Nhà ngoại giao đại tài Lê Đức Thọ - Người Việt Nam duy nhất được trao giải Nobel nhưng từ chối

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi hòn đá nhỏ, 19 Tháng sáu 2021.

  1. hòn đá nhỏ

    Bài viết:
    86
    TIỂU SỬ

    [​IMG]

    Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, sinh tại thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nay là xã Nam Vân (TP Nam Định). Ông là anh trai của tướng quân hậu cần Đinh Đức Thiện và đại tướng Mai Chí Thọ. Ông tham gia các hoạt động cách mạng (tổ chức bãi khóa, dự lễ truy điệu nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh) và bị Pháp bắt giam hai lần (1930-1936 và 1939-1944). Sau khi được thả tự do lần thứ hai, ông trở về Hà Nội hoạt động và trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1944 ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

    Năm 1948, Lê Đức Thọ vào miền Nam Việt Nam làm Phó Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Bộ cho tới Hiệp định Geneve được ký kết năm 1954.

    Sau khi tập kết ra Bắc năm 1955, ông được bầu vào Bộ chính trị Đảng lao động Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Việt Nam) và đắc cử.

    Trong các năm từ 1956 đến 1973 và 1976 đến 1982, Lê Đức Thọ làm Trưởng ban tổ chức Trung ương, theo William Duiker, ông đã nhanh chóng làm cho ban này "biến thành bộ máy hiệu quả để điều tra và kiểm soát các đảng viên."

    Đầu năm 1968, Lê Đức Thọ trở lại miền Nam làm Phó bí thư trung ương Cục miền Nam một thời gian ngắn. Sau các cao điểm của đợt 2 và 3 của Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Hoa Kì và Việt Nam dân chủ cộng hòa bắt đầu xúc tiến các cuộc thương lượng bí mật. Đến tháng 5/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi Lê Đức Thọ về gấp Hà Nội, để chuẩn bị sang Paris làm cố vấn cao cấp Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris. Trong lá thư viết tay gửi Bộ Chính trị, Hồ Chí Minh ghi rõ: ".. Anh Sáu (Lê Đức Thọ) nên về ngay (trước tháng 5/1968) để tham gia phái đoàn ta đi gặp đại biểu Mỹ" . Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ký sắc lệnh cử ông Xuân Thủy làm Bộ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Trước khi đoàn đàm phán lên đường, Hồ Chí Minh đã căn dặn: Đừng để nước Mỹ bẽ bàng, đừng xúc phạm nhân dân Mỹ vì Việt Nam chỉ chiến đấu với giới cầm quyền hiếu chiến của Mỹ, về nguyên tắc quyết không nhượng bộ song về phương pháp thì "dĩ bất biến, ứng vạn biến" .

    Trong quá trình đàn phán, Lê Đức Thọ thường xuyên bay về nước để báo cáo tình hình đàm phán. Ngày 12/8/1969, Lê Đức Thọ báo cáo tình hình Hội nghị Paris với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là ngày cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh tự mình xử lý việc nước trước khi lâm bệnh nặng và qua đời.

    Cuối năm 1977 đến tháng 1 năm 1979, Bộ chính trị phân công ông phụ trách Ban Công tác Đặc biệt.

    Năm 1980, Lê Đức Thọ làm Bí thư Thường trực Ban bí thư, phụ trách tổ chức. Đến tháng 10 năm 1980 kiêm Trưởng ban Chính trị Đặc biệt.

    Từ tháng 3 năm 1983, ông là Bí thư phụ trách Tư tưởng, Nội chính và Ngoại giao.

    Năm 1983, ông được cử làm Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng.

    Năm 1986, Lê Đức Thọ là Trưởng Tiểu Ban Nhân sự Đại hội VI.

    Từ tháng 12 năm 1986, ông là Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng.

    VINH DANH

    Lê Đức Thọ được trao tặng giải Nobel năm 1973 cùng với Henry Kissinger vì thương thảo thành công Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhưng ông từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam.

    Trả lời trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên hãng tin UPI (Mỹ) Sylvana Foa vào ngày 15-3-1985. Cố vấn Lê Đức Thọ nói:

    "Bây giờ tôi nói về Giải thưởng Nobel. Chúng tôi biết, Giải thưởng Nobel là một giải thưởng lớn với thế giới. Từ xưa đến nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhưng tại sao tôi không nhận? Tôi không phải có khó khăn như bà nói đâu. Chỉ một điều là ai làm cho hòa bình? Bà biết rằng đây là giải thưởng Nobel cho hòa bình.

    Mỹ tiến hành xâm lược đất nước tôi 20 năm. Người chống Mỹ và làm cho Mỹ thất bại, giành độc lập đưa hòa bình cho đất nước và cho cả khu vực này là chúng tôi. Người làm hòa bình là chúng tôi chứ không phải Mỹ.

