái đầu nho nhỏ mà trả lời: "Không đâu, nói chuyện với anh vui lắm." Tôi nhìn vào mắt em, lầm bầm nói: "Em là người đầu tiên không bảo nói chuyện với anh chán. Em.. đẹp quá." Gò má em hơi ửng lên một tầng hồng nhạt. Em mắc cỡ khi nghe tôi khen em đẹp. Vẻ e thẹn của em càng thêm động lòng người. Ăn hết hộp xiên nướng, bạn em cũng đã chơi xong rồi. Ba cô gái đi ra, thấy tôi ngồi cạnh em mà vẻ mặt ngạc nhiên tột độ. Một cô gái trong số đó nhìn tôi hỏi: "Anh là ai?" Em nhìn bạn mình, giọng nhẹ nhàng mà trả lời: "Đây là anh Hiệp a, anh ấy là bạn mà tui mới quen." Ba cô bạn của em nhìn tôi với ánh mắt cảnh giác, kéo ghế ngồi xuống cạnh em mà hỏi nhỏ: "Bà biết ổng là ai không? Tự dưng quen bậy quen bạ vậy, lỡ là người có ý đồ xấu thì sao?" Câu nói cũng không nhỏ, tôi biết mấy cô ấy đang muốn cảnh cáo tôi đừng có ý đồ xấu với em. Tôi không nói gì, chỉ lẳng lặng nghe các cô ấy nói chuyện. Em xua xua tay, mặt hơi bối rối mà vội vàng giải thích: "Anh ấy không phải người xấu đâu. Lúc nãy áo tui bị mắc vào kẽm nên bị rách. Là anh ấy cởi áo khoác mặc vào cho tui á. Không thì bây giờ tui xấu hổ lắm." Giọng Nam mỏng nhẹ của em nghe vào thật là êm tai, cũng thật dễ thương. Trong cả cái xã mà tôi ở toàn là giọng của Bắc 54, không thì là giọng rặc Bắc, không có nhà nào nói giọng Nam hay miền tây như này cả. Chỗ tôi làm gỗ cũng không có mấy ai nói giọng Nam nhẹ nhàng như em vậy đâu. Em là người chỗ khác tới đây chơi sao? Tôi tò mò lắm, nhưng chỉ mới quen biết với em chưa được nửa tiếng, làm sao tôi dám hỏi nhiều. Ngồi một chút thì em và bạn bắt xe lam về nhà, em hẹn tôi lần sau gặp lại sẽ trả áo cho tôi. Tôi nhìn theo hướng xe chạy đi mà thấy không nỡ. Nhưng rồi cũng vẫn phải về nhà, tôi hướng về phía hướng nhà mình mà đi. Ngày tết thoắt cái đã qua, ngày mười hai, tôi lại xách hành lý của mình mà đi làm. Công việc chỉ còn làm một tháng nữa thôi là hết việc, tôi phải đợi đến tháng tám mới hàng giao hết rồi mới tiếp tục làm tiếp. Vậy là coi như được nghỉ ngơi nửa năm. Công việc này cứ nghĩ như là dễ lắm, nhưng làm rồi mới biết. Phải cưa, phải vác, phải kéo, sức khoẻ phải tốt cũng phải chịu khó mới làm được công việc này. Lại chưa kể đến đường rừng núi đốc đá, không cẩn thận rớt xuống có khi chẳng còn mạng. Vì độ khó đấy nên lương nhận được lại rất cao. Vì thế mà có người chấp nhận bán mạng chỉ để tìn một chân trong công việc này. Tôi nghĩ nghĩ, làm hết tháng này phải, tôi cũng phải nhận được một khoản kha khá. Có thể mở tiệm nhỏ, hay mua miếng đất mà làm. Vậy thì tương lai cũng không lo ngại nữa. Ba năm trước, khi tôi chưa đi theo nhóm người làm công việc này, tôi có phát hoang cho gia đình được hơn