Chia sẻ Nhật ký học Tiếng Trung của cô gái Byelingual

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Thúy Loann, 2 Tháng mười 2024.

  1. Thúy Loann

    Bài viết:
    20
    Nhìn thấy bản thân yên ổn quá không chịu được nên mình quyết định sẽ học thêm một bộ môn gì đó cho cuộc sống thêm kịch tính và tạo thêm thành tựu để sau flex. ;)

    [​IMG]

    大家好, hôm nay mình quyết định sẽ ghi lại hành trình tự học tiếng Trung của mình, vừa là để tự soi chiếu cùng như lưu giữ kỷ niêm. Mình đăng lên đây vì muốn chia sẻ cũng như được nghe những trải nghiệm của mọi người khi học tiếng Trung.

    Tại sao lại là tiếng Trung? Vốn là 1 đứa đam mê học ngôn ngữ mới, khám phá văn hóa mới nên mình luôn muốn biết càng nhiều ngôn ngữ càng tốt. Mình chọn tiếng Trung vì cảm thấy tiếng Trung có khá nhiều điểm chung với tiếng mẹ đẻ (cấu trúc câu; từ Hán Việt) ; thêm nữa mình từng là sinh viên tiếng Nhật nên cũng ít nhiều làm quen với chữ Hán, đó cũng là ưu thế của riêng mình. Đất nước Trung Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và Nhật Bản nên mình mong muốn được tìm hiểu sâu hơn. Mình lựa chọn tự học đối với các kỹ năng đọc, việt; đối với 2 kỹ năng còn lại mình có tìm lớp học online trên Flexi Classes. Mình ưu tiên học giao tiếp và chú trọng phát âm nhiều hơn.

    Ngày 1: Bắt đầu hành trình mới Mình tự học tiếng Trung theo giáo trình học giao tiếp online luôn, học 1 tiếng với cô giáo xong mình sẽ tự luyện tập và tìm hiểu sâu cũng như nghĩ câu hỏi để hỏi cô ở buổi tiếp. Chủ đề mình chọn học đầu tiên là phát âm và cụ thể là Phụ âm trong bảng Pinyin tiếng Trung. Mình học giao tiếp với người bản xứ luôn để có một khởi đầu chắc chắn về phần phát âm. Mình sẽ không kể cụ thể về các kiến thức, nhưng mình thấy có rất nhiều phụ âm khó đối với người Việt mình, ví dụ như bộ 3 z-c-s hay j-q-x và khó xơi nhất là zh-ch-sh vì phải cuộn lưỡi để phát âm (âm toàn na ná nhau nữa chứ TT). Vì học cô người Trung nên mình và cô giao tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Trung (đây là điểm mình rất thích vì được thực hành cũng như có những gợi ý khá hay từ tiếng Anh ví dụ như âm zh phát âm gần giống /dʒ/ trong tiếng Anh nhưng kết hợp cuộn lưỡi. Ngoài ra mình còn học mấy cụm từ cơ bản, lúc đầu mới phát âm bị cứng lưỡi nên cơ mặt mình méo luôn theo từng âm.

    Thói quen là nền tảng . Mình hiện tại khá bận rộn với việc công ty nên thường dành chút thời gian buổi tối để tranh thủ học (1 tiếng học giao tiếp và 1 tiếng đọc-viết), muộn cũng cố học. Vì tính chất công việc nên mình cũng cần một nơi học có lịch linh hoạt một chút. Sau ít lâu nghiên cứu cũng tìm ra được hidden gem như được may đo từng đường cho sự không ổn định của mình: Học gì trước cũng được; học lúc nào cũng được. Cảm giác book lớp như book xe công nghệ vậy (chỉ có cái là book trước để cô có thời gian chuẩn bị bài chứ không ngay được như app xanh lá xanh dương). Sau khi học các ngoại ngữ, mình rút ra một điều là học phát âm rất quan trọng, nếu ngay từ đầu sai thì sau này cái lỗi đó sẽ đóng cứng thành thói quen khó sửa vô cùng. Mình cũng chưa có mục tiêu áp dụng tiếng Trung trong học thuật hay nghề nghiệp nên có lẽ sẽ tập trung học và thực hành kỹ năng nói nhiều hơn.

