Bình Luận Nhân Vật A Phủ Trong Vợ Chồng A Phủ (Tô Hoài) - Sắc Màu Cuộc Sống

Thảo luận trong 'Văn Thơ' bắt đầu bởi Sắc Màu Cuộc Sống, 21 Tháng tư 2019.

  1. Đề bài: Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

    I. Lập dàn ý

    1. Mở bài

    - Giới thiệu, dẫn dắt đến nhân vật A Phủ.

    2. Thân bài

    - Xuất thân: Nghèo khổ, mồ côi cha mẹ từ nhỏ và bị bán xuống vùng người Thái.

    - Tính cách: Gan bướng, ý thức phản kháng.

    - Phẩm chất: Có tài năng lao động đáng quý; Khát vọng tự do, hồn nhiên, yêu đời.

    - Số phận:

    + A Phủ phải trả giá đắt vì đánh con quan.

    + A Phủ bị xử kiện. Anh không phản kháng mà cam chịu.

    - A Phủ được mị cứu, trốn khỏi Hồng Ngài và giác ngộ cách mạng. Điều đó thể hiện sức mạnh của lòng ham sống và khát khao tự do.

    3. Kết bài

    - Khái quát lại nhân vật A Phủ.

    II. Bài làm


    [​IMG]

    Ai đã từng đọc truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài chắc có lẽ rất khó quên được một nhân vật độc đáo của truyện, đó chính là nhân vật A Phủ. Với nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn, Tô hoài đã thực sự xây dựng được tình huống truyện với những con người ở vùng cao Tây Bắc, đặc biệt trong tác phẩm này là nhân vật A Phủ.

    A Phủ cũng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng cao Tây Bắc, mồ côi cha mẹ từ nhỏ và bị bán xuống vùng người Thái. Nhưng với tính khí gan bướng, anh không chịu ở cánh đồng thấp nên đã trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài. Ở đây, anh cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi có số phận cơ cực và hết sức bất hạnh. A Phủ có tính cách gan bướng nhưng rất khỏe mạnh, chăm chỉ, cần cù, không chỉ vậy mà anh còn rất giỏi lao động, ham mê lao động. Mặc dù sống ở hoàn cảnh cơ cực nhưng anh vẫn hồn nhiên, lạc quan, yêu đời và yêu cuộc sống tự do. Và A Phủ còn là người có tinh thần trách nhiệm với công việc. Anh dám chịu tội khi mình đánh mất con bò của nhà Thống lí Pá Tra.

    A Phủ đã đánh A Sử bằng những hành động mạnh mẽ, táo tợn, đầy nam tính thể hện sự quả cảm và nghĩa khí: "Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp." Hành động ấy đã làm cho A Phủ bị Thống lí Ra Tra bắt sống và trói gô chân lại.

    A Phủ đã bị xử kiện trong mưa đòn và khói thuốc phiện. A Phủ bị bọn trai làng xô đến trước nhất và phải chịu đòn của bọn họ. A Phủ không phản kháng, chỉ im như cái tượng đá. Và cứ như vậy, A Phủ phải quỳ ra giữa nhà để chịu đòn: "Mặt A Phủ xưng lên, môi và đôi mắt dập chảy máu. Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ.. Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút." Và rồi A Phủ đã được Mị cứu sống. Mị đã dùng dao để cắt dây cởi trói cho A Phủ bằng những suy nghĩ và hành động rất tự tin nhưng sau đó Mị lại phải sợ là mình sẽ bị trói thay. Nhưng với tình thương và niềm đồng cảm của hoàn cảnh, số phận đã đưa họ đến với nhau. Họ đã trốn sang Phiềng Sa, trở thành vợ chồng và giác ngộ cách mạng. Hành động ấy đã thể hiện sức mạnh mãnh liệt của lòng ham sống và khát khao tự do của nhân vật.

    Qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", đặc biệt là nhân vật A Phủ đã cho ta thấy hiện ra một con người dũng cảm, kiên quyết. Anh đã dám đấu tranh để thoát khỏi tầng áp bức của một xã hội bất công với những phong tục, tập quán lạc hậu. Tô Hoài đã thật sự thành công khi xây dựng nhân vật A Phủ và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. /.
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...