NHẬN ĐỊNH VỀ VĂN HỌC 1. *Nhận định: + "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có." (Nam Cao) + "Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm/ Như những cây quá thẳng chim không về." (Chế Lan Viên) * Sơ lược nội dung: - Sáng tác văn chương khác với người thợ tạo ra sản phẩm. Mỗi sản phẩm của một tác giả chỉ có thể là một, người thợ có thể tạo ra hàng nghìn sản phẩm giống nhau. Nếu như đứa con tinh thần của mỗi tác giả giống những tác phẩm khác thì không bao giờ đạt được chỗ đứng trong lòng người đọc và giới văn học. - Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiểu mẫu đưa cho ám chỉ thứ văn chương đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt. Người thợ dù là người thợ khéo tay thì cũng chỉ sản xuất ra những thành phẩm hàng loạt theo mẫu mã có sẳn, dù có khéo léo cũng chỉ là một hình thức bắt chước, theo khuôn mẫu. - Để tạo ra sản phẩm của mình thì một nhà văn cần cả một quá trình nghiền ngẫm, tìm tòi những nội dung mới và hình thức diẽn tả mới để tạo ra những sản phẩm không đụng hàng mang dấu ấn riêng của bản thân, để mỗi khi đọc hay xem tác phẩm, người đọc có thể nhận ra tác giả, chứ không phải một người thợ điêu luyện. Văn chương chỉ công nhận đó là một tác giả khi người đó tạo ra một đứa con tình thần của bản thân, người đó biết đi tìm những cảm xúc chưa được mọi người cảm nhận tới. 2. *Nhận định: + "Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại." (Ban zắc) + "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời." (Tô Hoài) * Sơ lược nội dung: - Trên mỗi trang viết, người đọc phải thấy được dấu ấn, hình ảnh của thời đại mà nhà văn đang sống. Nói cách khác, văn học phải phản ánh hiện thực cuộc sống. 3. *Nhận định: + "Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học." (Tố Hữu) * Sơ lược nội dung: - Cuộc đời cung cấp cho văn học đề tài, chất liệu; khơi nguồn cho những cảm hứng sáng tác văn học. - Cuộc đời cũng là nơi đi tới của văn học: Sức mạnh, ý nghĩa của văn học là vị nhân sinh- vì cuộc đời, vì con người. Văn học giúp con người nhận thức đúng đắn về cuộc sống, văn học lây động tình cảm, giúp con người biết yêu, ghét nhiều hơn; Có tư tưởng suy nghĩ đúng đắn, phân biệt đúng sai; yêu quý cái đẹp.. Văn học góp phần xây dựng tâm hồn con người, xây dựng cuộc đời. 4. * Nhận định: + "Văn học là nhân học." (M. Gor-ki) *Sơ lược nội dung: - Học văn là để hiểu sâu hơn về tâm hồn con người và đồng thời cũng là học cách làm người. Mèo nhỏ.
Nhận định văn học 1. Tôi còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ. (Dostoevski) 2. Điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi. (Albert schweitzer) 3. Chi tiết làm nên bụi vàng tác phẩm. (pauxtopxki) 4. Văn học là nhân học (M. Gorki) 5. Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (Sê Khốp) 6. Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người (Nguyễn Văn Siêu) 7. Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy (Tố Hữu) 8. Thơ ca phải say mới thích (Tố Hữu) 9. Thơ chính là tâm hồn (M. Gorki) 10. Thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng (Sóng Hồng)