hai mẫu rẫy. Tôi trồng vài cái cây ăn quả để hai anh tôi ở nhà mà chăm sóc, thu hoạch để mẹ tôi ở nhà có cái thu hoạch. Anh hai thì lấy cớ đi phụ việc cho nhà bác cả, anh trai mẹ, nên là việc chăm sóc ấy là để anh ba làm. Dù anh hai có không làm, bố mẹ tôi cũng không nói gì cả. Tôi thấy ông bà phải chăng đã quá cũng chiều anh ấy, tới sau này phải ra xã hội thì sống sao đây? Một tháng nói ngắn không ngắn, nói dài cũng không dài, công việc của tôi cuối cùng cũng kết thúc. Tôi nhận được cả ba ngàn đồng, tương đương cả gần ba chỉ vàng, còn được thưởng thêm mỗi người một trăm đồng tiền riêng. Tôi lấy một trăm đồng cho riêng mình, còn ba ngàn, tôi sẽ đưa cho mẹ lo gia đình. Cầm tiền, mẹ tôi bắt đầu tính toán chi tiêu. Anh hai tôi, Hoàng Quân Khải lại gần ôm lấy đùi mẹ tôi, làm nũng: "Mẹ, cho con tiền để hùn vốn làm ăn với bạn con được không?"
Chương 5: Gặp lại em lần nữa. Bấm để xem Mẹ tôi, bà Kim Cúc, bà nhìn anh hai tôi ngạc nhiên hỏi: "Hùn làm gì chứ?" Anh hai tôi ngồi giải thích cho mẹ tôi nghe, mặt anh đầy tự đắc: "Hùn mở quán ăn đó mẹ. Giờ chưa có mấy tiệm bán hàng ăn đâu. Chợ đêm lại bắt đầu mở rồi, mình mà có tiệm bán, người ta kéo tới ăn, lúc đấy chỉ có mà hốt bạc." Mẹ tôi chặc lưỡi, nói: "Thời thế đang loạn lạc thế này, ai mà nhiều tiền đi ăn tiệm chứ?" Anh hai mặt hơi mất hứng, nhưng anh vẫn kiên nhẫn mà lôi kéo mẹ tôi từ bỏ suy nghĩ ấy: "Mẹ không biết đó thôi, mấy nhà giàu mới nổi bây giờ người ta toàn đi ăn tiệm không đấy? Có nhà đãi tiệc mà tới nhà hàng đặt tiệc một lúc cả trăm bàn. Tiền không là tiền. Họ đang suy nghĩ theo cách phương Tây hóa, đãi tiệc là tới nhà hàng, có ai đãi ở nhà đâu? Mình mà mở được một nhà hàng như vậy, nhận một lần đặt tiệc là ăn được cả năm đấy." Nghe tiền sinh lời nhiều như vậy, mẹ tôi cũng có hơi động tâm rồi. Nhưng tiền trong túi như nối liền khúc ruột của bà vậy, muốn bà lấy ra cũng có hơi khó. Nhưng nghĩ đến ciệc sau này sẽ sinh lời ra gấp mấy chục lần thế này, thì vẫn thấy hấp dẫn hơn. Bà hỏi lại cho chắc chắn: "Thế hết bao nhiêu tiền?" Mặc dù là không muốn, nhưng với lợi nhuận nhiều thế kia mẹ tôi cũng hơi chút động tâm. Là người, ai mà không ham tiền chứ. Anh tôi như thấy chuyện sắp thành, đổi giọng hiền ngoan giảng giải một lúc. Tới khi thấy mẹ tôi đã hoàn toàn đồng ý, anh hai tôi liền nói: "Là ba mươi ngàn. Mỗi người hai mươi lăm phần trăm cổ phần. Như thế thì con xem như là một trong bốn ông chủ đó mẹ." Mẹ tôi nghe tới số tiền mà tay run lên, giọng cảm khái: "Nhiều thế cơ à!" Anh hai như muốn mẹ tôi thông suốt mà giải thích: "Ba mươi ngàn còn ít đó mẹ. Con nghe người ta nói, mở một nhà hàng cả mấy trăm ngàn ấy. Mình có ba mươi