Nhận xét cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương, có ý kiến:

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tthuong2928, 21 Tháng mười 2022.

  1. tthuong2928

    Bài viết:
    6
    Xuôi theo dòng chảy muôn hình vạn sắc của văn chương trung đại, hình tượng người phụ nữ luôn là hiện thân của cái đẹp và là đề tài được quan tâm rất nhiều. Bởi lẽ trong xã hội trung đại đầy bất công, thân phận của người phụ nữ bị giày xéo, chà đạp thậm tệ. Chính vì thế, nhiều nhà văn có tư tưởng tiến bộ hơn so với thời đại đã đứng lên giành lại tự trọng cho phái đẹp qua nhiều hình thức, tiêu biểu có thể kể tới Nguyễn Dữ với "Chuyện người con gái Nam Xương" kể về nàng Vũ Nương xinh đẹp, công dung ngôn hạnh nhưng số phận lại hẩm hiu, bạc bẽo. Nhận xét về cách kết thúc của tác phẩm có ý kiến cho rằng: "Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời", song lại có ý kiến khác khẳng định: "Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ngay trong cái kết lung linh kì ảo."

    "Chuyện người con gái Nam Xương" là một trong hai mươi truyện trong tập "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ. Truyện kể về nàng Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, là một người con gái xinh đẹp, nết na thùy mị nhưng lại lấy phải tấm chồng là Trương Sinh - con nhà hào phú nhưng không có học, tính tình nóng nảy, đa nghi. Về nhà chồng, vui vẻ chưa được bao lâu, Trương Sinh đã phải lìa xa gia đình để đi đánh giặc Chiêm, mẹ già con thơ ở nhà đều một tay Vũ Nương chăm sóc, việc nhà cũng một tay Vũ Nương lo liệu. Sau khoảng thời gian dài xa cách, Trương Sinh đi lihs về, bế bé Đản đi thăm mộ bà. Nhưng vì vội tin vào lời nói vô tình đầy thơ ngây của bé Đản, Trương Sinh nghĩ Vũ Nương sau lưng mình đã lén lút dan díu với người khác mà một mực nghi hoặc, chửi mắng, đánh đuổi, không cho nàng có cơ hội giải bày. Vì quá oan ức, nàng đã gieo mình trước bến Hoàng Giang tự vẫn để minh chứng cho sự trong sạch của bản thân. Rồi nàng được Linh Phi cứu giúp, đưa về thủy cung. Sau khi được chồng lập đàn giải oan, nàng hiện về trong "cờ tán, võng lọng" nói lời cảm tạ Trương Sinh rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất".

    "Kết thúc có hậu" ở đây là sự trong trắng của Vũ Nương đã được giải bày, nàng đã siêu thoát, sống trong nhung lụa chốn cung nước. Dù vậy "tính bi kịch" trong cái kết vẫn được hiện hữu thật rõ. Khi còn sống, nàng chỉ mong gia đình có niềm hạnh phúc trọn vẹn, không chia ly, không nghi ngờ. Chính vì lẽ đó nàng luôn "giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc này vợ chồng phải đến thất hòa.". Dù vậy, thú vui "nghi gia nghi thất" nàng ước ao tức khắc bị gián đoạn khi Trương Sinh phải dấn thân vào chiến tranh phi nghĩa, đôi uyên ương vừa kết duyên đã phải chia phôi. Điều đó gián tiếp gây nên nỗi oan khuất to lớn hủy hoại cả cuộc đời nàng. Dù nàng đã được sống ở thế giới khác, chẳng còn gì vướng bận nơi trần gian bộn bề vậy nhưng cuộc sống nhung lụa đó nàng lại chẳng thể cảm nhận được bằng cả xác thịt, cái kết lung linh kì ảo đó được Nguyễn Dữ khéo léo vui vén vốn dĩ để an ủi cho số phận của Vũ Nương nói riêng và những người phụ nữ bạc mệnh nói chung, chứ thực ra Vũ Nương đã thực sự chết, thực sự ra đi. Người đã chết thì đâu còn có thể sống lại được nữa, sự hiện diện của hình bóng nàng phần cuối truyện cùng cách chi tiết "võng lọng" "bóng nàng" vốn chẳng tồn tại, ngay cả chốn cung nước hư ảo. Cái kết mở chêm xen cả những chi tiết huyền ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương" được Nguyễn Dữ khéo léo tạo dựng đã tạo nên một cái kết viên mãn những vẫn tràn ngập biết bao những bi kịch, khổ đau, oan ức xuyên suốt cuộc đời, kiếp sống bạc bẽo của nàng Vũ Nương.

    Những phận đời đầy đau khổ, truân chuyên của những người con gái trong xã hội phòng kiến như Thúy Kiều với 15 năm lưu lạc (Truyện Kiều - Nguyễn Du) ; người cung nữ chôn vùi tuổi xuân nơi cung cấm đơn côi, lạnh lẽo (Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều) ; nàng Tiểu Thanh tài hoa ra đi trong cô đơn khi tuổi xuân mới nở rộ, căng tràn (Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du) hay ở đây chính là cái chết đầy oan khuất của Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Tất cả đều muốn kêu lên tiếng cầu cứu, tiếng nói đầy thương đau của thân phận nữ nhi trong xã hội phong kiến đầy khắc nghiệt, bất công. Cái chết của Vũ Nương là cái chết mang theo bao nỗi hàm oan chẳng tai nào tỏ bày. Qua hiện thực tàn khốc của xã hội xưa, Nguyễn Dữ đã mượn hình ảnh và cái chết tức tưởi của Vũ Nương để lên án xã hội phong kiến, chế đọ gia trưởng độc đoán đầy rẫy bất công, đồng thời tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, ngoại hình, phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội xưa đầy hà khắc.

    Cái kết của" Chuyện người con gái Nam Xương"kết thúc bằng cái chết của Vũ Nương. Cái chết của nàng tuy thể hiện được thành công uocs mơ về một cuộc sống bình đẳng giữa giới tính, địa vị và thân phận trong xã hội. Dù vậy xen kẽ trong cái kết có hậu đó chính là nỗi bi kịch đầy oan trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa hay cụ thể hơn là số phận trái ngang, bạc mệnh của nàng Vũ Nương tài sắc vẹn toàn trong truyện.
     
    Ột Éc thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...