Nhân vật mị trong truyện ngắn vợ chồng a phủ của tô hoài

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi YenOanh099, 16 Tháng bảy 2020.

  1. YenOanh099

    Bài viết:
    41
    Nhân vật Mị trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.

    1/ Sự xuất hiện của Mị:

    - Hình ảnh của một cô gái lúc nào cũng cuối mặt, gương mặt buồn rười rượi "Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối, cô ấy cũng cuối mặt, mặt buồn rười rượi" => Cách giới thiệu nhân vật ấn tượng, khắc họa được số phận bất hạnh, đau khổ của nhân vật Mị.

    2/ Khắc họa cuộc sống:

    * Trước khi về làm dâu nhà Thống Lí Pá Tra:

    - Mị là một cô gái trẻ đẹp lại tài hoa: "Thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo"

    - Hiếu thảo và giàu lòng tự trọng.

    - Khát khao được hạnh phúc, tự do.

    => Mị có đầy đủ phẩm chất để sống một cuộc đời hạnh phúc.

    * Khi về làm dâu nhà Thống Lí Pá Tra:

    - Mị bị vắt kiệt sức lao động, cô cứ vùi đầu vào công việc cả ngày lẫn đêm, còn hơn cả con trâu, con ngựa.

    => Cô giống như một con ở không kỳ hạn.

    - Thêm vào đó là bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần: Suốt ngày bị đánh đập, bị trói tàn nhẫn lại còn bị giam trong một căn phòng kín mít "Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng nắng, không biết là sương hay là nắng". Cô cũng bị đè nặng về tinh thần khi lúc nào cũng lo sợ con ma nhà Thống Lí.

    => Mị sống trong những ngày tủi nhục, bị đè nặng về tinh thần.

    3/ Sức sống tiềm tàng của Mị:

    * Lúc mới về làm dâu:

    - Đêm nào Mị cũng khóc, khóc vì nỗi uất ức, đau khổ.

    - Cô còn có ý định ăn lá ngón để tự tử, bởi vì với Mị sống không ra sống thì thà chết còn hơn. Lúc này Mị vẫn có khát vọng tự giải thoát, khát vọng phản kháng lại cuộc đời.

    => Dấu hiệu của sức sống mạnh mẽ.

    * Đêm tình mùa xuân:

    - Biểu hiện bên ngoài:

    "Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen rồi"

    "Tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa ở nhà Thống Lí mà thôi"

    "Lúc nào Mị cũng lùi lủi như một con rùa trong xó cửa"

    => Mị lúc này đã hoàn toàn bị tê liệt về cảm xúc cũng như cảm giác.

    - Sự hồi sinh trong tâm hồn:

    + Mùa xuân đến trên đất Hồng Ngài, kéo theo bầu không khí vui tươi và tràn đầy sức sống.

    + Tiếng sáo gọi bạn cũng vang lên, Mị nghe được, cho nên cái quá khứ và niềm khát khao tự do nơi cô cũng được khơi gợi lên.

    + Mị uống rượu, hơi rượu nồng nàn giúp cô quên đi hiện tại đau thương của mình để nhớ về quá khứ tươi đẹp trước kia.

    - Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:

    + Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát như muốn uống ực đi cái đau khổ mà cô đã phải gánh chịu bao lâu nay.

    + Khi nghe tiếng sáo gọi bạn, Mị nhớ về quá khứ.

    + Lúc này cô cũng có ý nghĩ hết sức lạ lùng đó là muốn chết ngay. Tức là cô vẫn ý thức được tình cảm đau xót của mình.

    + Trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng sáo (Tiếng sáo biểu tượng cho khát vọng tình yêu tự do, thổi bừng lên ngọn lửa trong tâm hồn Mị).

    + Hành động của Mị "Lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng". Đây là chi tiết đặc sắc, bởi vì nó thắp sáng lên căn phòng vốn bấy lâu chìm trong bóng tối, đồng thời thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của Mị.

    + Tiếp đó là hành động quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách, Mị muốn đi chơi xuân, cô quên hẳn sự có mặt của A Sử.

    + Nhưng A Sử xuất hiện, hắn trói đứng cô: Mới đầu "Mị quên hẳn mình đang bị trói, vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, thả hồn theo tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết bên tai". Thế nhưng khi Mị "Vùng bước đi, dây trói xiếc chặt khiến Mị đau đớn" thì cô không còn nghe được tiếng sáo nữa mà thay vào đó là tiếng chân ngựa khô khan.

    => Tâm trạng giằng xé giữa khát vọng tự do và hiện thực phũ phàng, khát vọng đi chơi xuân của Mị bị chặt đứt.

    Tố Hữu đặt sự hồi sinh của Mị vào một tình huống bi kịch: Khát vọng mãnh liệt và hiện thực phũ phàng. Từ đó đẩy sức sống Mị lên một cách mãnh liệt.

    * Đêm đông cứu A Phủ:

    - Mị đang trong trạng thái vô cảm: Cô thức suốt đêm sưởi lửa theo một thói quen vô thức và khi thấy cảnh A Phủ bị trói đứng, cô vẫn thản nhiên như không có việc gì. Cho thấy Mị vô cảm với chính mình lẫn người khác.

    - Thế nhưng đâu đó trong Mị vẫn tiềm tàng sức sống: Khi Mị "Nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại", cô chợt nhớ lại cảnh ngộ của mình, nhớ lại cảnh của một người đàn bà ngày trước. Dường như giọt nước mắt này đã kết nối số phận của Mị - A Phủ - Người đàn bà.

    - Mị cũng nhận thức được tội ác của nhà Thống Lí và thương cảm cho A Phủ. Cô khi đó đã không còn sợ cái gì gọi là cường quyền nữa rồi. Cũng không sợ dù phải chết thay cho A Phủ, thế là Mị cắt đứt dây, cởi trói cho hắn. Rõ ràng, tình thương của Mị đã dẫn tới hành động tất yếu đó là liều mình cứu người.

    - Mị đứng lặng trong bóng tối với nội tâm giằng xé.

    - Mị chạy ra, băng đi, đuổi kịp. Khát vọng sống mãnh liệt của cô trỗi dậy.

    * Tài năng của nhà văn trong việc miêu tả tâm lí nhân vật: Diễn biến tâm lí tinh tế được miêu tả từ nội tâm đến hành động. Mị từ một con người vô cảm, từ thương người đến thương mình, sau đó cứu người, cứu A Phủ và cứu mình.

    * Giá trị nhân đạo sâu sắc:

    - Khi sức sống tiềm tàng trong con người hồi sinh thì đó là ngọn lửa không thêt dập tắt.

    - Nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo, chống lạo mọi sự chà đạp, áp bức để cứu cuộc đời mình (Chủ đề của tác phẩm).
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng bảy 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...