ngàn mà được làm ông chủ thế này là hời lắm rồi. Ở đâu ra trên trời rơi xuống miếng bánh to lần hai cho mình đâu mẹ. Đây là cơ hội đó." Mẹ tôi suy tư một chút thiệt và hại. Cuối cùng đứng dậy, bước vào trong phòng cầm ra một cọc tiền dầy. Tôi nhìn tiền mà mình phải bán mạng cứ thế mà ra đi trong vòng một nốt nhạc thế này. Cảm giác thật không biết diễn tả sao nữa? Tôi nhìn mẹ, giọng nói hơi run nhẹ: "Mẹ thật muốn đưa hết cho anh hai sao? Tiền này cũng là dành dụm cho các em gái đi học mà." Anh hai thấy tiền đã tới tay lại sắp bị lấy lại, quay qua tôi gắt lên: "Cái thằng này. Anh mày là lấy tiền đi làm ăn, chứ tao có lấy đi đàn đúm ăn chơi à? Tao mượn làm vốn, đợi mai mốt kiếm được, tao trả lại mày gấp mười lần. Tao cũng không muốn thiếu nợ cái thứ tính toán như mày. Xì, tưởng kiếm được tiền là ngon chắc. Đợi rồi xem. Nhưng mà sau này anh mày kiếm được nhiều tiền, anh mày sẽ không bạc đãi mày đâu." Mẹ tôi lại tiếp lời anh ấy: "Anh mày nói đúng đấy. Anh em với nhau mày tính toán cái gì? Sau này anh mày giàu sẽ bạc đãi mày sao? Có tý tiền mà sao lại phải cuống lên thế? Tao không biết, sau này mày có vợ, chắc cũng chỉ nghĩ đến con vợ của mày thôi. Thật là không thể nhờ cậy gì được vào mày cả." Bà dạy dỗ tôi một hồi, lại quay qua ôn nhu xoa đầu anh tôi: "Con cầm tiền này mà đi làm ăn. Nếu thiếu thì nói với mẹ. Gia đình ta trông cậy vào con cả đấy." Hai người vui vẻ nói chuyện cười đùa. Tôi ngồi nhìn mà thấy mình thật là lạc lỏng. Đứng dậy khỏi ghế, tôi xin phép mẹ một tiếng đi ra ngoài. Trước khi ra cửa, còn nghe được giọng nói anh tôi khinh khỉnh đằng sau: "Đúng là thằng vô dụng. Cũng chỉ được cái như trâu." Tôi không quan tâm sự trào phúng trong giọng nói của anh ấy. Không muốn quan tâm mà cũng lười quan tâm. Đi dạo lên một con đường vắng, bên trên có một đồi hoa bằng lăng tím rất đẹp. Đây là nơi người ta quy hoạch làm khu du lịch. Hoa này đã được trồng một khoảng thời gian rồi. Hiện hoa đã nở tím hẳn một vùng. Vừa thơ mộng, vừa lãng mạn, lại cũng rất buồn. Cái cảm giác cô đơn giữa một vùng hoa tím gió thổi nhè nhẹ. Cảm xúc muốn hét thật to này thật không thể kìm nén được. Giờ đã là thời gian về chiều, người ở nơi này chỉ còn thưa thớt vài đôi tình nhân qua lại. Tôi tìm một góc khuất ít người ngồi xuống. Cành hoa trịu nặng xuống dưới cứ như tạo ra một tấm chắn, che lấp người tôi. Nhìn suối nước chảy dài về một phương nào đó, nước trong vắt có thể nhìn thấy những hòn sỏi đủ màu nằm bên dưới. Những con cá nhỏ tự do tung tăng vùng vẫy trong nước. Tôi ước gì, mình có thể hoán đổi với chúng. Tôi cũng muốn mình được tự do như vậy, không phải bận tâm về những thứ xung quanh, cũng không