    Trong thư gửi Ủy ban Giải Nobel, tôi đã phân tích kỹ Mỹ tiến hành chiến tranh như thế nào? Nhưng Ủy ban Giải đã đặt ngang bằng kẻ xâm lược và người bị xâm lược, giữa kẻ gây chiến tranh và người tạo (làm) hòa bình. Coi chúng tôi cũng như Mỹ. Điều đó là sai lầm và tôi không thể chấp nhận như vậy. Vì vậy tôi đã không nhận Giải thưởng Nobel!"

    Tên ông được đặt cho nhiều tuyến đường phố tại các tỉnh, thành ở Việt Nam nhưng thủ đô Hà Nội đang được xem như chủ yếu.

    "Ông là nhà ngoại giao khổng lồ. Ông khổng lồ ở chỗ đối phương đối thoại với Lê Đức Thọ là Kissinger, một học giả rất lớn của Mỹ thời đó. Lúc đó, Kissinger rất ngạo mạn, những tưởng có thể đè bẹp Lê Đức Thọ nhưng không thể được. Ví như làm thế nào để thống nhất được với Mỹ về vấn đề Mỹ phải rút quân. Mỹ muốn nếu Mỹ rút quân thì miền Bắc cũng phải rút quân khỏi miền Nam, đánh đồng như thế không thể được. Cuối cùng đồng chí Lê Đức Thọ đưa ra một công thức đó là vấn đề quân đội Việt Nam ở lãnh thổ Việt Nam do các bên Việt Nam giải quyết với nhau. Còn việc Mỹ rút quân là chuyện Mỹ phải rút. Tôi nghĩ trí tuệ của ông ở chỗ tìm một giải pháp đúng với lợi ích của mình" - nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên.

    Quê nhà ông còn có khu tưởng niệm ở đó.
     
    Dương Diệp thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng sáu 2021
  2. hòn đá nhỏ

    Bài viết:
    86
    CUỘC ĐẤU TRÍ VỚI CỐ VẤN AN NINH NHÀ TRẮNG HENRY KISSINGER

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngay từ lần đầu gặp Lê Đức Thọ, Kissinger đã có nhận xét: "Ông bao giờ cũng tỏ ra rất bình tĩnh.. Ông hoàn toàn biết ông muốn gì và phục vụ lý tưởng của ông một cách tận tụy và khéo léo. Lê Đức Thọ tiếp tôi với sự lễ phép có khoảng cách của con người mà ưu thế hiển nhiên đến mức không thể làm khác được bằng một kiểu lễ phép gần như hạ cố".

    Thế mà sau một thời gian dài đàm phán với Lê Đức Thọ và Xuân Thủy, ông ta lại nói: "Tôi không may gặp phải các ông là đối phương, chứ nếu được lựa chọn thì chúng tôi sẽ lựa chọn một đối phương dễ tính hơn". Nói vậy chứ Kissinger cũng biết Lê Đức Thọ là người biết đùa một cách tế nhị, dí dỏm. \

    Câu chuyện về cái bàn trong hội nghị Paris

    Để nói rõ hơn về cuộc đối đầu căng thẳng giữa bác Lê Đức Thọ và Kissinger thì phải nói đến hội nghị đàm phán Paris từ năm 1968 đến tháng 1/1973. Hội nghị kéo dài trong 5 năm là cuộc đấu trí căng não về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình tại Việt Nam do bốn bên tham chiến gồm: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa (chính quyền Sài Gòn) và Hoa Kì. Kết quả hội nghị có ảnh hưởng quan trọng đến công cuộc thống nhất đất nước nên có thể nói đây thực sự là "cuộc chạy việt dã" của các nhà ngoại giao lúc bấy giờ.

    Từ chuyện chọn địa điểm nơi diễn ra hội nghị cho đến ngay cả chuyện chiếc bàn để ngồi đàm phán thôi cũng trở thành chủ đề bàn cãi hàng tháng trời giữa Hà Nội và Washington, trong khi Việt Nam khẳng định đây là cuộc hội nghĩ giữa bốn bên độc lập trong đó đề cao vai trò của Mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam, yêu cầu ngồi bàn vuông 4 bên thì phía Mỹ lạị cho rằng đây là hội nghị hai phía trong đó Việt Nam dân chủ cộng hòa cùng Mặt trận giải phóng dân tộc là một phía và Washington cùng Việt Nam cộng hòa là một phía yêu cầu ngồi bàn hình chữ nhật hai bên ngồi đối diện nhau sau đó phía Mỹ còn đưa ra thêm một số ý kiến khác như:

    - Hai bàn hình cung đối diện, không tách rời nhau.