    Mình tự cảm thấy là mình rất hợp học ngôn ngữ nên hành trình học phát âm cũng không quá nhọc nhằn, lại còn được cô giáo khen 很好 liên tục nên phấn khởi hẳn. Mọi người có trải nghiệm gì những ngày đầu học tiếng Trung có thể kể mình nghe với được không?
     
    chuotchubuxu thích bài này.
  2. chuotchubuxu

    Bài viết:
    75
    Mình định học lại tiếng Trung đây. Theo mình thì học đọc và nói thì dễ hơn các ngôn ngữ khác mình đã học nhưng học viết thì thật sự nản luôn. Ngôn ngữ âm thanh của tiếng Trung nghe nó không phiêu, không văn minh như tiếng Pháp nhưng Văn hóa, lịch sử thì miễn chê. Giờ xu hướng thị trường việc làm tiếng Trung lên ngôi và có tiềm năng cao phát triển nên bạn học sẽ rất tốt cho bạn dù bạn đang làm bất cứ ngành nghề gì.
     
    Thúy Loann thích bài này.
  3. Thúy Loann

    Bài viết:
    20
    Thật ra mình cũng có làm hơi liên quan Trung nhưng mà trộm vía học có đam mê cộng với giáo viên dễ thương nên chưa thấy nản lắm hehee
     
  4. Thúy Loann

    Bài viết:
    20
    大家好, lại là mình, đứa tự hành bản thân bằng cách học thêm ngoại ngữ đây. Đáng lẽ ra đúng theo định nghĩa của nhật ký thì ngày nào cũng viết nhưng do lịch rảnh hầu như để học rồi nên không viết đều đặn hằng ngày được nên mình sẽ tóm tắt quá trình học theo từng giai đoạn thôi.

    [​IMG]

    Mình đã học gì? Trong các buổi học giao tiếp tiếng Trung, mình học về chủ đề siêu cơ bản mà bất kỳ ai học một ngôn ngữ mới cũng bắt đầu với chủ đề này: Chào hỏi và Giới thiệu bản thân. Vẫn như mọi khi, cô giáo người Trung trên Flexi của mình đi bài cho mình đủ các khía cạnh như là từ vựng, mẫu câu cơ bản, áp dụng hội thoại ngắn và chỉnh phát âm song song. Sau buổi học mình sẽ chép lại bài học đầy đủ hơn, đọc lại slide có thêm phần ghi chú của cô và tự luyện nói và viết (cũng may mình là chiếu đã trải về chữ Hán vì mình từng học tiếng Nhật nên cũng quen mặt cũng như viết chữ khá tốt không bị cứng tay). Ngay từ đầu buổi học mình chào cô như mình vẫn thường hay thấy cách mọi người Việt hóa từ 你好 là ní hảo, lập tức cô khen "Bạn phát âm đúng rồi, sao bạn biết biến âm" (ơ chắc tại em ăn may ạ) sau đó mình đã được cô giải thích ngay về quy tắc biến đổi thanh điệu khi nói "Khi 2 âm có cùng thanh điệu thứ 3 thì âm đứng trước sẽ phát âm đổi thành 2 dù trên lý thuyết và viết vẫn là 3", vậy là cả buổi học mình tìm cách nhớ và áp dụng tip này nhưng cô lại bảo "Lý do có quy tắc này là bởi nếu đọc cả 2 âm cùng ở thanh thứ 3 thì sẽ khó đọc nên cô muốn bạn tự nhận ra điều này và việc điều chỉnh biến âm cũng xảy ra tự nhiên hơn." Mình Wow luôn vì cô cho lời khuyên rất có tâm. Không biết mọi người có cụm từ nào đặc biệt thích phát âm không, đối với mình là 你呢, ngắn gọn và cũng dễ đọc hay, lần nào học cũng được các cô khen mỗi khi nói 你呢; còn từ mình sợ nhất là 住在 vì không hiểu sao lần nào đọc mình cũng bẹo hình bẹo dạng. Trong buổi học mình được biết thêm một số từ có thể rút gọn lại và nhận ra một số từ tiếng nước ngoài sẽ được phiên âm lại đọc gần giống nhưng đồng thời chữ Hán biểu thị từ đó cũng có nghĩa ít nhiều liên quan (dù chưa hỏi cô giáo confirm vụ ý nghĩa liên quan kia nhưng bài blog mình đọc được của bên mình học đã củng cố niềm tin đó).