phải bận lòng vì lòng người khó đoán. Ánh nắng chiều ráng đỏ cuối chân trời, một bức tranh thiên nhiên thật đẹp quá. Như trong mơ vậy. Cơn gió thổi làm những cánh hoa theo đà rơi xuống. Tạo nên một cơn mưa màu tím nhạt. Bỗng như có gì rơi xuống cạnh chân tôi. Tôi nhìn xuống, hoa ra là một cái nón rộng vành. Nhìn theo hướng mà nó đã bay tới, tôi thấy chủ nhân của nó đang chạy chậm về phía bên này. Đây không phải cô gái làm rách đầm hôm bữa sao? Tên là Mai Chi thì phải. Tôi cứ nghĩ mình sẽ không gặp lại em sau ngày hôm đấy nữa. Nhưng không ngờ vô tình lại gặp được ở đây. Em có vẻ cũng rata bất ngờ khi gặp lại tôi. Mặt em hơi đỏ vì chạy theo cái nón. Đứng gần sát ghế, em ngại ngùng vuốt tóc mái lòa xòa trước mặt sang mang tai, nhẹ giọng chào hỏi: "Chào anh Hiệp, lại gặp lại anh rồi. Anh cũng đến đây đi dạo ạ?" Tôi như cảm thấy em hơi có gì đó hơi hiểu lầm thì phải, liền giải thích: "Chào em, anh đến đây một mình. Em cũng đến một mình hay với bạn?" Em không khách sáo mà ngồi xuống bên ghế còn lại. Miệng cười tươi trả lời: "Em hôm nay đến đây có một mình à. Đang là rất chán nhưng không ngờ lại gặp anh ở đây. Hai ta thật có duyên quá." Nhìn nụ cười ngây thơ rạng rỡ của em. Tôi thấy tim mình như trật đi một nhịp, tiếng "bang, bang, bang" ầm ĩ vang bên tai. Hai chúng tôi nói chuyện tâm sự trên trời dưới đất. Thật không nghĩ, em lại có rất nhiều chuyện để nói. Tôi vốn là người rất im lặng, nhưng nói chuyện với em lại phá lệ nói rất nhiều. Em kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện về em. Hằng ngày em làm gì, nhà có bao nhiêu người, hay nhà em ở đâu, em đều nói cho tôi biết. Em là một cô gái rất hoạt bát. Thấy trời đã bắt đầu sẩm tối. Tôi đề nghị sẽ đưa em về nhà. Tôi lo một cô gái đi trong đêm tối sẽ rất dễ gặp phải những tên không ra gì. Em vui vẻ đáp ứng. Tôi nhìn em mà ngây ngẩn cả người. Có phải chăng, đêm nay tôi có thể sẽ mất ngủ.
Chương 6: Một mình ôm lấy mình. Bấm để xem Đêm dài sẽ là lúc làm con người trở nên tĩnh lặng nhất. Là khoảng thời gian thích hợp nhất để con người ta suy ngẫm về những gì xảy ra trong cuộc đời mình. Càng ngẫm, tôi lại thấy sao cuộc đời mình bạc bẽo quá. Từ khi có nhận thức đến giờ, tôi không hiểu, mình sống trong gia đình này với cái thân phận là gì. Là con sao? Trước giờ tôi chưa từng được cảm nhận một chút tình cảm, yêu thương nào từ mẹ hay từ các anh chị em. Ngoài ba tôi những lúc bộc phát sẽ ôm tôi thủ thỉ. Là người dưng sao? Họ đã nuôi tôi và cho tôi cuộc sống. Khiến bản thân tôi luôn phải có trách nhiệm với gia đình. Đây là điều tôi nên làm. Vì trong cơ thể tôi cùng chảy chung dòng máu với họ. Càng nghĩ càng rối ren. Càng nghĩ lại