    - Hai nửa vòng tròn đối diện, tách rời nhau.

    - Hai nửa vòng tròn đối diện, ở giữa có khoảng cách, hai đầu có hai bàn chữ nhật cho thư ký ngồi.

    Sau đó phía Việt Nam dân chủ cộng hòa yêu cầu lấy kiểu bàn thứ hai của Mỹ nhưng không tách rời mà ghép lại thành một bàn tròn. Hai bên cứ tranh cãi như thế cho đến sang tháng giêng năm 1969. Cuối cùng hai bên đã đồng ý với gợi ý của đại sứ Liên Xô tại Pháp là Oborenko ngày 15/1/1969:

    - Về cách sắp xếp chỗ ngồi: Sẽ là một bàn tròn phẳng lì, có hai bàn chữ nhật kê cách bàn tròn 0, 45 mét đặt ở hai điểm đối diện nhau, dành cho thư ký.

    - Không có cờ và biển của các đoàn trên bàn đàm phán.

    - Thứ tự phát biểu sẽ được quyết định bằng cách nhờ nước chủ nhà Pháp rút thăm cầu may, phía nào thắng sẽ được phát biểu trước. Cuối cùng, để cho được việc và giải quyết cho xong vấn đề thủ tục, đoàn Việt Nam để Mỹ phát biểu trước nhưng nói rõ là không chấp nhận quan điểm "hai phía" của Washington.

    Theo cá nhân mình thấy đây tuy chỉ là câu chuyện về cái bàn đơn giản để ngồi đàm phán thôi nhưng cũng là cuộc đấu gay gắt giữa các lãnh đạo ngoại giao của ta và Mỹ, trong khi Mỹ cố gắng nhấn mạnh khái niệm đàm phán hai phía bỏ xem nhẹ Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam ta thì phía bác Lê Đức Thọ đã có hành động mạnh mẽ khẳng định vai trò của Mặt trận. Xét theo một cách sâu sắc thì vai trò của Mặt trận ở đây là vô cùng quan trọng nó khẳng định ý muốn của nhân dân miền Nam trong công cuộc giải phóng cũng là để khẳng định vai trò của quân Việt Nam dân chủ cộng hòa trong công cuộc giải phóng miền Nam Việt Nam là chính nghĩa là thuận theo ý dân chứ không phải miền Bắc xâm lược miền Nam hay nói cách khác là VNDCCH không xâm lược VNCH.
     
    Dương Diệp thích bài này.
  3. hòn đá nhỏ

    Bài viết:
    86
    Bác Lê Đức Thọ trên bàn đàm phán Paris

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Theo lời kể của ông Lưu Văn Lợi – thư kí của cố vấn Lê Đức Thọ, khi đoàn xuất phát năm 1968, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duẩn đã dặn ông Lê Đức Thọ "Anh sang bây giờ sẽ là tư lệnh trên mặt trận ngoại giao. Anh làm thế nào thì làm nhưng phải đạt được là Mỹ cút, quân ta ở lại." Qua lời dặn của ông Lê Duẩn có thể thấy rõ quan điểm của Đảng cũng như nhiệm vụ bắt buộc của ông Lê Đức Thọ trong bàn đàm phán này, đó là một nhiệm vụ khó khăn trước một cường quốc như Mỹ kẻ luôn coi mình là nước lớn hơn "trên cơ" Việt Nam mà để nó chấp nhận rút quân khỏi miền Nam là vô cùng khó đòi hỏi rất lớn về khả năng ngoại giao cũng như nắm bắt tình hình của phái đoàn bên ta.

    Ông Lợi nhớ lại những cuộc họp riêng của đồng chí Xuân Thủy, ông Lê Đức Thọ và Kissinger đều là những cuộc họp dài đến cả 13 tiếng lấn sang cả đêm, đòi hỏi cả về thể chất lần tinh thần phải vô cùng vững vàng. Ông Lê Đức Thọ sinh năm 1911 hơn Kissinger đến gần một giáp tức là lúc ấy ông cũng đã hơn 60 tuổi còn Kissinger mới ngoài 40 để thấy rõ sự chênh lệch về thể lực giữa hai người, bắt được điểm này Kissinger thường xuyên chơi bài tâm lí đó là thường "câu giờ" đến mãi tận khuya mới bàn về việc chính nhằm làm hao mòn sức lực cùng như tinh thần của ông Lê Đức Thọ, ông ta nghĩ rằng lúc đó ông Thọ đã mệt lử rồi thì sẽ dễ dàng chấp nhận mọi điều kiện mà phía Mỹ đưa ra. Thế nhưng ngặt một nỗi là càng muộn thì ông Thọ lại càng tỉnh táo, làm cho phái đoàn Mỹ bất ngờ, có những lúc ông nói cả tiếng mà không hề biểu hiện mệt mỏi khiến cho Kissinger phải thốt lên rằng: "Ông Thọ ở Paris đã mổ xẻ tôi bằng những con dao rất nhọn, với tay nghề của một nhà phẫu thuật. Có những lúc ông ấy nói hàng tiếng liền, tôi bảo tôi đã nghe nhiều lần thì ông Thọ bảo nghe nhiều lần nhưng chưa thuộc, tôi nói lại".