    Quá trình học tiếng luôn vui nhưng không đồng nghĩa với việc không có khó khăn. Dù luôn được các cô khen và khích lệ nhưng mình thi thoảng vẫn gặp khó khăn trong phát âm cũng như nhầm lẫn thanh điệu (cô hỏi vẫn trả lời đúng nhưng tự bản thân vẫn thấy thắc mắc) mình chưa phân biệt được thanh điệu 1 và thanh không/thanh nhẹ, mình thường mất tự tin đối với câu/cụm chứa 2 thanh này gần nhau. Sau vài buổi học với các cô giáo khác nhau cũng như được sự khích lệ và sửa phát âm, cộng với việc luyện tập mình đã khá hơn một chút.

    Tại sao người Việt có ưu thế khi học tiếng Trung? Hồi mình học ĐH, mình có học môn Dẫn luận ngôn ngữ về các loại hình ngôn ngữ, không như tiếng Nhật hay Hàn là ngôn ngữ chắp dính thì tiếng Trung và tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nên khi phát triển thành câu sẽ thấy dễ dàng hơn, chưa kể điểm chung khác đó là hệ thống từ Hán Việt, có nhiều cặp từ phát âm tương tự nhau. Như bình thường học tiếng Nhật là mình phải "rặn" một lúc mới ra câu vì trật tự từ hơi đảo lộn nhưng học tiếng Trung thì cấu trúc gần giống nên cũng phản xạ nhanh hơn. Tài liệu hỗ trợ học tập: Bản PDF bài giảng và blog của Flexi Classes, mình vẫn đang tìm một app từ điển dễ dùng cô giáo có gợi ý app cô hay dùng là Youdao nhưng nếu các bạn có app nào hay hơn thì giới thiệu mình với (mình không hợp Hanzii lắm).

    Nhìn chung, mình cảm thấy rất năng suất cũng như vẫn giữ được tinh thần (chắc là nhờ các cô người Trung dễ thương hehee) tron giai đoạn đầu học tập.
     
  5. Thúy Loann

    Bài viết:
    20
    Nhật ký phần tiếp theo đã ra lò nóng hôi hổi vừa thổi vừa xem đâyyy

    Chủ đề bài học: Số đếm trong tiếng Trung.


    Vì bình thường học online mình hay được tự chọn chủ đề học nên là cứ cái gì cơ bản nhất thì pick thôi. Chọn Số đếm với tinh thần "chắc số đếm tiếng Trung cũng nhất - nhi - tam - tứ.. như tiếng Việt nên học tí xong thôi.. Nhưng mà vẫn có chút quằn.

    Tự sự về buổi học

    Trước buổi học này mình OT xong về nhà tắm rửa, ăn uống, meal prep hơi muộn, cũng biết lịch vậy nên book lớp giữa đêm tiếp. Vừa gặp cô đã hỏi có biết" 520 "nghĩa là gì không, mình biết nghĩa nhưng không hiểu tại sao 520 lại liên quan đến yêu, vậy là cố bắt học trước đã rồi tự giải nghĩa. Mình nhận ra phát âm tiếng Trung cũng có một vài điểm chung với tiếng Nhật mình từng học nữa. Ví dụ như số 3 trong cả hai ngôn ngữ đều đọc là" san ", số 1 tiếng Nhật là" ichi "- tiếng Trung là" yī "cũng hơi na ná; hay số 4 tiếng Nhật là" shi "còn tiếng Trung là" sì "(hơi khác phần nguyên âm). Và 2 thứ tiếng này đều có một điểm chung là đối với số chục nghìn sẽ không đọc là" chục nghìn "như trong tiếng Việt mà phải đổi thành vạn, với một đứa sợ số như mình thì mỗi khi học đếm đều rất sợ hãi (hãi nhất là làm toán tiếng Pháp chỉ để đếm số 70 trở lên), đó là cái sự quằn thứ nhất.

