Nhận xét nghệ thuật của Nguyễn Tuân khi miêu tả người lái đò Sông Đà

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi estoulam, 3 Tháng mười 2021.

  1. estoulam

    Bài viết:
    64
    NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

    Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, ông luôn khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Dưới ngòi bút của ông, người lái đò với là một anh hùng chế ngự thiên nhiên, vừa là một người nghệ sĩ tài hoa nơi sóng nước. Cảm hứng trước sự khác thường, phi thường cục kì dữ dội, nhưng cực kì tuyệt mĩ đã khiến ngòi bút Nguyễn Tuân thăng hoa tạo nên cảnh vượt thác có một không hai, tôn vinh người lái đò chế ngự dòng sông.

    Chất tài hoa uyên bác của con người được mệnh danh là "cái định nghĩa về người nghệ sĩ", là "phù thủy ngôn từ" được tỏa rạng trong câu văn co duỗi nhịp nhàng, lúc ngắn lúc dài, nhiều vế, đăng đối, những từ ngữ sống động như nổi lên thành hình, thành khối náo động, những hiểu biết am tường ở mọi lĩnh vực như quân sự, võ thuật, thể dục thể thao, điện ảnh.

    [​IMG]

    Không chỉ có vậy, hình tượng người lái đò còn góp phần thể hiện sự thay đổi trong quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Trước Cách mạng, ông đi tìm cái đẹp trong quá khứ, cái đẹp nổi loạn, phi thường ở những bậc nho sĩ tài hoa, những vị anh hùng hào kiệt vang bóng một thời. Sau cách mạng, cái đẹp Nguyễn Tuân hướng tới là sự bình dị, được tìm thấy ở những con người rất đời, rất thường. Từ bác lái đò, đến anh bộ đội, cô dân quân, những nhân vật không tên, bình dị mà vô cùng cao quý. Sáng tạo hình tượng người lái đò, Nguyễn Tuân đã thể hiện thái độ yêu mến, tự hào và cảm phục trước những con người lao động bình dị nhưng tiềm ẩn "chất vàng mười" quí giá của Tổ quốc và vùng Tây Bắc.

    Từ đây mà nhận ra, chủ nghĩa anh hùng đâu phải tìm kiếm đâu xa, nó có ngay trong cuộc sống đời thường ở những vùng khuất lấp. Và những người bình dị có trí dũng tài ba họ có thể tạo hình tạc mẫu cho nghệ thuật văn chương. Những người lao động cũng đang làm chủ cuộc đời, âm thầm công hiến cho sự nghiệp đối mới của đất nước, tiêu biểu cho hình tượng con người những năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, giống như những gì mà ta có thể chiêm nghiệm qua những tác phẩm khác cùng đề tài, chẳng hạn như nhân vật Đào trong Mùa Lạc của Nguyễn Khải.

    Ca ngợi người lái đò chính là ca người vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc. Qua hình tượng nhân vật trong tác phẩm có thể hình dung trên các miền đất thiên nhiên hung dữ có hàng nghìn hàng vạn những con người quả cảm và nghệ sỹ như người lái đò dòng sông cuối trời Tây Băc, họ vẫn luôn hiện diện thầm lặng và chiến đấu trên khắp mọi vùng đất tổ quốc Việt Nam. Đó cũng là những con người đối mặt với thiên nhiên hung dữ, tận dụng sức mạnh thiên nhiên làm lên cuộc sống và tham gia chiến đấu chống kẻ thù ở miền Nam, như Dì Tư béo, Ông lão bán rắn, Phường săn cá sấu trong "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi hay Chín Kiên, ông Sáu già trong "Rừng U Minh" của Nguyễn Văn Bổng.
     
    poohhhDương2301 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...