Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ nhặt - Kim Lân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi estoulam, 2 Tháng mười 2021.

  1. estoulam

    Bài viết:
    64
    NHẬN XÉT VỀ GIÁ TRỊ HIỆN THỰC CỦA TRUYỆN NGẮN "VỢ NHẶT" - KIM LÂN

    Nếu văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội thì "nhà văn là thư kí trung thành của thời đại" (Ban dắc). Đến với VN, KL đã đưa người đọc đến xóm ngụ cư, đến một làng quê tiêu biểu cho nông thôn Việt Nam trong thời kì ngột ngạt và đen tối nhất- đó là nạn đói năm Ất Dậu 1945. Bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật buộc người nông dân phải nhổ lúa và hoa màu để trồng đay, phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. Người dân các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ lâm vào nạn đói khủng khiếp, gần hai triệu người chết đói. Hiện thực đau thương đó đã được phản ánh trong nhiều truyện của Nguyên Hồng, Tô Hoài và thơ của Văn Cao.. Nhà văn Kim Lân cũng góp tiếng nói tố cáo của mình trong tác phẩm Vợ nhặt.

    [​IMG]

    Mặc dù không có một dòng nào tố cáo trực tiếp tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, hình ảnh của chúng cũng không một lần xuất hiện, nhưng tội ác của chúng vẫn hiện lên một cách rõ nét. Khung cảnh làng quê ảm đạm, tối tăm. Những căn nhà úp súp. Những xác chết nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người..

    [​IMG]

    Cuộc sống của người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng. Tính mạng của con người lúc này thật rẻ rúng, người ta "nhặt" được vợ giống như nhặt cái rơm, cái rác ở bên đường. Thông qua tình huống truyện lấy vợ của Tràng, Kim Lân không chỉ nói lên được thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam trước Cách mạng, mà còn thể hiện được thân phận đói nghèo, bị rẻ rúng của người nông dân trong chế độ xã hội cũ, như những "kiếp người cơm vãi cơm rơi/ biết đâu mảnh đất phương trời mà đi" trong thơ Tố Hữu. Họ là những số phận bọt bèo khốn khổ, bị bào mòn cả ngoại hình và phẩm giá, giữa cái hoản cảnh mà đâu đâu cũng là nanh vuốt của sự chết chóc:

    "Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi

    Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương

    Những thây ma thất thểu đầy đường

    Rồi ngã gục không đứng lên vì.. đói!".

    (Bàng Bá Lân)
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...