    Cái sự quằn thứ 2 lại khá hay ho, mình thấy quằn vì lâu lâu mình quên. Khi đọc các số hàng trăm (trở lên) + lẻ 0 + hàng đơn vị thì phải đọc số 0 (líng ), quen không, chính là" một tẳm linh môt "hay" năm trăm linh hai "trong tiếng Việt đó.

    Sự quằn tiếp theo là số 2, tùy từng trường hợp mà có cách viết + cách đọc khác nhau. Ví dụ như số 2 là 二 èr nhưng 2 nghìn, trăm, vạn hay các lượng từ khác lại là 两 liǎng, đầu mình cũng cá vàng nên cứ trả lời xong lại" à"kéo dài. Cô tạo rất nhiều cơ hội để đặt câu ví dụ hay luyện tập hội thoại, vì vốn từ mình vẫn hơi khiêm tốn nên cô cung cấp thêm rất nhiều từ mới dựa trên sở thích của mình về đồ ăn, con vật.

    Kết thúc lớp học, mình đã biết cách giải nghĩa được con số 520 wǔ èr líng đọc gần giống wǒ ài nǐ, nên là bạn biết rồi đó. Thêm nữa mình còn biết cách khóc bằng số trong tiếng Trung nữa 555.
     
  6. Thúy Loann

    Bài viết:
    20
    Tuyển tập Nhật Ký học tiếng Trung dài kỳ lại tiếp tục ra mắt với những cập nhật mới:

    Tiếp tục hành trình học tiếng Trung, mình đánh dấu được một cột mốc mới: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Trung! Nghe thì có vẻ rất cơ bản và đơn giản nhưng đối với mình đây là phần kiến thức rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa hơn là những ngôn từ bình thường.

    "你好, 我叫[Tên]" (Xin chào, Tên tôi là [tên] ), câu chào này chỉ là sự khởi đầu cho tất cả. Giới thiệu bản thân bằng tiếng Trung không chỉ đơn giản là đọc ra tên mình mà nó còn là cơ hội để được chia sẻ một phần về danh tính của mình, Khi thêm cụm "很高兴认识你" (Rất vui được gặp bạn), có thể cảm nhận được không khí gần gũi ngay từ đầu.

    Luyện tập giới thiệu bản thân đã khiến mình một phần nào đó như đang soi chiếu lại bản thân. Mình được học cách kể về sở thích như là "我喜欢读书和旅行" (Tôi thích đọc sách và đi du lịch), câu nói này không chỉ cho người khác biết về sở thích mà còn là cánh cửa mở ra những cuộc trò chuyện sâu hơn.

    Mình đọc các câu vẫn chưa thật sự tốt, còn hơi giật mà ngắt quãng chưa đúng chỗ nhưng mỗi lần phát âm đúng hoặc được cô sửa lại và làm đúng thì đều được cô khen rất nhiều, là một đứa hơi "dễ vỡ", mình đặc biệt trân trọng những lời khen hay động viên từ các cô giáo. Cô có kể mình cô dạy ở Flexi đa phần sẽ từ trình độ HSK 3 trở lên và đôi khi các bạn vẫn còn mắc một số lỗi phát âm tương tự, hoặc mình nói tốt được những lỗi thường gặp ấy nên cô khuyến khích mình trân trọng và tiếp tục với quá trình của mình, vì có như vậy việc học mới trở nên thoải mái và việc tiếp nhận kiến thức cũng sẽ dễ dàng hơn. Cô giáo gần gũi đến mức kể thêm những câu chuyện bên lề của cô về cuộc sống ở SIngapore với người bạn Việt Nam hay quê nhà Trung Quốc của cô và chuyện lập gia đình. Tất cả những điều đó đã tăng sự tự tin khí học và nói lên rất nhiều lần. Xa hơn nữa, qua bài học về Giới thiệu bản thân, mình mong muốn có thể chau truốt cũng như chia sẻ được nhiều hơn về văn hóa, giấc mở.. thay vì chỉ là 2, 3 câu nói cơ bản. Qua các bài học, mình mong sẽ tiến được gần hơn tứi mục tiêu này và sẽ cố gắng tiếp tục việc cập nhật về quá trình học của mình.

