Nhân cách là gì? Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân, thể hiện những phẩm chất bên trong của cá nhân ấy, các mối quan hệ qua lại của cá nhân với cá nhân khác, với tập thể, xã hội, với thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Như chúng ta biết, khi mới sinh ra, trẻ chưa hình thành nhân cách. Nhân cách chỉ được phát triển khi trẻ gia nhập vào các mối quan hệ xã hội bằng hoạt động và giao lưu. Con đường hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình liên tục chứ không phải trong ngày một ngày hai, nó có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nhờ quá trình này mà mỗi cá nhân khác nhau sẽ phát triển nhân cách thei hướng khác nhau, không ai trùng lặp ai, mỗi người đều mang đậm bản sắc của riêng mình. Ví dụ như có những nhân cách phát triển theo chiều hướng tích cực, được xã hội tôn trọng, kính nể nhưng ngược lại bên cạnh đó lại có những nhân cách phát triển theo hướng tiêu cực, bị xã hội lên án, phê phán và thậm chí còn có nhiều hậu quả hơn thế nữa đến với họ. Ngoài những yếu tố như bẩm sinh, di truyền, gen lặn, trội thì yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chúng ta có thể hiểu rằng môi trường tác động lớn đến nhân cách. Ví dụ một đứa trẻ sinh ra trong vùng quê nghèo đói, bố mẹ là tội phạm giết người, cướp của, hàng xóm xung quanh đều là tội phạm buôn bán người thì rất khó để đứa trẻ ấy có thể hoàn thiện nhân cách của mình theo chiều hướng tích cực. Cũng như một số đứa trẻ được sinh ra trong gia đình giàu có, cha mẹ thương yêu, chăm sóc thì chẳng khác gì sinh ra ở ngay vạch đích và cơ hội thăng tiến trong tương lai là rất cao. Tuy nhiên, yếu tố môi trường chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiển đủ. Quan trọng hơn hết vẫn là ý chí của chính bản thân họ. Ví dụ như Bác Hồ và một số anh hùng dân tộc khác ở thế kỷ 20, trong bom đạn chiến tranh họ vẫn giữ được nhân cách sáng ngời, là tấm gương cho con cháu đời sau noi theo, học tập. Đó chính là những người trong nghịch cảnh mà biến hóa thành điều tích cực đấy các bạn. Bởi vậy đừng để những yếu tố như môi trường khó khăn làm gục ngã và xô đẩy mất phương hướng các bạn nhé. Để nhân cách phát triển tốt thì chúng ta nên tham gia vào nhiều hoạt động. Bởi hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới để tạo ra của cải cũng như lợi ích về cả hai phía. Người ta nói có làm mới có ăn và có tham gia vào hoạt động xã hội thì tư duy cũng như hiểu biết của con người mới được phát triển. Chúng ta cũng không thể bỏ qua quá trình giáo dục. Một đứa trẻ được đến lớp, đến trường, học tập những điều hay, lẽ phải của thầy cô thì nhân cách sẽ phát triển mạnh mẽ và tích cực hơn, con người sẽ nhận thức được giá trị của cuộc sống như thế nào, mình phải làm gì, ra sao. Chính giáo dục đã bù đắp những thiếu hụt do yếu tố bẩm sinh mang lại, uốn nắn những hành vi sai lệch của cá nhân và hoạch định những bước tiến tương lai cho các trẻ để các trẻ phát triển trí tuệ một cách tối đa, không ngừng bay cao bay xa tìm kiếm con đường hạnh phúc cho chính bản thân mình. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ cùng phân tích và trả lời một số câu hỏi mà mọi người vẫn thường hay thắc mắc. Chắc hẳn rằng rất nhiều bạn trẻ đang băn khoăn liệu bệnh nhân tâm thần có nhân cách không. Xin thưa là có các bạn nhé. Nhưng nhân cách ấy đã bị bóp méo, lệch lạc cũng như sai với chuẩn mực của xã hội. Ở bệnh nhân tâm thần, họ có suy nghĩ nhưng là suy nghĩ bệnh lý, có hành vi nhưng cũng là hành vi bệnh lý. Do hệ thần kinh của họ không thực hiện được đúng chức năng sinh lý nên việc tiếp cận và xử lý thông tin không đúng. Họ luôn cho rằng những gì mình làm là đúng. Bởi vậy những người bệnh tâm thần khi giết người sẽ được miễn tội, không truy tố hình sự. Vì có thể họ đã gặp ảo giác, tưởng tượng rằng phía trước là yêu quái, ma quỷ chứ không phải con người và theo phản xạ bảo vệ chính mình họ đã giết người. Sau đây là bài viết giải thích nhân cách là gì của mình. Mình sẽ khônh đi sâu vào các lý thuyết và quan điểm về nhân cách. Vì tâm lý học nhân cách rất rộng, nó trải dài từ Phương Đông đến Phương Tây nên để khai thác được hết nó chắc đến năm sau mình vẫn chưa viết hết được mất. Mình chủ yếu đào sâu về suy nghĩ của các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam theo tâm lý học hoạt động Mát -Xít. Nếu bài viết có thiếu sót hoặc sai lệch điều gì mong các bạn góp ý để mình sửa lại ạ. Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Chúc các bạn một ngày mới tốt lành. Thân gửi.