Nhà thơ Y Phương: Nói với con cũng chính là nói với lòng mình!

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hậu Minh, 21 Tháng tám 2023.

  1. Hậu Minh

    Bài viết:
    87
    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả:

    - Y Phương sinh năm 1948. Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày. Quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

    - Thơ ông mạnh mẽ, chân thật và trong sáng với cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

    - Năm 2007, Y Phương được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.


    2. Tác phẩm

    - Xuất xứ: Theo Yên Khương, báo điện tử Thể thao và văn hóa, ngày 15/6/2008

    - Phương thức biểu đạt: Nghị luận

    - Đề tài: Mối quan hệ giữa nhà văn và nhân vật trong cả đời sống thực tế và trong thế giới tác phẩm


    II. Khám phá văn bản

    1. Những lời tâm tình của nhà thơ Y Phương về bài thơ Nói với con

    a. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ "nói với con'

    + Bài thơ Nói với con viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kì cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ lâu dài và gian khổ.

    + Hoàn cảnh ấy đã tác động đến nội dung lời dặn dò và cách nói chân thành, giản dị mong người con hiểu được lời dạy của cha mẹ, sống làm người tử tế, luôn ghi nhớ cội nguồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.


    b. Tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ

    + Câu thơ

    " Người đồng mình thô sơ da thịt

    Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con "

    -Ý nghĩa: thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa quê hương mình, khẳng định ý chí quyết tâm mạnh mẽ của người dân quê hương, tuy" thô sơ da thịt "nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục bởi hoàn cảnh.

    - Vì ông rất yêu quê hương, trân quý cội nguồn và truyền thống văn hóa dân tộc mình.

    +" Chân phải bước tới cha/chân trái bước tới mẹ " và" Vách nhà ken câu hát "là hình ảnh thực.

    - >Vì: Đứa con sinh ra có khởi điểm là cha, mẹ. Còn" Vách nhà ken câu hát"yếu tố văn hóa phi vật thể, thì nói đến việc người con gái trong vách, người con trai ngoài vách hát cho nhau nghe.

    =>Niềm tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Mong cho những đứa con và người đọc có thể ý thức được về cái tốt, cái xấu. Biết trân trọng nguồn cội và yêu lấy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, kế thừa và phát huy những điều ấy thật tốt.

    2. Chọn đọc một tác phẩm của tác giả mà em đã biết tiếp tục tìm hiểu, khám phá.

    A. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

    - -Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài

    - >Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê hương, về người bà với hình ảnh quen thuộc nhất đó là bếp lửa. Bài thơ là lời tâm sự của người cháu hiếu thảo ở phương xa gửi về người bà. Từ đó khiến cho nỗi nhớ, tình cảm càng trở nên da diết, sâu đậm, từ đó viết nên tác phẩm.

    B. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về người bà, về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm.

    C. Sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

    - Còn điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận cảm xúc của người cháu dành cho bà

    D. Mối liên quan của nhan đề với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

    - Bếp lửa vốn là một hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đinh người VN đã trở thành hình ảnh tượng trưng gợi kỉ niệm ấm áp của tình bà cháu.

    - Bếp lửa là nơi bà khơi dậy lên tình cảm, những khát vọng trở thành ngọn lửa của tình yêu, niềm tin.

    - Bếp lửa không chỉ hiện thân tươi đẹp về bà mà còn là kỉ niệm thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
     
    LieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...