    Nếu hành trình của bạn có chung lối đi hay điểm đến giống mình, hãy chia sẻ cho mình biết nha! Mỗi một kiến thức, trái nghiệm hay với mình là những câu chuyện văn hóa đến từ những giáo viên bản xứ đã đưa mình tới gần hơn với ngôn ngữ này.
     
  7. Thúy Loann

    Bài viết:
    20
    Nhật Ký Học Tiếng Trung – Chủ đề: Trật tự câu



    Hôm nay mình quyết định dấn thân vào một thách thức mới trong hành trình học tiếng Trung: trật tự câu ! Trời ơi, nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra nó giống như việc xếp các miếng xếp hình – có lúc bạn sẽ thấy các mảnh ghép không ăn khớp với nhau! Trước đó khi cần đặt câu, mình thường dùng Google dịch để dịch tiếng Trung nhưng cứ cảm thấy sai sai, không dám đặt niềm tin hoàn toàn vào bác Gúc.

    Bắt đầu với một quy tắc cơ bản: Trong tiếng Trung, trật tự câu thường là Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ. Nghe có vẻ dễ, nhưng khi bắt đầu áp dụng, mình đã cảm thấy như mình đang lạc vào một mê cung.

    Đầu tiên, mình thử với một câu đơn giản: "Tôi ăn cơm." Trong tiếng Trung, đó là "我吃饭" (wǒ chī fàn). Thật tuyệt! Mình cảm thấy như một nhà ngôn ngữ học vĩ đại. Nhưng khi mình cố gắng biến câu này thành câu phức tạp hơn như "Hôm nay tôi ăn cơm ở nhà hàng," quanh đầu mình bỗng hiện rất nhiều sao. Mình đã mất cả buổi để xếp từ "今天我在餐厅吃饭" (jīntiān wǒ zài cāntīng chī fàn) thành một câu hoàn chỉnh. Tuy hơi loay hoay nhưng mình không cảm thấy áp lực mà ngược lại rất tận hưởng nhớ sự nhiệt tình cũng nhu khuyến khích của cô giáo người Trung của mình. Trong quá trình học mình được nghe rất nhiều và rất thoải mái khi được sử dụng nhiều tiếng Trung nhất có thể để giao tiếp với cô và các bạn cùng lớp đến từ quốc gia khác nên mình ngày càng tự tin hơn khi nói.

    Rồi đếnphần thú vị nhất: Giao tiếp với đồng nghiệp. Mình đã quyết định thử những câu mà mình học được. "今天我在办公室工作" (jīntiān wǒ zài bàngōngshì gōngzuò) – "Hôm nay tôi làm việc ở văn phòng." Họ nhìn mình như thể mình vừa nói ra một câu thần chú kỳ diệu!

    Dù trật tự câu có đôi chút "khó nhằn", nhưng mình vẫn không ngừng tìm kiếm sự hài hước trong từng tình huống. Học tiếng Trung cũng giống như việc tổ chức một bữa tiệc – bạn cần có những nguyên liệu đúng chỗ để tạo ra một món ăn ngon lành! Và cuối cùng, mình rút ra một bài học: Không có không có ngôn ngữ nào dễ toàn diện trong học ngôn ngữ. Chỉ cần bạn có niềm vui và sự kiên nhẫn, thì mọi thứ sẽ đến một cách tự nhiên. Hãy tiếp tục cố gắng và nhớ rằng mỗi câu sai đều là một bước tiến gần hơn tới việc trở thành một người nói tiếng Trung "sành điệu"! Hẹn gặp lại trong hành trình học tiếng Trung tiếp nhé!

     
  8. Thúy Loann

    Bài viết:
    20
    Dàjiā hǎo,

    Chủ đề tiếp theo mình đã bắt đầu khám phá là chủ đề vô cùng quen thuộc: số đếm tiếng Trung ! Vẫn biết số đếm tiếng Trung có nét tương đồng với tiếng Việt nên khi học và so sánh mới thấy ngôn ngữ thật hay ho.