    Đáp trả lại những đòn của Kissinger ông Lê Đức Thọ thường xuyên đánh vào đòn tâm lí thông qua những lục đục nội bộ của Mỹ lúc bấy giờ giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa bằng cách thường xuyên trích dẫn lại lời của thượng nghị sĩ Fulbright như một đòn công kích đối với Kissinger khiến ông ta cực kì khó chịu phải thốt lên rằng: "Tôi không nói về chuyện nội bộ nước Mỹ lúc này", trong cuốn hồi kí sau này của Kissinger đã nói rằng những lần phải đối diện với Lê Đức Thọ về những lục đục nội bộ nước Mỹ là khiến ông ta đau lòng nhất. Lần khác Kissinger cố tình để lộ cuốn ghi chép trong đó có chỉ thị của Nixon nói rằng tổng thống Mỹ không hài lòng về thái độ của ông Lê Đức Thọ và yêu cầu ông phải thay đổi thái độ nếu không phía Mỹ sẽ có những động thái mạnh hơn, ông Lê Đức Thọ đã thẳng thừng đáp "Chúng ta đã đánh nhau 10 năm đã quá hiểu nhau rồi, bom đạn cũng rơi nhiều rồi nên các ông đừng đem bom đạn ra để dọa chúng tôi". Các cuộc họp riêng giữa ông Lê Đức Thọ liên tục được mở ra từ tháng 10/1972 cho đến 20/10 thì căn bản đã thống nhất với bản dự thảo hiệp định do bên phía Việt Nam đưa ra, tổng thống Nixon đã gửi công hàm cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoan nghênh những thiện chí và đề nghị kí kết hiệp định vào 31/10/1972. Nhưng đến ngày 22/10 Nixon lại gửi công hàm nêu những khó khăn với Nguyễn Đình Thiệu nên chưa thể kí kết hiệp định như thỏa thuận, đây là hành động thể hiện sự lật lọng muốn kéo dài thỏa thuận cho qua cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới của Mỹ. Đúng như vậy, sau khi Nixon tái đắc cử tổng thống ngày 7/11, thì trong cuộc họp ngày 23/11 Kissinger đã trắng trợn đòi sửa đến 60 điều trong bản thỏa thuận trước đó. Năm 1972, tổng thống Mỹ và Trung Quốc đã kí tuyên bố Thượng Hải trong đó Washington và Bắc Kinh đã bắt tay với nhau có nhiều thỏa thuận ngầm, cho là mình đã thắng thế khi lôi kéo được một "đồng minh lớn" của Việt Nam trên bàn đàm phán Kissinger đã khiêu khích ông Thọ "Ông cố vấn chắc đã nghe bạn của ông nói về những biểu hiện của chúng tôi rồi chứ" nhưng ông Thọ đập lại "Các nước anh em luôn ủng hộ chúng tôi nhưng không đánh thay chúng tôi được. Trên chiến trường chúng tôi đánh nhau với quân của các ông thì trên bàn đàm phán này chính chúng tôi cũng sẽ làm điều đó mà không cần phép màu nào cả". Câu trả lời đanh thép của ông Thọ khẳng định lập trường của Việt Nam trên bàn đàm phán sẽ không bị lung lay bởi bất kì một quốc gia nào khác, thái độ chắc nịch của ông khiến Kissinger cụt hứng im bặt.

