Nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp (có đáp án)

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 5 Tháng sáu 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,256
    Nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp (có đáp án)

    Trường: Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu Quảng Nam

    CÂU 1 (5 điểm). Các mệnh đề sau đúng hay sai, tại sao?

    1. Mọi văn bản pháp luật đều là nguồn của Luật Hiến pháp.

    2. Mọi cá nhân, tổ chức đều là chủ thể của quan hệ pháp luật hiến pháp.

    3. Quyết định của Chủ tịch nước là nguồn của Luật Hiến pháp.

    4. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là nguồn của Luật Hiến pháp.

    5. Một trong các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam là bảo đảm sự quản lí, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    CÂU 2 (5 điểm).

    Trình bày quan điểm của anh (chị) về qui định tại Điều 50 của Hiến pháp năm 2013.


    Lưu ý: Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo.

    Trả lời:

    Câu 1:

    1: Nhận định này là sai vì:

    - Nguồn chủ yếu của ngành Luật Hiến pháp Việt Nam hiện nay là văn bản bản quy phạm pháp luật.

    - Nhưng trong các văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, thì không phải văn bản nào cũng là nguồn của ngành luật Hiến pháp Việt Nam, mà chỉ văn bản nào hoàn toàn chứa đựng quy phạm Luật Hiến pháp hoặc một phần của văn bản đó chứa đựng quy phạm Luật Hiến pháp, mới được thừa nhận là nguồn của ngành Luật Hiến pháp Việt Nam.

    - Kết luận: Nhận định mọi văn bản pháp luật đều là nguồn của Luật Hiến pháp là sai.

    2: Nhận định này là đúng vì:

    - Chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp được chia thành hai nhóm lớn:

    + Nhóm thứ nhất gồm nhân dân Việt Nam, các dân tộc, mọi người, cử tri, tập thể cử tri..

    + Nhóm thứ hai gồm: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội.

    - Mọi cá nhân, tổ chức đều là chủ thể của quan hệ pháp luật hiến pháp về quyền có người.

    - Kết luận: Nhận định mọi cá nhân, tổ chức đều là chủ thể của quan hệ pháp luật hiến pháp.

    3: Nhận định này là sai vì:

    - Quyết định của Chủ tịch nước không phải là nguồn của Luật hiến pháp.

    4: Nhận định này là đúng vì:

    - Một số quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành là nguồn của Luật Hiến pháp.

    - Ví dụ: Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01/10/2016 về Ban hành quy chế làm việc của chính phủ.

    - Kết luận: Nhận định quyết định của Thủ tướng Chính phủ là nguồn của Luật Hiến pháp.

    5: Nhận định này là Sai vì:

    - Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Hiến pháp 2013:

    "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội."

    - Tất cả các cơ quan nhà nước đều làm hoạt động quản lý nhà nước.

    - Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội, không có chức năng quản lý.

    Câu 2: Trình bày quan điểm của anh (chị) về qui định tại Điều 50 của Hiến pháp năm 2013.

    - Một trong những điểm mới về kinh tế được quy định tại 50 trong Hiến pháp năm 2013:

    "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước."

    + Điều này được sửa đổi, bổ xung trên cơ sở điều 15 và 42 của Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế đồng thời gắn kết với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này phù hợp với thực tiễn, bởi lẽ đất nước muốn vững mạnh thì phải phát triển kinh tế. Để phát triển kinh tế cần phải "phát huy nội lực" đồng thời "hội nhập, hợp tác quốc tế" cũng như gắn kết chặt chẽ các yếu tố liên quan khác.

    + Nhà nước ta đã cố gắng tận dụng triệt để những tiềm năng trong nước để phát triển kinh tế với tiêu chí phát triển "du lịch" là ngành mũi nhọn.

    Bên cạnh những di sản văn hóa được UNESCO vinh danh như: Đô thị Hội An, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.. ; những món ăn đậm chất Việt như: Cơm hến ở Huế, mỳ Quảng, cơm lam.. Nhà nước vẫn đang bảo tồn, trùng tu những công trình kiến trúc mà thế hệ trước đó để lại; vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nhà nước quan tâm nhiều hơn: Luật bảo vệ môi trường 2014, các phong trào thanh niên được Đoàn, Đảng tổ chức như tổng dọn vệ sinh ven biển, trồng cây xanh..