    Đầu tiên, mình nhận thấy rằng số đếm tiếng Trung rất đơn giản và dễ nhớ. Ví dụ, các số từ 1 đến 10 được phát âm như sau: 一 (yī), 二 (èr), 三 (sān), 四 (sì), 五 (wǔ), 六 (lìu), 七 (qī), 八 (bā), 九 (jiǔ), và 十 (shí). Khi mình so sánh với tiếng Anh, nơi mà các số từ 11 trở đi có quy tắc phức tạp hơn, mình thấy tiếng Trung dễ nhớ hơn nhiều. Trong tiếng Anh, ví dụ số 11 là "eleven," không theo quy tắc đếm thông thường, nhưng trong tiếng Trung, số 11 chỉ đơn giản là 十一 (shí yī), nghĩa là "mười một."

    Một điểm thú vị khác là cách dùng số đếm trong tiếng Trung. Mỗi danh từ thường đi kèm với một lượng từ (量词, lìang cí). Ví dụ, để nói "hai quyển sách," mình sẽ nói "两本书" (liǎng běn shū).

    Khi nói đến các số từ trăm trở lên, mình tìm ra một điểm chung giữa tiếng Việt và tiếng Trung. Trong tiếng Trung, số trăm được gọi là "百" (bǎi) và số ngàn là "千" (qiān). Một từ mà mình rất thích là "零" (líng ), nghĩa là "không." Từ này nghe khá giống với từ "linh" trong tiếng Việt, mình cũng kể về phát hiện này với cô giáo người Trung ở Flexi khiến cô rất hứng thú và bất ngờ. (Mình rất vui vì vừa được học mà cũng vừa truyền tải được ngôn ngữ mẹ đẻ tới người nước ngoài). Ví dụ, số 205 sẽ được đọc là "二百零五" (èr bǎi líng wǔ), tức là "hai trăm không năm." hay "hai trăm linh năm".

    Từ các số nhỏ hơn 10, mình học dần lên các số lớn hàng chục, trăm, nghìn, vạn, triệu.. chẳng hạn như 1 vạn là bao nhiêu. Trong tiếng Trung, 1 vạn tương đương với 10.000 (一万, yī wàn), điểm này khá tương đồng với hệ thống số đếm tiếng Nhật. Tuy nhiên, đây lại là trở ngại hơi bé đối với một đứa không có duyên với những con số (nói thẳng ra là dốt toán) như mình, trong tiếng Việt, chúng ta thường dùng "chục nghìn" thay cho "vạn" nên mỗi khi cô giáo đố số nào mà chục nghìn là mình lại phải ngồi đếm từng số để đổi.

    Một điểm khác mình cũng nhận ra là khi đọc số năm, giống người Việt Nam, người Trung Quốc thường đọc từng số một mà không nói đầy đủ nghìn, trăm, chục, đơn vị. Chẳng hạn, năm 2024 sẽ được đọc là "二零二四" (èr líng èr sì) "hai không hai tư" chứ không phải là "hai nghìn không trăm hai mươi bốn." Việc này giúp việc giao tiếp trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.

    Từng học chuyên ngành ngôn ngữ ở ĐH nên mình đã từng học môn Đối chiếu ngôn ngữ, tuy là khi học ở cấp chuyên ngành, đây là một bộ môn khá khó nhai nhưng khi áp dụng vào thành một phương pháp ở cấp độ học tập đơn giản để tìm ra cảm hứng cũng như tạo ra được sự liên kết giữa những ngôn ngữ mình đã biết, quá trình học tập sẽ dễ dàng và kiến thức cũng sẽ lưu lại lâu hơn; nhất là khi bạn có thể tiếp xúc với người bản ngữ việc đối chiếu này sẽ có hiệu quả rất cao (theo đánh giá của mình là vậy hehee).

    Hi vọng bạn cũng có một hành trình ngôn ngữ thú vị và mở ra nhiều kiến thức khiến bạn cảm thấy ngoại ngữ "dễ nhai" hơn một chút.
     
  9. Thúy Loann

    Bài viết:
    20
    Xin chào,

    Lại là mình và "Nhật ký học tiếng Trung" đây! Dạo này, mình vẫn tiếp tục hành trình học ngoại ngữ của bản thân bằng cách tự học và tham gia các lớp học trực tuyến với giáo viên bản ngữ. Với lịch rảnh hơi khác người, thật may mình vẫn có thể chọn thời gian phù hợp để học lại còn có cơ hội tương tác cùng bạn cùng lớp đến từ khắp nơi trên thế giơi. Các bạn đoán xem, bài học hôm nay là về gì nào? Đó là đồ ăn ! Đây luôn là một trong những chủ đề được yêu thích nhất nhỉ?