    Đến tối ngày 18/12/1972 Mỹ đem máy bay sang dội bom tại miền bắc Việt Nam hùng hồn tuyên bố sẽ đưa Hà Nội quay về thời kì "đồ đá". Tại cuộc họp bồn bên thường lệ tại Trung tâm hội nghị Kleber lúc đó, đoàn Chính phủ cách mạng lầm thời miền Nam Việt Nam và đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa tuyên bố dừng họp để phản đối hành động tráo trở và leo thang chiến tranh của Mỹ. Trên thực tế hành vi phi chính nghĩa này của Mỹ đã gây nên sự hoang mang cho phái đoàn của ta, bà Nguyễn Thị Bình- nguyên trưởng phái đoàn đàm phán Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam chia sẻ "Thực tế cuộc tập kích bằng B52 của Mỹ làm anh chị em chúng tôi tại hai đoàn đàm phán ở Paris hết sức lo lắng, không biết chúng ta sẽ đối phó ra sao. Nhưng khi được tin chiếc B52 đầu tiên bị bắn hạ, chúng tôi vô cùng sung sướng". Một lần nữa Việt Nam tát thẳng mặt chính phủ Mỹ lúc bấy giờ bằng những chiến thắng không tưởng trên bầu trời Hà Nội, pháo đài bay B52 mà Mỹ tự hào là không thể bị bắn hạ đã liên tục rơi trên miền Bắc Việt Nam, chỉ sau 12 ngày đêm đã có 34 máy bày B52 bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội và các tỉnh, đây là một con số không tưởng đối với Mỹ và các nước, chúng ta một lần nữa làm rung chuyển cả thế giới viết thêm một trang sử vàng mang tên "Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không" - 12 ngày đêm chấn động địa cầu. Mỹ từng tuyên bố sẽ đưa Hà Nội về thời kì "đồ đá" thì dân ta đáp lại bằng cách đưa Hà Nội lên thời kì "đồ nhôm", những pháo đài bay mà Mỹ tự hào là bất khả chiến bại thì ở Việt Nam chúng chẳng khác gì "đống sắt vụn biết bay" B52 sau bị bị bắn hạ đã được dân ta đúc thành nồi, niêu, xong, chảo.. phục vụ cho đời sống, một trong số ấy được lưu giữ tại các bảo tàng cho đến tận ngày nay như một minh chứng cho chiến dịch huyền thoại này. Bởi thế sau chiến dịch này mà ông Lê Đức Thọ có thêm một món trang sức đặc biệt đó là chiếc nhẫn được gò từ xác máy bay B52 của Mỹ rơi tại Việt Nam, đây là chiếc nhẫn ông đeo trong suốt hiệp nghị mỗi lần đối mặt với Kissinger như một lời nhắc về sự tráo trở của Mỹ và khả năng quân sự của ta. Quay trở lại với hiệp nghị với tư cách người chiến thắng ông Lê Đức Thọ đề nghị cả đoàn VNDCCH không ra cửa đóng phái đoàn Mỹ như trước, chưa bao giờ người ta thấy ông Lê Đức Thọ nổi cơn thịnh nộ như vậy trên bàn đàm phán, khi hội nghị Paris được nối lại vào ngày 8/1/1973, Kissinger và phái đoàn Mỹ vừa ngồi vào bàn hội nghị thì cố vấn nói thẳng: "Các ông đã kiếm cớ thương lượng bị gián đoạn để dùng B52 đánh vào Hà Nội, đúng hôm tôi vừa trở về. Hành động của các ông lúc đó thật trắng trợn và rất thô bạo. Chính các ông không phải ai khác đã bôi nhọ danh dự nước Mỹ".

    Kissinger lúc đó rất lúng túng và phân bua: "Đó không phải là trách nhiệm của tôi. Việc ném bom B52 xuống Hà Nội không phải là lỗi của tôi". Nhưng cố vấn Lê Đức Thọ tức giận, đập tay xuống bàn và nói: "Hơn 10 năm Mỹ đã dùng bạo lực để khuất phục Việt Nam, nhưng các ông không rút ra được bài học nào từ thất bại đó. Thật là ngu xuẩn, thật là ngu xuẩn, ngu xuẩn". Ông trút hàng loạt từ ngữ như "ngu xuẩn" "tráo trở" "lật lọng".. lên Kissinger và phái đoàn Mỹ khiến ông ta không thể nói gì được cả, đó là lần mà phái đoàn Mỹ phải chịu lép vế sâu nhất từ trước đến giờ. Mãi sau ông ta mới nhỏ nhẹ đề nghị cố vấn Lê Đức Thọ hãy nói khe khẽ thôi, không các nhà báo bên ngoài nghe thấy lại đưa tin là ông đã mắng người Mỹ. Nhưng ông Lê Đức Thọ vẫn không buông tha: "Đó là tôi chỉ mới nói một phần, chứ còn các nhà báo họ còn dùng nhiều từ nặng hơn nữa kia!".

    Lần khác, ông Kissinger lại hỏi: "Bây giờ ông cố vấn đàm phán với tôi nói như mắng tôi. Thế còn sau này kết thúc đàm phán, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình rồi thì ông cố vấn mắng ai? Ngài có mắng cán bộ của mình như mắng tôi không?". Cố vấn Lê Đức Thọ điềm nhiên: "Tôi chỉ nói lên tiếng nói của nhân dân tôi thôi. Cán bộ của tôi có quay quắt lật lọng tráo trở đâu mà tôi phải mắng!".