càng thấy đau lòng. Đây là gia đình tôi, là nơi duy nhất tôi có thể trở về cho dù có đi đâu đi chăng nữa. Dù họ có chào đón tôi hay không, đây vẫn là nơi tôi có thể trở về. Tôi không biết họ có nghĩ giống tôi không? Hay chỉ mình tôi là lừa mình dối mình. Có lẽ, nơi này, sau này tôi cũng không thể trở về. Tôi nhớ khi bản thân còn rất nhỏ, tầm năm sáu tuổi gì đó. Trên trán tôi còn để lại vết sẹo do ngày ấy để lại. Anh hai tôi, người được yêu thương nhất nhà. Sự yêu thương và nuông chiều đã khiến anh ấy trở thành một đứa trẻ ương ngạnh, láu cá và ma lanh. Hôm ấy, khi chúng tôi cùng trong sân chơi đùa. Nói đúng hơn là tôi nhìn hai anh chơi với nhau. Chỉ vì một cái ná bắn mà ba tôi đã làm, mà anh ấy nhẫn tâm cần phiến đá bằng lòng bàn tay ném vào đầu tôi. Lực đạo mạnh đến nỗi khiến cơ thể gầy yếu bé nhỏ của tôi ngã trên mặt đấy. Bây giờ hồi tưởng lại, cái cảm giác đau buốt và choáng váng không nhận thức rõ ấy như mới xuất hiện ngày hôm qua. Rõ ràng từng chi tiết. Tôi giơ bàn tay gầy guộc của mình ôm lấy đầu. Nhìn bàn tay đã bị máu đỏ nhuộm kín. Tôi sợ đến nỗi chỉ có thể ngồi ngây ngốc tại đó. Không biết khi ấy mình có rơi một giọt nước mắt nào không, hay chỉ lạnh lùng nhìn từng đường máu chảy. Mẹ tôi, bà từ trong nhà chạy ra. Vòng tay bà giang rộng chạy về phía bên này. Gương mặt lo lắng khiến trong một phút ấy nước mắt tôi đã trực chờ rơi xuống. Nhưng viễn cảnh hạnh phúc được nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ làm nũng đối với tôi thật quá xa vời. Sao chuyện đó có thể xảy ra? Chỉ trong chớp mắt, làn gió từ đâu đến thổi tung bay mái tóc bết máu trông thảm hại của tôi. Nhìn người phụ nữ thân thuộc và xa lạ đang ôm lấy anh hai mà lo lắng, dỗ dành. Mỗi ánh mắt của bà đều chủ xoay xung quanh anh ấy. Một chút cũng không hề cho tôi. Đôi mắt ngây dại nhìn cảnh tượng tình cảm mẹ con thâm tình trước mặt này, trong lòng chua chát như có hàng con kiến lửa bám vào toàn thân mà cắn xé. Đau đớn đến bỏng rát. Bố tôi vô tình hôm ấy ông đi làm rẫy về, nhìn thảm trạng của tôi mà hết hồn. Ông ôm chặt lấy cơ thể suy nhược đến run rẩy của tôi sốc lên, lao nhanh một đường đến trạm y tế xã, băng bó cho vết thương đã ngừng chảy máu. Nhưng vết máu khô loang lỗ trên khuôn mặt bé nhỏ của tôi vẫn trong rất dọa người. Cũng là ngày hôm ấy, tôi lần đầu được ba tôi ôm trên tay. Cũng là lần đầu thấy ông vì tôi mà bênh vực, che chở trong đôi cánh của ông. Nhưng đó cũng chỉ là lần duy nhất. Việc đó sau này cũng không còn xảy ra nữa. Nhưng dù cho hiện tại ông có làm gì khiến tôi không thể chấp nhận được, tôi cũng chỉ có thể khuyên nhủ ông vài câu, hoặc là mặc kệ để ông muốn làm gì thì làm. Vì trong