    Hôm nay lớp học có trình tự khá quen thuộc: Ôn lại kiến thức cũ, học từ mới, và tất nhiên là luyện các mẫu câu siêu thực tế. Vừa nhắc đến đồ ăn, tự nhiên bao nhiêu câu chuyện dở khóc dở cười hiện về trong đầu mình. Để mình kể cho mọi người nghe về những gì mình đã học được nhé!

    Bắt đầu lớp học - ôn bài cũ và sửa phát âm (một chút "quê" nhẹ)

    Khi lớp học vừa bắt đầu, cô giáo của mình hỏi lại vài từ vựng và mẫu câu cơ bản của buổi trước. Điều thú vị là khi cô giáo phát âm, mình nhận ra tiếng Trung có những âm rất đặc trưng, nếu phát âm không đúng sẽ biến thành từ khác hẳn! Ví dụ, từ "chī" (吃) nghĩa là "ăn", còn "chī fàn" (吃饭) là "ăn cơm". Có lần mình phát âm sai, thế là từ "ăn cơm" nghe như "chiến đấu cơm" vậy! Cô và 2 bạn cùng lớp đã được thư giãn sau trận cười, sau đó, cô giáo người Trung cũng dành thêm chút thời gian để chỉnh phát âm giúp mình.

    Từ mới hôm nay: Từ điển "ẩm thực" mini trong tiếng Trung

    Mình được học một số từ vựng về các món ăn cơ bản như:

    米饭 (mǐfàn) : Cơm

    面条 (mìantíao) : Mì

    包子 (bāozi) : Bánh bao

    饺子 (jiǎozi) : Há cảo

    水果 (shuǐguǒ) : Trái cây


    Cảm giác như có hẳn một menu bằng tiếng Trung trong đầu mình rồi! Chưa hết đâu, mình còn được học các tính từ để miêu tả món ăn, từ "ngon" (好吃 hǎochī) cho đến "dở" (难吃 nán chī) và các từ để gọi món nữa chứ! Mỗi lần học thêm được vài từ, mình cảm thấy tự tin hơn, như mình thực sự có thể "sinh tồn" ở Trung Quốc nếu có dịp du lịch hay đi ăn uống ở các khu chợ nơi đây.

    Phần thú vị nhất: Mẫu câu giao tiếp về đồ ăn

    Học từ mới là một chuyện, nhưng biết cách sử dụng nó để giao tiếp thì lại là chuyện khác! Cô giáo rất nhiệt tình, đưa ra các mẫu câu mà mình có thể áp dụng ngay trong đời sống, như:

    我想吃米饭. (Wǒ xiǎng chī mǐfàn) : Mình muốn ăn cơm.

    这个很好吃! (Zhège hěn hǎochī) : Món này ngon quá!

    你喜欢吃什么? (Nǐ xǐhuān chī shénme) : Bạn thích ăn gì?


    Và thú vị nhất khi mình được luyện tình huống đặt món tại nhà hàng. Thực hành xong, mình mới thấy rằng dù là qua màn hình máy tính nhưng cách học này vẫn rất hiệu quả. Cô giáo luôn giúp mình chỉnh từng câu, từng phát âm một giúp mình hiểu rõ và sử dụng tự nhiên hơn trong giao tiếp.

    Cảm giác như mình không chỉ học ngôn ngữ, mà còn học cả văn hóa ẩm thực Trung Quốc nữa. Mỗi giờ học với giáo viên bản ngữ là một trải nghiệm đáng giá, giúp mình hiểu sâu sắc hơn về ngôn ngữ cũng như cách họ sử dụng từ ngữ trong thực tế. Có thể mình vẫn còn phải luyện tập nhiều để thật sự thành thạo, nhưng những buổi học như vậy đã giúp mình tiến bộ từng chút một.

    Hành trình vẫn còn tiếp diễn..