    Trong suốt cuộc đàm phán dài bậc nhất lịch sử, ông Lê Đức Thọ đã cho thấy tài hoa bậc nhất của mình trong nghệ thuật ngoại giao cũng như xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ được giao buộc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam tạo tiền đề cho cuộc tổng tiến công thống nhất đất nước năm 1975 sau này.

    Ông Lê Đức Thọ và giải Nobel hòa bình

    Sau hiệp định Paris, cả ông Lê Đức Thọ và Kissinger đều được trao giải Nobel hòa bình vì đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tạo cơ hội cho quân Mỹ rút khỏi Việt Nam và tiền đề kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ đã thẳng thừng từ chối trở thành người Việt Nam đầu tiên và duy nhất có cơ hội sở hữu giải Nobel, ông cho rằng Việt Nam chưa thực sự có được hòa bình và không tiết lộ gì thêm, cho đến 20 năm sau ông mới xác nhận lí do chính xác trong bộ phim "From Hollywood to Hanoi" rằng ông không nhận giải thưởng trao cho cả kẻ gây chiến và người đem lại hòa bình. Phía Hoa Kì thì ngược lại Kissinger vui vẻ nhận giải còn Nixon thì nói rằng đây là giải thưởng xứng đáng cho nghệ thuật ngoại giao của người Mỹ.

    Niềm vui đó không tồn tài được lâu vì truyền thông Mỹ hiển nhiên không đồng tình với Nixon và Kissinger. Tờ NYT gọi giải thưởng Nobel năm đó là "Nobel vì Chiến Tranh'. Tờ Washingyon thì cho rằng" người Na Uy thực sự rất có khiếu hài hước ". Diễn viên hài nổi tiếng chuyên châm biếm chính trị Tom Lehrer thậm chí đã phát biểu:" Châm biếm chính trị đã trở nên lỗi thời kể từ khi Henry Kissinger được trao giải Nobel Hòa Bình'. Không chỉ dừng lại ở giới truyền thông Mỹ, sự phản đối còn thể hiện mãnh mẽ hơn khi hai thành viên Hội đồng xét duyệt giải Nobel đã lập đơn xin từ chức.

    Kissinger sau đó không tới dự buổi trao giải tại Oslo vì lo lắng sẽ trở thành mục tiêu đả kích của các nhóm biểu tình phản chiến.

    Năm 1975, khi chính quyền Sài Gòn thất thủ, ông đề nghị trao trả lại kỉ niệm chương nhưng không được Hội đồng Nobel chấp nhận.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng sáu 2021
  4. hòn đá nhỏ

    Bài viết:
    86
    Những câu chuyện nhỏ về Lê Đức Thọ và Henry Kissinger

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phê bình Kissinger vận dụng máy móc chủ nghĩa Lênin

    Trong cuộc họp riêng ngày 16/3/1970, Kissinger nói phía Mỹ muốn đi vào đàm phán thực chất. Rồi ông ta trình bày 2 vấn đề: Rút quân Mỹ và thời gian biểu của việc rút quân đó.

    Về vấn đề rút quân, ông ta nói: Chúng tôi sẵn sàng đàm phán về việc rút lui toàn bộ quân Hoa Kỳ, điều đó bao gồm rút tất cả quân và rút hết các căn cứ quân sự Hoa Kỳ mà không có điều ngoại lệ nào. Về thời gian biểu rút quân, căn cứ vào số quân Mỹ có mặt ở Việt Nam đến 15/4/1970 là 422.000 người, ông ta nói sẽ rút hết trong 16 tháng.

    Ông ta còn nhắc lại rằng, trong việc rút quân này, "thực tế đòi hỏi phải có đi có lại chừng nào đó, và chính vì thế mà chúng ta có mặt ở đây để đàm phán". Ông ta ám chỉ không chỉ rút quân miền Bắc ở miền Nam, mà còn rút cả quân không phải Nam Việt Nam ra khỏi vùng "đất thánh" ở biên giới Campuchia.

    Lê Đức Thọ nhận xét: "Chúng tôi công nhận là ông đã đi vào một phần thực chất. Theo ông trình bày thì việc rút hết quân Mỹ và quân các nước đồng minh là một nguyên tắc pháp lý. Còn việc rút quân mà các ông cho là của miền Bắc thì không phải nguyên tắc pháp lý mà là một vấn đề thực tế và kỹ thuật. Nhưng khi mà các ông trình bày vấn đề rút quân mà các ông gọi là của miền Bắc cũng phải hoàn thành trong cùng một thời gian với rút quân Mỹ, như vậy thì thực chất cũng là đòi hỏi hai bên cùng rút quân và rút hết toàn bộ. Thế mà ông nói chỉ là vấn đề kỹ thuật".