    + "Hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa" phản ánh được trình độ và sự phát triển bền vững của đất nước. Trong lĩnh vực văn hóa, Việt Nam mở cửa, trao đổi văn hóa, chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với các quốc gia khác. Hội nhập quốc tế về văn hóa – xã hội có thể thông qua việc tham gia các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa, ví dụ: Tham gia, thực hiện Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) hoặc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế song phương, khu vực và đa phương về hợp tác, phát triển lĩnh vực văn hóa. Bên cạnh sự hội nhập quốc tế, nước nhà cũng có những hành động bảo tồn, phát triển văn hóa Việt như truyền thống nữ sinh mặc áo dài cấp 3, khuyến khích đồng bào dân tộc giữ gìn tiếng nói và văn hóa riêng của họ..

    - Nhà nước ta xây dựng một nền kinh tế "độc lập, tự chủ", sẽ trở nên thật tồi tệ nếu nều kinh tế bị phụ thuộc và không có sự quản lý của nhà nước. Điển hình là sau dịch COVID-19, không chỉ riêng Việt Nam mà nền kinh tế của nhiều nước bị tác động nặng nề. Nhưng nhà nước ta đã có những hành động kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, giảm thiểu thiệt hại đối với nền kinh tế, tạo điều kiện duy trì và sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, sớm tận dụng cơ hội sau khi hết dịch để nền kinh tế và phát triển nhanh, bền vững. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

    + Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

    + Văn bản số 3006/BCT-TTTN ngày 28.04.2020 về điều hành kinh doanh xăng dầu. Liên Bộ Công Thương – Tài Chính quyết định phương án điều hành các mặt hàng xăng dầu nhằm hỗ trợ đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, để bảo đảm giá bán xăng dầu trong nước phản ánh xu hướng giá thành phẩm xăng dầu thế giới, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay..

    - Nền khoa học – kĩ thuật ngày một phát triển, cần phải đẩy mạnh phát triển công nghệ và áp dụng công nghệ vào thực tiễn sản xuất để hướng đến nền kinh tế công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Khoa học và công nghệ là một bộ phận nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

    +Trong xu thế hội nhập hiện nay thì khoa học và công nghệ là một yếu tố có tác động to lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Nó là chìa khóa cho việc hội nhập thành công, cho việc thực hiện rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước bắt kịp với các quốc gia khác trên thế giới. Khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định đến việc thực hiện mục tiêu chuyển nền kinh tế của nước ta sang nền kinh tế tri thức, cho tiến trình toàn cầu hóa.

    + Có thể nói, khoa học và công nghệ ngày nay đã và đang đóng vai trò lớn trong lai tạo, nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất thay thế giống nhập ngoại. Nhiều công nghệ mới được ứng dụng làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su.

    + Với lĩnh vực Y tế, khoa học và công nghệ đã nâng trình độ y học của nước ta lên ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Đến nay, Việt Nam đã chủ động sản xuất được 9/10 loại vắc-xin phục vụ tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong của nhiều bệnh như bại liệt, viêm não.. Các nhà khoa học cũng làm chủ nhiều quy trình chẩn đoán, điều trị hiệu quả nhiều bệnh mới phát sinh, nguy hiểm như SARS, cúm A/H5N1.

    + Nhà nước cũng đã ban hành nhiều thông tư liên quan: Thông tư số 04/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ: Quy định sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.

    - Như vậy thể hiện khá bao quát và toàn diện về bản chất của nền kinh tế, vừa thể hiện động lực và mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa; đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, đó là những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển một nền kinh tế bền vững ở hiện tại và tương lai.

    Nhận định đúng, sai các môn Luật có đáp án:

    - Nhận định đúng sai môn Luật hành chính (có đáp án)

    - Nhận định đúng sai học phần Luật dân sự (có đáp án)
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...