    Sau buổi học hôm nay, mình thấy bản thân có thêm động lực để tiếp tục hành trình học tiếng Trung. Dù mới chỉ bước đầu, nhưng cảm giác từng ngày học được điều mới lại khiến mình rất hào hứng. Mỗi ngày là một thử thách nhỏ, nhưng khi biết mình đang tiến bộ và tự tin hơn, mình càng muốn chinh phục nhiều hơn.
     
  10. Thúy Loann

    Bài viết:
    20
    Chào cả nhà!

    Mình quay lại rồi đây, lần này mình được học một chủ đề rất thực tế: "đi mua sắm và mặc cả." Mình cảm thấy mình không chỉ học ngôn ngữ mà còn "full giáp" thành chuyên gia mặc cả nếu có dịp đi chợ mua đồ ở đất nước bản địa nữa! Học qua tình huống thực tế chính là một cách học tiếng Trung hiệu quả mà mình đã đúc rút được trong những năm tháng học ngoại ngữ.

    Khởi động với từ vựng "chợ búa"

    Buổi học bắt đầu với phần từ vựng cơ bản – cô giáo giúp mình phân biệt ngay một số từ cơ bản:

    商店 (shāngdìan) – Cửa hàng

    超市 (chāoshì) – Siêu thị

    市场 (shìchǎng) – Chợ

    便宜 (píanyi) – Rẻ

    贵 (gùi) – Đắt


    Với một người mới học, từ "rẻ" và "đắt" thật sự là từ khóa "sinh tồn"! Mình biết ngay là chúng sẽ là vũ khí bí mật khi muốn trả giá ở các khu chợ truyền thống!

    Phần thử thách: Mẫu câu mặc cả

    Phần tiếp theo, cô giáo giới thiệu cho mình các mẫu câu cực kỳ hữu ích và thực tế khi đi mua sắm. Đầu tiên là những câu hỏi giá rất cơ bản:

    这个多少钱? (Zhège duōshǎo qían) – Cái này bao nhiêu tiền?

    太贵了, 可以便宜一点吗? (Tài gùi le, kěyǐ píanyi yīdiǎn ma) – Đắt quá, có thể giảm giá chút không?

    能再便宜一点吗? (Néng zài píanyi yīdiǎn ma) – Có thể rẻ thêm một chút không?


    Cô giáo còn khuyến khích mình luyện cách nói những câu này sao cho tự nhiên và đúng ngữ điệu như người bản xứ – phải tỏ ra rất biết giá trị và tinh tế thì mới mong thành công!

    Luyện tập "mặc cả" :

    Sau khi học các mẫu câu, cô giáo cho mình thực hành với một tình huống giả định. Cô giáo đóng vai khách hàng muốn mua một cái áo, còn mình là người bán hàng. Cô đã nói "可以便宜一点吗?" (Có thể giảm giá chút không), sau vài lần giảm giá, mình trả lời: "我不卖" làm cô sững lại rồi cười mãi.

    Cô giáo mình còn chỉ mình thêm mẹo, chẳng hạn nếu muốn thể hiện là mình biết rõ giá trị món hàng, mình có thể nói: "我看到别的地方便宜很多" (Wǒ kàndào bié de dìfāng píanyi hěnduō) – "Tôi thấy chỗ khác bán rẻ hơn nhiều!" Kiểu này chắc chắn làm người bán phải suy nghĩ lại đúng không?

    Vì được học với giáo viên người Trung nên mình được nghe rất nhiều câu chuyện thực tế từ chính trải nghiệm của cô tại đất nước Trung Quốc cũng như được cô hướng dẫn các tips để học tiếng Trung hiệu quả. Dù đã trải qua một ngày dài làm việc và sinh hoạt, lớp học online giữa đêm vẫn khiến mình thích thú mà không có cảm giác chán nản.

    Mình nghĩ rằng với cách học linh hoạt và có nhiều trải nghiệm thực tế này, mình sẽ có thể tự đi du lịch Trung Quốc mà không bị quá bỡ ngỡ với đất nước rộng lớn này.

    Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây! Ai cũng đang học tiếng Trung và muốn chia sẻ về trải nghiệm đi "mặc cả" hay "mua sắm" trong ngôn ngữ mới thì cùng mình trao đổi nhé!
     
    chiqudoll thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...