Nhận định về văn xuôi theo từng chủ đề

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Sưu Tầm, 17 Tháng hai 2022.

  1. Sưu Tầm The Very Important Personal

    Bài viết:
    665
    1. Tình huống truyện:

    "Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người". (Nguyễn Minh Châu)

    "Khi đề cập đến truyện ngắn, một yếu tố không thể thiếu đó là tình huống: Tình huống của câu chuyện và tình huống của nhân vật. Nhờ biết đặt câu chuyện và nhân vật vào những tình huống tiêu biểu" những tình huống đặc biệt "(chữ dùng của X. L. Rubinstein), " những tình huống nhiều màu vẻ "(Hegel) mà sự tinh cô về tương tưởng - nghệ thuật của truyện ngắn thể hiện rõ hơn các thể loại trong tự sự" (Phùng Quý Nhâm)

    "Trên cơ thể con người cũng như trên" cơ thể "cuộc đời, có những" huyệt "điểm nào đó, có thể làm rung động toàn thể. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm nguyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong khuôn mặt cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung, mooci truyện ngắn bao gờ cũng được xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy.." (Nguyên Ngọc)

    2. Nhân vật:

    "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác" (Tô Hoài)

    "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả" (Bêtông Brecht)

    "Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và con đường đi của học trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề phải thông qua nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc. Một cuốn tiểu thuyết có đứng được hay không là ở chổ nó có tạo ra được những nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay không" (Nguyễn Đình Thi)

    "Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định" (Lý luận văn học)

    3. Chất thơ:

    "Những truyện ngắn hay - theo cảm nhận của tôi - thường gắn với thơ () Truyện ngắn dường như là đứa con tất yếu của người mẹ thơ và người cha văn xuôi, bề ngoài mang tính cha mà bên trong mang tính mẹ" (Phạm Thị Hoài)

    ".. Tôi cho rằng ngay trong văn xuôi, cần phải đượm hồn thơ, có như thế văn xuôi mới trong sáng cất cao" (Tô Hoài)

    "Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không khoảng cách, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả" (K. Pau-tôp-xki)

    "Trong tiểu thuyết và trong kịch nếu như không có chất thơ thì giống như rượu bia và nước hoa đã bay hết hơi hết mùi, giống như một xác ướp không có linh hồn" (Quách Mạt Nhược)

    "Văn chương bao giờ cũng thấm đượm chất thơ như chất nước ngọt ngào thấm trong trái táo" (Pustin)

    "Văn xuôi cần phải có cánh. Đôi cánh ấy chính là chất thơ" (Pha-đê-ép)

    4. Chi tiết nghệ thuật:

    "Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn về cuộc sống và con người" (Bùi Việt Thắng)


    "Chi tiết làm nên hạt bị vàng của tác phẩm" (Pautopxki)

    "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn" (Macxim Gorki)

    Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết "(Từ điểm thuật ngữ văn học)

    5. Giá trị nhân đạo:

    " Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt trong đời để có nhiều công bằng, thương yêu hơn "(Thạch Lam)

    " Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác, các khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp "(Ai-Ma-Tốp)

    " Nói đến nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Có hhi nhà văn miêu tả một cái gì rất xấu, một tội ác, một tên giết người, nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả "(Nguyễn Đình Thi)

    6. Giá trị hiện thực:

    " Truyện ngắn cắt ra một mảnh nhỏ của hiện thực, đặt mảnh ấy vào trong những giới hạn nào đó, nhưng nhờ vậy tác phẩm sẽ bung ra như một cú nổ làm mở toang một hiện thực rộng lớn hơn rất nhiều "(Julio Cotazai)

    " Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại "(Balzoc)

    " Nhà văn phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón nhận mọi vang động của cuộc đời "(Nam Cao)

    " Truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc, nhưng là cái khoảnh khác gợi mở đến vô cùng, là một giọt sương phải chiếu cả bầu trời, là giọt nước mắt mang chứa cả cõi lòng con người "(Hoàng Phong Tuấn)

    " Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn chỉ là mặt cắt của dòng đời như mặt cắt giữa một thân câu cổ thụ. Chỉ liếc qua những đường vân trên khoanh gỗ tròn kia dù trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời thảo mộc"(Nguyễn Minh Châu)
     
    AdminSói thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...