-Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm hầu như người đọc không hề biết tên người đàn bà ấy là gì, Nguyễn Minh Châu đã gọi bà một cách phiếm định là một người đàn bà làng chài chị ta, mụ ta. Không phải nhà văn nghèo ngôn từ đến độ không thể đặt tên cho nhân vật của mình mà nhà văn muốn làm mờ hóa tên tuổi của chị để tô đậm số phận éo le, đau khổ của chị, chị là nhân vật điển hình đại diện cho những người chài nghèo khổ, cam chịu giàu lòng hi sinh trong cuộc sống đầy trái ngang của mình. Chị cũng giống như những người đàn bà làng chài ở vùng biển đều là những người đàn bà vô danh. +Chị trạt ngoài 40, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệt "đó là thân hình của những người đàn bà vùng biển" mặt rỗ, gương mặt lúc nào cũng trắng bệch đầy vẻ mệt mỏi, dường như đang buồn ngủ, nữa thân người dưới ướt sũng bởi sau một đêm thức trắng trên biển. +Ánh mắt của chị được Nguyễn Minh Châu khắc họa theo từng hoàn cảnh khác nhau: Khi bị chồng đánh chị đưa cặp mắt nhìn xuống chân đó là ánh mắt của sự cam chịu. Khi trò chuyện với Đẩu, Phùng ở tòa án huyện chị đưa cặp mắt đầy vẻ mệt mỏi nhìn ra bờ phả. Khi kể về quá khứ cuộc đời mình thì ánh mắt của chị như đang nhìn suốt cuộc đời mình. Đó là ánh mắt của sự mệt mỏi đầy lo lắng. +Là số phận bất hạnh éo le: "Chị là nạn nhân của cái đói, cái nghèo và bạo lực gia đình. Theo lời kể của chị, trước đây chị là một đứa con gái xấu xí lại rỗ mặt. Gia đình khá giả nhưng vì xấu nên không ai lấy. Chị trót có mang với người thanh niên thường đến nhà chị mua bả lưới về đan và sau này người thanh niên đó trở thành chồng chị. Từ đấy, cuộc đời chị gắn liền với cuộc sống mưu sinh trên biển bấp bênh, cực nhọc: Thuyền thì chật mà con thì đông" trên dưới 10 đứa ". Họ phải sống triền miên trong sự túng thiếu nghèo khổ, những lúc cuộc sống biến động cả nhà phải ăn xương rồng chấm muối. Vì cuộc sống nghèo khổ, túng quẩn mà người chồng lại thất học, lạc hậu nên dần dần lão chồng chị thay đổi tâm tính từ một người hiền lành trở thành một kẻ vũ phu thường xuyên đánh đập hành hạ chị những lúc thấy khổ quá là lão lôi chị ra đánh, lão vừa đánh, vừa nguyền rủa trong sự đau đớn" mày chết đi. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ ". Việc chị bị chồng đánh xảy ra thường xuyên" ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng ". - Tính cách: +Là người cam chịu nhẫn nhục giàu đức hi sinh: lúc bị chồng đánh chị không hề chống trả, không hề kêu oan và cũng không hề bỏ trốn mà cố gắng chịu đựng để chồng trút cơn giận như lửa cháy lên người chị. Sau khi bị đánh chị cố gắng quên nhanh nỗi đa, đuổi theo người chồng vũ phu để cùng trở về lo cho các con. Khi được Đẩu và Phùng giúp đỡ xử li dị để chị thoát khỏi đòn roi của người chồng vũ phu, chị đã van xin. Chị chấp nhận những trận đòn roi của chồng để giữ lấy mái ấm hạnh phúc cho con. Vì thương con chị nhất quyết không chịu li dị. +Chị là người giàu lòng tự trọng: nhưng lúc bị chồng đánh chị không hề van xin không khóc không bỏ trốn vì chị không muốn người khác nhìn thấy cảnh tưởng này đặc biệt là những đứa con của mình nêm chị không khóc nhưng khi chị biết sự xuất hiện của đứa con và một người xa lạ như Phùng chị đã khóc. Đây không phải là giọt nước mắt đau đớn về thể xác mà đó là sự đớn đau về tinh thầm, chị cảm thấy xấu hổ. + Là một người biết cảm thông với chồng; giàu lòng thương con;giàu đức hi sinh: Mặc dù bị chồng đánh đập dã man nhưng chị không hề oán trách mà ngược lại còn bênh vực cảm thông cho chồng. Sẵn sàng chấp nhận cho chồng đánh đập vì để giữ hạnh phúc gia đình, lo cho con" ông trời sinh ra đàn bà là để lo cho con và nuôi con cho tới khi khôn lớn nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con, chứ không phải sống cho mình". Và chị thật sự cảm thấy hạnh phúc và quên đi những đắng cay và khổ cực khi nhìn đàn con được ăn no. - Là người sâu sắc hiểu lẽ đời: được thể hiện rõ qua cách nhìn nhận và đánh giá người chồng của chị. Nếu như Đẩu và Phùng nhìn chồng chị là một người chồng vũ phu, là một thủ phạm độc ác cần lên án vì đã gây ra nổi đau khổ cho chính những người thân của mình. Nhưng trong suy nghĩ của chị, chồng chị chính là nạn nhân của cái đói, khổ, thất học cần được cảm thông, chia sẻ và chị đã làm được điều đó.