    Lê Đức Thọ nói tiếp: "Đề nghị về thời hạn rút quân là một bước lùi so với thời gian các ông nêu ra ở Klesber. Cách rút quân mà các ông trình bày còn nhỏ giọt hơn cả kế hoạch Việt Nam hóa. Có tháng chỉ có 5.000 so với mỗi tháng trước các ông rút 10.000 mà chúng tôi đã nói là quá nhỏ giọt".

    Cuộc tranh luận không đi đến ngã ngũ, Kissinger yêu cầu lần sau phía ta phát biểu trước, vì theo ông "không thể tiến hành đàm phán theo khuôn khổ các ông là những nhà giáo hỏi lại học trò xem đã hiểu đúng lập trường của các ông chưa".

    Khi chào từ biệt, Kissinger quay lại nói với Lê Đức Thọ: "Lênin nói: Một bước lùi hai bước tiến. Tôi học tập Lênin đấy".

    Lê Đức Thọ: "Chủ nghĩa Lênin phải được vận dụng linh hoạt, còn ông thì máy móc".

    Kissinger: "Thế thì một vài phiên họp nữa chúng tôi sẽ học tập Lênin tốt hơn".

    Lê Đức Thọ nói chuyện đua ngựa với Kissinger

    Hai năm rưỡi sau, trong cuộc gặp riêng ngày 8.10.1972, cố vấn Lê Đức Thọ đã mở một đột phá lớn trong đàm phán.

    Ông nói với Kissinger: "Với những vấn đề mà hôm nay ông trình bày thì chúng ta khó mà đi nhanh được, khó mà bảo đảm thời điểm chúng ta đã thỏa thuận", và nói tiếp: "Để đảm bảo nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình và để tỏ rõ thiện chí của chúng tôi, hôm nay chúng tôi đưa ra đề nghị mới cả về nội dung và cách đàm phán rất thiết thực và đơn giản như sau..".

    Rồi trong sự ngạc nhiên hết mực của Kissinger, Lê Đức Thọ đã đưa ra bản dự thảo hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Kissinger lập tức đánh giá: "Tôi nghĩ rằng các ông đã mở ra một trang sử mới trong thương lượng và có khả năng chúng ta có thể giải quyết sớm". Và ngày 20/10/1972, chính Tổng thống Nixon khẳng định "hiệp định căn bản đã hoàn thành".

    Đó là điều mà tất cả chúng ta đều biết.

    Chỉ xin kể một câu chuyện vui trước khi cuộc gặp riêng ngày 8/10 bắt đầu.

    Kissinger xin lỗi vì ông hoãn cuộc gặp lại một ngày, làm cho Xuân Thủy không đi nhà thờ được và nói vui: "Nếu linh hồn các ông không được cứu thì tôi chịu trách nhiệm".

    Xuân Thủy nói: "Hôm nay trời đẹp mà phải đến đây làm việc vì sự nghiệp hòa bình. Chúng ta cũng xin lỗi Chúa".

    Lê Đức Thọ thêm: "Chúa cũng muốn hòa bình, không muốn chiến tranh!".

    Câu chuyện chuyển sang việc đua ngựa. Kissinger kể rằng trong trường đua Auteuil của Paris, trên đường ngựa chạy có một quãng có rặng cây che lấp ngựa. Sau rặng cây đó, những người đua ngựa quyết định ai thắng ai thua.

    Lê Đức Thọ hỏi ngay: "Chúng ta chạy đua đến hòa bình hay đến chiến tranh?".

    Kissinger: "Đến hòa bình và đang ở đằng sau rặng cây".

    Lê Đức Thọ: "Chúng ta vượt rặng cây hay để rặng cây chặn lại?".

    Kissinger: "Chúng ta vượt và sẽ đi đến thỏa thuận".

    Lê Đức Thọ: "Nếu các ông vượt thì chúng tôi cũng vượt".

    Kissinger: "Cả hai bên đều vượt".

    Lê Đức Thọ: "Hai con ngựa song song".

    Kissinger: "Nhưng vượt qua đến đích rồi, các ông còn nói chúng tôi chưa cụ thể" (Kissinger có ý nói rằng trước đây ta đã từng phê phán Mỹ nói rút quân, nhưng không đưa ra thời hạn cụ thể).

    Lê Đức Thọ: "Chắc chắn như vậy!".

