Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ? Tức nước vỡ bờ là một câu thành ngữ trong dân gian ám chỉ bất cứ sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. Nếu cái giới hạn ấy bị vượt qua thì sẽ có hậu quả xảy ra giống như tình cảnh nước lũ và bờ đê, nếu nước tràn về cứ dồn dập ùn ứ liên tục thì rồi cũng sẽ phá vỡ cái bờ là vỏ bọc bên ngoài. Con người cũng vậy, khi bị chèn ép, áp bức quá mức không thể chịu đựng nổi thì người ta sẽ vùng lên phản kháng và đấu tranh, lúc đó thì hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm, tức nước là cái nguyên nhân và vỡ bờ là hậu quả xảy ra sau đó. Tức nước có nghĩa là nước rất đầy, như muốn trào ra. Bờ là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra. Nói theo nghĩa bóng là: Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua. Nhưng 1 ngày nào đó nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Đó là điều tất yếu trong cuộc sống này. Đừng bao giờ dồn ép người khác tới bước đường cùng hay làm những chuyện quá sức chịu đựng của 1 con người. Bởi dù sao đó cũng chỉ là 1 con người bình thường, sức chịu đựng chỉ có giới hạn mà thôi, đừng để xảy ra chuyện tức nước vỡ bờ thì lúc đó không hay tí nào. Câu thành ngữ tương tự tức nước vỡ bờ: Con giun xéo lắm cũng quằn. Tức nước vỡ bờ cũng là nhan đề được đặt trong 1 đoạn trích tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố. Nhan đề Tức nước vỡ bờ do người biên soạn đặt. Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ ngắn gọn: Nhan đề đã đúc kết toàn bộ nội dung của văn bản trong quá trình chị Dậu bị áp bức đến đường cùng và phải vùng lên đấu tranh, con đường sống duy nhất của người nông dân chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phòng mình. Nhan đề này còn thể hiện cái nhìn sâu sắc và tinh tế với hiện thực của Ngô Tất Tố - đã nhìn thấy tinh thần phản kháng tiềm tàng ở quần chúng nhân dân lao động bị áp bức, dự báo được cơn bão táp của quần chúng nhân dân khi được ánh sáng cách mạng rọi tới. Tác phẩm "Tắt đèn" cũng như đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã mang đến sự thành công trong sự nghiệp văn học cho nhà văn Ngô Tất Tố và nó cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình xã hội đương thời. Đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm nhận sâu sắc, sự đồng cảm xót thương cho thân phận người nông dân đang sống dưới ách thống trị của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến. Ý nghĩa Tức nước vỡ bờ: Bất cứ sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì sự chịu đựng không còn nữa mà thay vào đó bằng một phản kháng giống như bờ bị nước ép quá không thể nào giữ yên được và phải vỡ ra. Ý nghĩa nhan đề khái quát nhất của Tức nước vỡ bờ đó là: Để thoát khỏi sự tối tăm và áp bức thì không còn con đường nào khác là phải đấu tranh để thoát khỏi, để tự giải phóng. Nghĩa bóng của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ Với tính tham lam có sẵn trong bản chất con người, không dừng lại ở một giới hạn cho phép, nên khi chất chứa một món gì đó, chứa được mười thì muốn mười hai, và khi vật chứa không đủ sức chịu đựng thì phải vỡ thôi. Trong quan hệ xã hội hàng ngày. Nhiều cá nhân muốn duy trì sự ôn hòa trong cộng đồng, đã cố gắng nhường nhịn những kẻ ỷ thế, cậy quyền, trong tư tưởng một câu nhịn chín câu lành với mong mỏi việc gì rồi cũng qua đi, vui vẻ bình an là chính.. Tuy nhiên, thói thường những kẻ ỷ thế cậy quyền thường không cảm nhận được sự nhịn nhục của người khác đối với mình là có giới hạn, và khi lấn lướt được ai đó, thì họ có cảm giác đắc thắng và muốn tiến xa hơn nữa trong việc lấn lướt.. Người nhường nhịn chỉ có thể nhường nhịn đến một mức nào thôi và khi quá sức chịu đựng người ấy sẽ phản kháng lại. Sự phán kháng sau khi nhịn nhục quá mức này nó sẽ mạnh mẽ hơn là những phản kháng tức thời. Vì dựa vào hình ảnh nước chảy, nếu chảy từ từ thì không có gì, nhưng nếu do vỡ bờ mà chảy thì ào ạt mạnh mẽ khôn cùng. Điều này nhằm giải thích. Trong quan hệ xã hội, làm gì cũng đừng đưa người khác vào một thế chịu đựng quá mức. Vì nếu dồn nén ai vào một mức chịu đựng quá sức thì việc phản kháng mạnh mẽ lại là việc đương nhiên không tránh khỏi.