quá khứ, chính ông đã cho tôi một lần cảm nhận cảm giác được che chở là như thế nào. Giơ bàn tay thô ráp của mình lên trên mặt, cảm giác cay nồng mà đau xót này là gì đây. Đôi mắt tại sao lại đau xót đến như vậy. Họ sinh ra tôi, nhưng lại không chịu trách nhiệm về sự hiện diện của tôi. Nói bỏ thí cũng không phải là gì quá đáng. Lắm lúc tôi rất muốn bản thân mình chưa từng được sinh ra. Thầm cầu nguyện với chúa trời có thể cho con biến mất đi được không? Tôi thường nghĩ nếu như bản thân không xuất hiện trên cõi đời này thật là tốt biết mấy. Tâm trí thật sâu bên trong của tôi cũng yếu ớt, cũng biết đau, biết buồn, biết giận hờn, biết tủi hờn, nhưng những thứ đó tôi không thể bộc lộ ra bên ngoài. Vì nơi đây, dù tôi có tỏ ra mình đáng thương đến mức nào, cũng không ai vì tôi mà cảm thấy nhói nhói. Bởi thế, bản thân luôn phải tỏ ra mình thật kiên cường, thật mạnh mẽ, để che giấu đi tâm hồn đang chằng chịt vết thương đến rách bươm kia của tôi. Chỉ là muốn trước mặt bố mẹ, tôi không phải là cái thứ vô dụng phải khiến họ lo lắng, phải khiến họ bận lòng. Nhưng hiển nhiên, không ai rảnh mà đi quan tâm xem cuộc sống của tôi vô vị như thế nào. Chỉ có thể giải thích là họ không rảnh. Tự khiến mình kiên cường, tự làm mình mạnh mẽ, và cũng chính tôi đã tự mình chai lỳ luôn với những cái thứ tình cảm xa vời ấy. Tình cảm gia đình gì đó, thật sự là không có trong từ điển cuộc sống của tôi. Thật khó hiểu. Nhiều khi tôi cũng không biết mình sống là vì cái gì? Bản thân tôi còn không thể hiểu nổi mình, thì ai có thể hiểu nổi tôi. Nước mắt, là thứ gì đó thật xa lạ từ rất lâu nay không hề xuất hiện trên người tôi, thế mà hôm nay nó lại xuất hiện. Những hành động bạo hành và mẹ tôi và anh hai trước đây đã làm với tôi, cũng là lúc tôi không còn rơi nước mắt nữa. Vì nước mắt cũng chỉ là một thứ vô dụng. Nó không thể đổi lấy sự thương xót của họ, thì không cần rơi nữa. Tuyến lệ của tôi như bị tê liệt cũng từ khoảnh khắc ấy. Đã rất lâu rồi, nó không còn xuất hiện cho dù tâm tình tôi có trở nên tồi tệ nhất. Nhưng sao hôm nay, nó lại quay lại? Cảm giác có thứ gì đó chặn lại trong cuống họng này thật khó chịu, khó thở đến không chấp nhận này. Thế mà nhiều người sao lại thích khóc thế. Lau đi nước mắt đang chạy dọc theo đường nét khuôn mặt, tôi lấy tay gạt phanh cái thứ yếu đuối đấy đi. Thật chua chát, bản thân tự hồi tưởng, tự đau lòng, rồi cũng là người tự ôm lấy những mất mát ấy mà gặm nhấm một mình. Không ai có thể hiểu được cảm giác này của tôi cả. Không một ai. Thân hình thanh niên cao lớn nằm co ro một mình trên chiếc giường đơn lạnh lẽo. Nhìn sao cũng cảm thấy thật buồn cười, cũng thật đáng thương.