Nguyệt thực là gì? Nhật thực là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Gia Lập, 19 Tháng chín 2020.

  1. Gia Lập

    Bài viết:
    2
    Có rất nhiều bạn trẻ luôn tự hỏi nguyệt thực là gì và nguyệt thực là gì. Đa phần là các bạn sẽ nhầm lẫn giữa chúng nên hôm nay nhân tiện có event mình sẽ cho các bạn biết định nghĩa của chúng, thời gian và chu kỳ diễn ra và một số hình ảnh để tham khảo.

    Nguyệt thực là gì?

    Định nghĩa:

    Nguyệt thực là một hiện tượng xuất hiện khi mặt trăng nằm phía sau Trái Đất nơi khuất mặt trời. Hiện tượng chỉ xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng thẳng hàng với nhau trong đó Trái Đất ở giữa.

    Có ba loại nguyệt thực: Nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần và nguyệt thực nửa tối.

    Nguyệt thực toàn phần:

    Xuất hiện khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất, lúc này ánh trăng sẽ mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc cam sẫm.

    [​IMG]

    Nguyệt thực một phần:

    Xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen hoặc màu đỏ sẫm đang che khuất Mặt Trăng.

    Nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước hoặc sau nguyệt thực toàn phần.

    [​IMG]

    Nguyệt thực nửa tối:

    Xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất (Tức là Mặt Trời, Mặt Trời, Trái Đất tạo thành một góc 900). Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi.

    [​IMG]

    Chu kì: Mỗi năm có ít nhất hai lần nguyệt thực. Các bạn hãy để ý trên báo, đài hay người quen nói sẽ biết thời gian xuất hiện chứ ai rảnh đâu mà đi tính, cứ để nhà thiên văn học lo.

    Truyền Thuyết: Một số nền văn hóa có huyền thoại liên quan đến nguyệt thực. Người Ai Cập cổ đại nhìn thấy nguyệt thực như là một con lợn nuốt Mặt Trăng trong một thời gian ngắn, nền văn hóa khác xem nguyệt thực như Mặt Trăng bị nuốt chửng bởi các động vật khác, chẳng hạn như một con báo đốm Mỹ của người Maya truyền thống, hoặc một con cóc 3 chân ở Trung Quốc. Một số xã hội nghĩ rằng nó là một con quỷ nuốt Mặt Trăng, và rằng họ có thể xua đuổi nó đi bằng cách ném đá và nguyền rủa nó. Ở Việt Nam ta cũng các hành động mê tín như Cứu trăng: Gõ mỏ, ném đá để xua cái bóng mà họ cho là con thiên cẩu (chó trời) hoặc con gấu đang "ăn" Mặt Trăng.

    Nhật thực là gì?

    Định nghĩa: Nhật thực khác hẳn với nguyệt thực. Để điều này xảy ra Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cần phải thẳng hàng với nhau nhưng Mặt Trăng phải ở giữa Mặt Trời và Trái Đất.

    Có bốn loại nhật thực: Nhật thực toàn phần, nhật thực hình khuyên, nhật thực lai và nhật thực một phần.

    Do các loại nhật thực được mô tả khá rắc rối và phức tạp nên xin lỗi vì mình không thể định nghĩa nó được. Vì thế nên mình sẽ chỉ cho các bạn xem hình ảnh của từng loại!

    Nhật thực toàn phần:

    [​IMG]

    Nhật thực hình khuyên:

    [​IMG]

    Nhật thực lai:

    [​IMG]

    Nhật thực một phần:

    [​IMG]

    Chu kì: Một năm có ít nhất hai lần nhật thực và nhiều nhất năm lần nhật thực. Từ khi áp dụng lịch Gregory vào năm 1582, các năm có 5 lần nhật thực xảy ra đó là 1693, 1758, 1805, 1823, 1870, và 1935. Năm tiếp theo sẽ là 2206

    Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào?

    Nhật thực và nguyệt thực là hai hiện tượng thiên văn xảy ra khi trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên cùng một mặt phẳng và thẳng hàng với nhau. Tuy nhiên, vị trí của mặt trăng, mặt trời và trái đất sẽ có sự thay đổi thứ tự nên mới tạo ra hai hiện tượng thú vị trên. Vậy khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực?

    Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất cùng nằm trên một mặt phẳng, thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng với nhau. Lúc này, Mặt trăng sẽ nằm ở giữa Trái đất và Mặt trời. Vì nằm ở giữa nên Mặt trăng sẽ che phủ toàn bộ hoặc một phần ánh sáng của Mặt trời chiếu lên Trái đất, dẫn đến hiện tượng trời tối giữa ban ngày - còn gọi là nhật thực.

    Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất nằm trong một mặt phẳng đồng thời thẳng hàng với nhau. Tuy nhiên lúc này, vị trí của trái đất và mặt trăng được hoán đổi cho nhau. Tức là trái đất nằm ở giữa mặt trời và mặt trăng. Mặt trăng không có khả năng tự phát sáng nữa. Chúng ta có thể nhìn thấy mặt trăng là nhờ ánh sáng của mặt trời chiếu lên. Chính vì vậy nên khi trái đất nằm giữa sẽ che khuất hoàn toàn ánh sáng của mặt trời chiếu lên mặt trăng từ đó xuất hiện hiện tượng nguyệt thực: Dân gian còn gọi là hiện tượng gấu ăn mặt trăng.

    Cảm ơn mọi người đã chú ý bài viết này của mình!
     
    Mạnh Thăng, Mi AnMuối thích bài này.
    Last edited by a moderator: 12 Tháng hai 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...