    Nụ cười "hớ" của ông Lê Đức Thọ làm cả thế giới "mừng hụt"

    Trên bàn đàm phán ở Hội nghị Pa-ri về chấm dứt c. Hiến t. Ranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, có giai đoạn Ɱỹ đòi ta không được đưa thêm quân miền Bắc vào miền Nam. Mỹ còn đưa ra các bằng chứng để cáo buộc ta về việc này. Có lần họp, Kissinger đưa cho Cố vấn Lê Đức Thọ khoảng 30 cái ảnh màu cỡ bằng cái khay, chụp từ vệ tinh rất rõ, trong đó chụp bộ đội của ta đang ở trong rừng không đội mũ tai bèo mà đội mũ cối, vai đeo lon, rõ cả sao trên mũ mà Mỹ cho là đang trên đường hành quân vào Nam. Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ rất nhanh, phản ứng trước tiên bằng tiếng cười to, chắc khỏe, có ý "khinh khi" sự bịa đặt của Mỹ. Rồi đồng chí nói, tình báo của các ông tồi lắm.

    Tấm ảnh Mỹ đưa ra không hề chính xác, vì khi dàn trận, quân ta không đeo lon, đeo sao như thế. Sau đó, ta họp báo cũng nêu tình tiết này nhằm cho thế giới biết âm mưu và thủ đoạn của Mỹ.

    "Lúc chúng tôi không đưa quân nữa thì các ông lại chụp ảnh này. Tôi nói với các ông chứ rừng Việt Nam chỗ nào chả giống chỗ nào. Các ông ra Bắc chụp quân mà đội mũ cối, sao vàng, đeo lon thế này là bình thường. Nhưng lúc chúng tôi đưa đ. Ại ph. Áo và cả x. E tă. Ng vào Sài Gòn thì tình báo các ông lại chẳng biết tí gì cả. Cho nên các ông thua là phải." - Kissinger ngồi im không nói được câu nào!

    Một hôm, sau buổi đàm phán, Henry Kissinger có nói với ông Lê Đức Thọ rằng: "Dù mới chỉ gặp được 45 phút nhưng ông hoàn toàn khiến chúng tôi bối rối". Cách đây 1 năm, trong bài phát biểu trong hội thảo về lịch sử liên quan đến Đông Nam Á của Mỹ tại Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Henry Kissinger còn thừa nhận Mỹ đánh giá thấp sự kiên cường của các nhà lãnh đạo miền Bắc Việt Nam thời bấy giờ; rằng người dân đất nước hình chữ "S" quá kiên cường và không hề nao núng trước kẻ địch. "Washington muốn thỏa hiệp nhưng Hà Nội nhất định giành chiến thắng", ông thừa nhận. Trong buổi hội thảo, ông Kissinger còn bày tỏ sự thất vọng và tiếc nuối vì cuộc chiến đã "chôn vùi" cả một thế hệ người Mỹ.

    Báo chí ở Pa-ri hồi ấy săm soi nhất cử nhất động của hai đoàn ta và Ɱỹ rất ghê, nhất là trong những cuộc đàm phán riêng giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kissinger. Họp trong phòng mà có phóng viên còn thuê nhà bên cạnh, dỡ cả mái ngói để trèo lên rồi chĩa máy ảnh sang. Hai ông cố vấn họp xong đi ra ngoài cửa, có bắէ tay không, có cười không, mặt lạnh hay cười.. đều bị chụp lại rồi đưa lên báo. Chính vì thế mà ông Lê Đức Thọ rất chỉn chu về từng hành vi cử chỉ hay từng biểu cảm trên gương mặt, đến cả trang phục ông cũng rất kĩ tính. Ấy thế mà có lần ông cũng bị "hớ" để rồi cả thế giớ cũng "hớ" theo, cụ thể là có lần họp căng thẳng, quyết liệt, kết quả chưa ngã ngũ mà chẳng hiểu sao báo chí lại đồng loạt đăng tin nghe chừng đàm phán có tiến triển. Thì ra họ chụp được çảnh đồng chí Lê Đức Thọ đang cười khi bắt tay với Kissinger, dẫu chưa biết ông cười vì cái gì, họp có kết quả không nhưng đã vội tung tin lên báo theo chiều hướng tích cực như thể hội nghị đã được kí đến nơi rồi làm cả thế giới được phen mừng hụt. Ở Hà Nội chính phủ ta theo dõi tình hình thấy vậy thì lật tức gọi ngay sang hỏi thăm tình hình sẽ có gì tiến triển mà ông Thọ lại cười tươi như vậy, có phải đàm phán có bước tiến tích cực hay không? Nhưng làm gì có bước tiến nào, lúc ấy đồng chí Lê Đức Thọ mới lộ ra rằng: "Tôi không cười thì khóc à, vì Kissinger bắt tay tôi chặt quá!".
     
    Dương Diệp thích bài này.
  5. hòn đá nhỏ

    Bài viết:
    86
Trả lời qua Facebook
Đang tải...